Ngày 26/3, tại Bình Dương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với lãnh đạo các ban ngành địa phương tổ chức “Hội nghị thúc đấy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật”.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, năm 2021, tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân đạt khoảng 5-6%, sản lượng thịt các loại khoảng 6,2 triệu tấn; trong đó, thịt lợn đạt khoảng 3,82 triệu tấn (tăng 6,1%), thịt gia cầm đạt khoảng 1,7 triệu tấn (tăng 5,8%), thịt gia súc ăn cỏ đạt khoảng 0,68 triệu tấn (tăng 6%), trứng khoảng 16 tỷ quả (tăng 7,5%), sữa 1,2 triệu tấn (tăng 11,5%).
Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nên những năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Huyền Trang. TTXVN
Nhiều địa phương thực hiện chuyển đổi nhanh cơ cấu từ chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi gia trại, trang trại công nghiệp; từng bước gắn với giết mổ, chế biến tập trung công nghệ, nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, sự hình thành, đầu tư của các doanh nghiệp lớn như Công ty CP Việt Nam, Công ty Japfa Comfeed, Công ty Dabaco, Công ty GreenFeed… đã góp phần tạo nền tảng phát triển bền vững cho chăn nuôi Việt Nam trong tương lai; tạo điều kiện cho chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh trong những năm qua.
Nhờ đó, bảo đảm cung cấp nguồn thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và mỗi năm xuất khẩu đạt gần 1 tỷ USD.
Hội nghị nhằm báo cáo, đánh giá những kết quả kết quả đạt được, chỉ ra khó khăn, vướng mắc trong thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật thời gian qua; bàn giải pháp cụ thể để tổ chức triển khai hiệu quả xúc tiến thương mại xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật thời gian tới.
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu. Ảnh: Huyền Trang, TTXVN
Đây cũng là diễn đàn cho các doanh nghiệp tiềm năng xây dựng chuỗi sản xuất sản phẩm gia súc, gia cầm xuất khẩu; đề xuất, kiến nghị để các địa phương, xem xét, tiếp thu.
Tại hội nghị, hầu hết các địa phương như Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Bình Thuận, Nam Định, Thái Nguyên… đều chú trọng vào một số vấn đề như : phối hợp với Tổng cục thống kê trong xây dựng dữ liệu về tổng đàn vật nuôi sát thực tế để có độ chính xác cao làm cơ sở tính toán sản lượng thịt trung bình tiêu thụ trong nước.
Cùng đó là việc quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm chăn nuôi có thế mạnh để mở rộng thị trường xuất khẩu; đề nghị sửa đổi bổ sung Luật Thú y cho phép giết mổ động vật tại các cơ sở nhỏ lẻ; đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ có quy mô…
Tại hội nghị, ông Phạm Văn Bông – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương cho biết, hiện nay, tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh Bình Dương khoảng 912 nghìn con; trong đó chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 60%. Tổng đàn gia cầm khoảng 13,9 triệu con; trong đó chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 70%…
Trong 2 tháng đầu của năm 2022, ngành chăn nuôi tỉnh Bình Dương đã cung ứng ra thị trường trên 500 nghìn con heo thịt và trên 3,9 triệu con gà thịt, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại địa phương, cung ứng một phần cho thị trường tiêu thụ khu vực Đông nam bộ và có khả năng hướng tới mục tiêu xuất khẩu.
Tuy nhiên, quá trình phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao của tỉnh vẫn chưa gắn với công nghiệp chế biến toàn diện, chưa hình thành được chuỗi dự án chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến. Cụ thể do vướng rào cản về đất đai.
Giá đất hiện tại ở địa phương tương đối cao nên hầu hết các công ty gặp khó khăn trong việc tiếp cận tìm quỹ đất nông nghiệp có diện tích lớn, ở vị trí thuận lợi và phù hợp để xây dựng nhà máy giết mổ, chế biến quy mô lớn với công nghệ tiên tiến, bảo vệ môi trường.
Mặc dù chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao đã sản xuất ra khối lượng sản phẩm tương đối lớn so với các địa phương khác nhưng thị trường tiêu thụ hiện chỉ phục vụ trong nước, xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế về giao thông, địa lý.
Tỉnh Bình Dương đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét bổ sung 2 dự án của địa phương vào danh mục dự án kêu gọi FDI trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, giai đoạn 2021-2025; tiếp tục thực hiện và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu; cung cấp thông tin phân tích và dự báo, định hướng thị trường xuất khẩu cụ thể đối với từng mặt hàng động vật, sản phẩm động vật.
Tỉnh cũng đề xuất cơ quan chức năng sớm xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia trên cơ sở cập nhật, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế; sớm phê duyệt dự án “Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới” để làm cơ sở pháp lý cho các địa phương thực hiện mục tiêu sản xuất, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật.
Tỉnh Bình Phước nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có cửa khẩu thông thương với Campuchia, có rất nhiều cơ hội đề phát triển thương mại, du lịch và xuất khẩu…
Ông Trần Văn Phương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước cho biết, trong những năm qua, ngành chăn nuôi tại địa phương này liên tục phát triển và tăng trưởng tốt, đặc biệt là chăn nuôi lợn, gà theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cáo và theo hướng chuỗi liên kết.
Hiện nay các doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư khoảng trên 100 dự án chăn nuôi với quy mô trên l,3 triệu con lợn, 18 triệu gia cầm, 100% theo công nghệ hiện đại.
Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh một số công ty còn chưa có chiến lược phát triển hướng tới xuất khẩu, các trang trại chăn nuôi chưa được tổ chức sản xuất bài bản, khoa học, thiếu đồng nhất, ổn định. Cùng đó, chuyên môn nghiệp vụ về xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật của cán bộ quản lý, chuyên viên còn hạn chế, chưa có các lớp tập huấn chuyên đề về vấn đề xuất khâu động vật và sản phẩm động vật…
Do đó, Bình Phước đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ và thẩm định xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh cho các địa phương; tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh và nghiệp vụ quản lý, thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật; đề nghị Cục Chăn nuôi sớm xây dựng và triển khai phần mềm, ứng dụng công nghệ số trong quản lý chăn nuôi từ cơ sở đến cấp tỉnh, Trung ương tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa các địa phương; hướng dẫn cụ thể cấp mã số cơ sở chăn nuôi…
Còn đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn CPV FOOD cho biết, từ năm 2021, chuỗi sản xuất thịt gà an toàn của Công ty bắt đầu có những sản phẩm thịt gà chế biến xuất khẩu vào thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) và Lào. Theo kế hoạch, năm 2022 công ty sẽ xuất khẩu thêm sang Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Philippines, Sri Lanka, Mông Cô, Trung Đông.
Bởi vậy doanh nghiệp mong Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông có thể mở rộng vùng quy hoạch chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn Thú y thể giới (OIE) và đề xuất OIE công nhận theo yêu cầu các nước nhập khẩu cũng như thành lập hiệp hội xuất khẩu trứng, thịt gia cầm hoặc Hiệp hội xuất khẩu động vật và sản phẩm thịt động vật./.
Huyền Trang
TTXVN
- dự án chăn nuôi li> ul>
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất