Theo kinh nghiệm nhiều năm của Anova Feed về chăn nuôi cho thấy, việc chu chuyển đàn và quản lý cùng vào /cùng ra (all in/all out) trong chăn nuôi heo sẽ góp phần đáng kể giúp tăng năng suất trong chăn nuôi. Tuy nhiên, để có thể làm được việc này chúng ta cần chú ý đến nguồn gốc và lứa tuổi của heo, tránh trường hợp heo của mỗi nhóm không đồng đều với nhau. Việc xây dựng hệ thống chu chuyển đàn để quản lý nái đẻ theo nhóm 3 tuần giúp tối đa công suất chuồng trại chăn nuôi, tránh quá tải về mật độ, tăng tình trạng sức khỏe và sự đồng đều của đàn vật nuôi. Hệ thống quản lý này phổ biến ở Châu Âu và hiện tại đang được áp dụng tại các trang trại lớn.
Trên thực tế, việc xây dựng hệ thống quản lý đàn nái theo nhóm 3 tuần tại các trang trại đang ngày càng được áp dụng rộng rãi, vì nó có thể giúp giảm bớt công chăm sóc, quản lý và đặc biệt là tăng năng suất cho trại. Hệ thống này rất dễ quản lý, nó hoạt động theo chu kỳ cố định 21 tuần, trong đó 7 nhóm nái được phối mỗi 3 tuần. Những nái lên giống lại hay phối không đậu sẽ dễ dàng được đưa vào nhóm tiếp theo, các khu đẻ được nhập heo lại sau mỗi 6 tuần và thời gian nuôi con tiêu chuẩn là 28 ngày.
Sơ đồ hệ thống quản lý 7 nhóm nái đẻ đồng loạt, 3 tuần/nhóm (thời gian lên giống 5 ngày, mang thai 114 ngày, nuôi con 28 ngày)
Cơ cấu chuồng trại để quản lý 7 nhóm nái đẻ đồng loạt, 3 tuần/nhóm: cần 2 dãy chuồng đẻ, 3 chuồng cai sữa, 5 chuồng heo thịt và điều kiện quan trọng là từng nhóm nái phải phối và lên giống đồng loạt.
Làm thế nào để nái lên giống đồng loạt?
- Nái phải chung nguồn gốc.
- Cần có bác sỹ thú y tư vấn những phương pháp để giúp nái lên giống và đẻ đồng loạt.
- Chú ý việc cai sữa nái cùng lúc và cẩn thận sử dụng prostaglandin gây đẻ sớm hơn 2, 3 ngày để rút ngắn khoảng thời gian của đợt đẻ, tránh việc nái đẻ vào cuối tuần.
Do đó, việc thiết lập hệ thống quản lý nái đẻ theo nhóm 3 tuần cần được lập kế hoạch cụ thể và tổ chức công việc phù hợp. Trong vòng quay 3 tuần, mỗi tuần trong chu kỳ đều có 1 công việc đặc biệt và có thể có nhiều hay ít hoạt động hơn.
-> Tuần 1 “Phối giống”: Từ thứ 2 đến thứ 4.
-> Tuần 2 “Đẻ”: từ thứ 4 đến thứ 6.
-> Tuần 3 “Cai sữa”: cai sữa vào thứ 5.
Lưu ý, những hậu bị mới nhập về cần được cách ly khoảng 1 tháng trước khi đưa vào phối giống để đảm bảo an toàn sinh học cho đàn vật nuôi tại trại.
Vậy lợi ích của việc quản lý nái đẻ theo nhóm 3 tuần là gì?
– Tiết giảm nhân công.
– Quản lí vắc-xin và chăn nuôi cùng vào – cùng ra (all in – all out) hiệu quả.
– Nâng cao quản lý an toàn dịch bệnh.
Để có thể xây dựng và quản lý đàn nái hiệu quả, khách hàng cần được tư vấn và thực hiện chính xác những hướng dẫn để đạt được năng suất và lợi nhuận cao nhất từ đàn vật nuôi.
Kỹ thuật Anova Feed
Nguồn: Anova
- Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình biến phân bò thành khí tổng hợp
- Chẩn đoán và xử lý các bệnh do prion trong thú y
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Quản lý giống heo và chiến lược chọn lọc heo giống (Kỳ I)
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu năm 2025
- Cúm gia cầm: Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các trang trại gia cầm
Tin mới nhất
T6,25/04/2025
- De Heus và hơn 100 nhà cung cấp chung tay “Nuôi dưỡng thế hệ tương lai”
- Trang trại bò mẫu của nông dân trẻ
- Cần truy xuất nguồn gốc trong chăn nuôi đối với các loài ngoại lai, quý hiếm
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 22/04/2025
- Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục
- Tăng cường năng suất bền vững trong dinh dưỡng vật nuôi với LIPIDFLOW
- ALLIX – Phần mềm thiết lập và tối ưu hóa công thức thức ăn hiện đại hàng đầu toàn cầu
- Luật sửa nhưng vẫn rườm rà: Hiệp hội kiến nghị mạnh mẽ cắt giảm thủ tục không cần thiết
- Gần 1.000 nhà máy thịt của Mỹ sắp mất quyền xuất khẩu sang Trung Quốc
- Hội KHKT Thú y Việt Nam: Định hướng phát triển bền vững cho ngành Thú y Việt Nam
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất