Giải pháp nâng cao chất lượng giống lợn tại Việt Nam - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Giải pháp nâng cao chất lượng giống lợn tại Việt Nam

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Mặc dù thời gian gần đây, năng suất và hiệu quả của ngành chăn nuôi lợn đã được cải thiện đáng kể, song vẫn còn thấp hơn so thế giới và ngay cả trong khu vực. Bất cập trong sản xuất lợn giống là một trong những nguyên nhân cần được khắc phục. Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn đọc về các giải pháp nâng cao chất lượng giống lợn tại Việt Nam.

     

    Giải pháp nâng cao chất lượng giống lợn tại Việt Nam

     

    Những bất cập trong sản xuất lợn giống

     

    Chất lượng lợn giống chưa tốt

     

    Cả nước có khoảng 195 cơ sở giống lợn cấp giống cụ kị (GGP) và ông bà (GP), với tổng đàn nái khoảng 73,5 ngàn con, trong đó: 10 cơ sở với 4,4 ngàn nái GGP và GP được quản lý trực tiếp của Bộ NN và PTNT cho thấy tỷ lệ đàn giống được quản lý quá thấp. Chất lượng đàn lợn giống GGP và GP nhập ngọai trong các cơ sở giống nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu về giống: năng suất sinh sản thấp (chỉ đạt 18-20 con cai sữa/nái/năm); sinh trưởng thấp (giai đoạn 25-100 kg chỉ đạt 600-750 g/ngày).

     

    Đàn lợn giống của các cơ sở giống thuộc Công ty CP và vốn nước ngoài có quy mô lớn như Công ty CP Việt Nam là 25,6 ngàn nái GGP và GP; Công ty Darby-JC có 5,0 ngàn nái GP và một số Công ty khác như San Miguel, JAPFA có khoảng 1,0-2,0 ngàn nái GP. Chất lượng đàn lợn giống của các cơ sở này không đồng đều và không được quản lý chặt chẽ.

     

    Sở dĩ, chất lượng giống lợn tại nước ta chưa tốt là do nhiều nguyên nhân, song nổi cộm nhất là:

     

    Kiến thức của người làm giống lợn còn non kém

     

    Người chỉ đạo và thực hiện công tác giống lợn của nhiều cơ sở giống tại nước ta còn yếu kém, yếu về kiến thức di truyền học dẫn đến hiểu biết về công tác tạo chọn và nhân giống chưa chuẩn. Thực tiễn, khó có thể tìm thấy cán bộ kỹ thuật vững về di truyền giống trong các cơ sở giống lợn. Nhiều cơ sở giống giao trách nhiệm cho người làm giống không có kiến thức về di truyền giống: chưa được đào tạo về những kiến thức cơ bản của di truyền học dẫn đến không áp dụng được di truyền học vào công tác giống. Đây là hạn chế lớn nhất làm cho giống lợn của nước ta không tiến triển tốt. Chưa hết, hiểu và vận hành toán tin học vào chọn lọc và nhân thuần giống lợn quá yếu của một số người trong các cơ sở giống. Thậm chí, một số người vì lợi nhuận nên cố tình chọn giống lợn “một cách thiếu đạo đức và trách nhiệm”. Chính vì vậy, công tác chọn giống mà cơ sở dữ liệu giống bằng các công nghệ thông tin tiên tiến còn rất yếu kém dẫn đến công tác giống lợn không đáp ứng yêu cầu.

     

    Trang thiết bị phục vụ cho chọn giống còn thô sơ, lạc hậu và thiếu đồng bộ

     

    Trang thiết bị phục vụ cho chọn giống còn thô sơ, thiếu đồng bộ và đang còn lạc hậu, chưa tiến kịp các nước chăn nuôi tiên tiến. Ngay cả tại các cơ sở giống Quốc gia đã được trang bị một số trạm kiểm tra năng suất cá thể tự động, song do thiếu đội ngũ kỹ thuật và quản lý bảo dưỡng thiết bị chuyên nghiệp chưa tốt, nên hiệu quả sử dụng thấp, không phát huy hết tác dụng của máy móc. Các cơ sở giống địa phương, hầu như không được trang bị bất kỳ máy móc thiết bị chọn giống nào ngoài một vài máy siêu âm mỡ lưng cầm tay.

     

    Kỹ thuật chọn lọc và nhân giống còn bất cập

     

    Công nghệ chọn lọc và nhân giống tiên tiến của thế giới tuy đã được áp dụng, song còn hạn chế, kể cả những trại giống GGP. Phương pháp đánh giá di truyền tiên tiến dựa trên giá trị giống bằng BLUP hay GEN-BLUP mới chỉ được áp dụng ở một vài cơ sở giống GGP và GP. Thực tế, phương pháp chọn lọc hiện tại vẫn chủ yếu dựa vào giá trị kiểu hình là phổ biến ở hầu hết các cơ sở giống lợn trên toàn quốc nên hiệu quả chọn lọc không cao, tiến bộ di truyền trong toàn bộ hệ thống giống lợn rất thấp.

     

    Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đánh giá chọn lọc và quản lý đàn giống còn nghèo nàn và thiếu đồng bộ ở hầu hết các cơ sở giống, kể cả các trại giống Quốc gia. Hệ thống biểu mẫu, sổ sách theo dõi và thu thập dữ liệu chưa thống nhất giữa các trại, phương pháp thu thập và quản lý còn rất thủ công (ghi chép trên giấy) hoặc đơn giản (trên máy tính). Do vậy, các thông tin năng suất thu thập được trên đàn lợn giống rất khác nhau giữa các trại giống dẫn đến rất khó có thể so sánh chất lượng giống giữa các trang trại để áp dụng chương trình chọn giống liên kết (LINK) giữa cá trại. Hệ thống quản lý dữ liệu hệ phả ở một số cơ sở giống không có hoặc rất yếu kém, tùy tiện theo từng trại và chưa áp dụng hệ thống mã số, nên khó có thể truy xuất nguồn gốc con giống.

     

    Hệ thống chuồng trại chưa thích hợp

     

    Chuồng trại của nhiều cơ sở chăn nuôi chưa hợp lý nên khi bố trí hệ thống trang thiết bị hiện đại nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu trong điều kiện khí hậu nhiệt đới vẫn chưa được phát huy tác dụng. Kiểu chuồng kín với hệ thống thông thoáng nhân tạo cho phép khống chế được các điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi hay hệ thống phân phối thức ăn tự động ít được tìm thấy trong các cơ sở chăn nuôi ở ta. Thay vào đó là hệ thống chuồng hở vẫn đang phổ biến và luôn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những điều kiện thời tiết luôn thay đổi theo mùa, thậm chí thay đổi giữa ngày và đêm, đặc biệt trong mùa hè nóng ẩm dẫn đến lượng thức ăn ăn vào của lợn quá thấp. Ví dụ, lợn nái nuôi tại các cơ sở giống nước ta trung bình ăn mỗi ngày 4-5 kg khi nuôi trong chuồng hở và 6,5 kg/ngày khi nuôi trong chuồng kín. Số liệu này cho thấy lượng thức ăn ăn vào thấp hơn rất nhiều so với ở Đan Mạch (9-10 kg/ ngày, có con đạt tới 12 kg/ ngày), dẫn đến khối lượng sơ sinh và tỷ lệ loại thải và sống đến cai sữa cũng như khối lượng cai sữa rất thấp. Do vậy, năng suất lợn nái và thịt ở nước ta đều rất thấp. Ngoài ra, hệ thống máng ăn thủ công gây tốn kém nhiều nhân lực, rơi vãi nhiều đã làm tăng chi phí, giá thành sản xuất.

     

    Vùng sinh thái

    Tình hình sản xuất tinh

    Kết quả về tỷ lệ TTNT của đàn lợn nái năm 2013

    Thống kê đàn lợn đực giống nhảy trực tiếp trên địa bàn

    Số lợn đực giống sản xuất tinh (con)

    Số liều tinh sản xuất/năm (liều)

    Tổng đàn lợn nái

    (con)

    Số lợn nái quy đổi được TTNT/năm

    Số lợn đực giống phối trực tiếp (con)

    Trong đó: số lợn được kiểm tra NSCT (con)

    ĐB sông Hồng

    1.089

    2.458.810

    1.043.959

    574.692

    9.809

    1.236

    TD & MNPB

    1.171

    889.621

    929.888

    267.731

    36.194

    2.696

    BTB&DHMT

    740

    1.483.386

    806.710

    410.303

    11.812

    273

    Tây Nguyên

    1.105

    332.355

    563.309

    167.427

    2.227

    162

    Đông Nam Bộ

    3.655

    3.765.549

    175.902

    164.597

    485

    96

    ĐB SCL

    2.045

    1.918.579

    336.537

    255.083

    2.972

    124

    Tổng

    9.805

    10.848.300

    3.856.305

    1.839.834

    63.499

    4.857

     

    Giải pháp nâng cao chất lượng giống lợn tại Việt Nam

     

    Để nâng cao chất lượng giống lợn tại Việt Nam, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp. Giải pháp đầu tiên là phải đánh giá, quản lý tốt đàn đực giống và nâng cao tỷ lệ thụ tinh nhân tạo (TTNT). Trước mắt, việc đánh giá đúng chất lượng đàn lợn đực giống để từ đó quản lý được chúng và nâng cao tỷ lệ TTNT là giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả hữu hiệu nhất. Theo Cục Chăn nuôi, năm 2014 có 9.805 lợn đực giống được sử dụng phối giống bằng TTNT, chiếm 13%, sản xuất được 10.848.300 liều tinh/năm. Như vậy, tỷ lệ lợn thương phẩm sinh ra từ TTNT quá thấp. Trong lúc đó, 63.499 lợn đực giống đang được sử dụng phối giống trực tiếp trong các nông hộ thì chỉ có 4.587 con được kiểm tra năng suất cá thể chứng tỏ chất lượng đực giống không được bảo đảm dẫn đến năng suất đàn lợn thương phẩm nước ta quá thấp. Vì vậy, việc TTNT cho đàn nái cần được đẩy mạnh. Hiện nay, số lượng lợn nái được TTNT quá thấp: theo quy đổi thì số lượng lợn nái được TTNT trong năm chỉ có 1.839.834 con so với tổng đàn nái. Vì vậy, đàn lợn sinh ra từ TTNT chiếm tỷ lệ rất thấp dẫn đến năng suất của chúng không thể đạt cao.

     

    Vì vậy, đánh giá đực giống để từ đó quản lý và sử dụng phối giống bằng TTNT là giải pháp cấp bách nhất để nâng cao năng suất của ngành chăn nuôi lợn nước ta. Bộ NN&PTNT cần có những chế tài đối với đàn lợn đực giống sau khi đã được đánh giá, phải quản lý chặt chẽ và nâng tỷ lệ phối giống bằng TTNT thì năng suất ngành chăn nuôi lợn mới được tăng lên và ngành chăn nuôi lợn mới thực sự có hiệu quả.

     

    PGS.TS. Nguyễn Văn Đức

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.