Thức ăn là thành tố quan trọng, chiếm tới 65-70% giá thành sản xuất sản phẩm chăn nuôi, tuy nhiên, hiện nay, nước ta đang phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Trong khi đó, Việt Nam lại có nhiều tiềm năng để phát triển vùng nguyên liệu và có số lượng lớn nguồn phụ phẩm nông nghiệp. Đây là một trong những bất cập của ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp hiện nay.
Chiều 21/10, Báo Nông thôn Ngày nay phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Giải pháp phát triển nguyên liệu, tận dụng phụ phẩm sản xuất thức ăn chăn nuôi, giảm phụ thuộc nhập khẩu”.
Quang cảnh Tọa đàm (Ảnh: BT)
Thông tin tại Tọa đàm cho biết, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở Việt Nam đã tăng trưởng ngoạn mục, đạt bình quân 13-15%/năm. Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Tuy nhiên, ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp nước ta vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, năm 2020 Việt Nam chi tới 6 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Trong khi đó, Việt Nam lại có tiềm năng rất lớn để phát triển vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước.
Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT cho biết, thức ăn chăn nuôi là thành tố chiếm tới 65-70% giá thành sản xuất nên sản xuất thức ăn chăn nuôi ảnh hưởng lớn đến giá bán các sản phẩm như thịt, trứng, sữa,…
Mỗi một năm, chúng ta cần 32-33 triệu tấn thức ăn chăn nuôi các loại, trong đó có hơn 7 triệu tấn do bà con nông dân tự sử dụng nguyên liệu phối trộn theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp; còn lại sản lượng 26 triệu tấn (bao gồm cả thức ăn chăn nuôi và thủy sản) là do các doanh nghiệp sản xuất. Con số này phần nào phản ánh sự tiến bộ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, cho thấy mức độ công nghiệp hóa của ngành này đang rất mạnh.
Ngoài đầu tư về công nghệ, các doanh nghiệp còn đầu tư mở rộng quy mô nhà máy, xưởng sản xuất. Tiêu biểu là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, đang xây dựng những nhà máy sản xuất hiện tại ở Tây Bắc, Tây Nguyên, kết hợp với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư dây chuyền, thiết bị hiện đại.
Tuy nhiên, bất cập lớn nhất là ngành thức ăn chăn nuôi còn phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu, chúng ta chủ yếu nhập cám ngô, đậu tương, khô dầu… Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta có sản lượng lúa lớn mà không sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi lại phải đi nhập khẩu? Thế nhưng, đây là bài toán kinh tế của các doanh nghiệp, khi 1kg ngô chỉ khoảng 7.000-8.000/kg còn 1kg gạo cũng đã 12.000-13.000/kg.
Chia sẻ về vấn đề thức ăn chăn nuôi, ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho rằng, ngành thức ăn chăn nuôi có sự tăng trưởng mạnh và mang lại rất nhiều lợi nhuận. Chính vì vậy, có rất nhiều doanh nghiệp lớn đổ xô vào ngành thức ăn chăn nuôi vì đây là thị trường một thị trường hấp dẫn. Đồng thời, theo ông Sơn, từ nay đến cuối năm giá thức ăn chăn nuôi khó có thể hạ, thậm chí còn tăng cao vì giá nguyên liệu thức ăn trên thế giới chưa hạ nhiệt.
Do vậy, để chủ động một phần nguồn thức ăn chăn nuôi, ông Sơn cho rằng, có thể chuyển một số giống lúa chất lượng cao sang 1 số giống lúa chất lượng vừa phải nhưng có sản lượng cao để làm thức ăn chăn nuôi, đưa ngô sinh khối, cám gạo làm nguyên liệu thức ăn. Thứ nữa, chúng ta phải tăng diện tích trồng đỗ tương để chế biến thức ăn chăn nuôi.
Về việc chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ cho thức ăn chăn nuôi, bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, thực tế trong thời gian qua, tại nhiều địa phương, việc trồng ngô sinh khối đã được quan tâm rất nhiều. Trong đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức rất nhiều dự án về trồng ngô sinh khối, đưa ra gói kỹ thuật về canh tác, thu hái, bảo quản, chế biến để đạt kết quả tốt nhất.
Hiện nay, tổng đàn bò thịt có khoảng 6,3 triệu con, bò sữa 331.000 con. Trong khi đó thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước chỉ đạt 450 nghìn tấn (30%) so với nhu cầu thức ăn đại gia súc hiện nay. Vì vậy, việc trồng cây ngô, cỏ chất lượng cao để làm thức ăn chăn nuôi cho trâu, bò là rất quan trọng.
Theo ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng phòng Cây Lương thực, Cục Trồng trọt, đối với sản xuất ngô ở Việt Nam, hiện tổng diện tích dao động từ 900-1.100 nghìn ha. Trong thời gian qua, diện tích trồng ngô giảm đáng kể. Nguyên nhân của việc giảm này do giá thành sản xuất cao, chi phí lớn, năng suất chưa cao nên lợi nhuận trong sản xuất ngô hạn chế, diện tích ngô trồng giảm mạnh. Diện tích tập trung chủ yếu ở trung du miền núi phía Bắc khoảng 430 nghìn ha, riêng đồng bằng sông Cửu Long chỉ khoảng 30 nghìn ha.
Vì vậy để tăng diện tích trồng ngô, theo ông Nguyễn Văn Vương, đối với diện tích lúa kém hiệu quả, Bộ NN&PTNT đã có định hướng chuyển đổi sang cây trồng khác, trong đó có cây ngô. Đồng thời, chuyển đổi nội bộ các giống ngô trên diện tích đã được sử dụng. Cụ thể, ngô lấy hạt sẽ chuyển sang trồng ngô sinh khối. Bởi, ngô sinh khối phát triển luôn gắn với các doanh nghiệp nên việc bao tiêu sản phẩm được diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn…/.
BT
Nguồn: Đảng Cộng Sản VN
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất