Dịch tiêu chảy cấp ở heo (Porcine Epidemic Diarrhea) viết tắt là P.E.D là một bệnh do virus gây ra và gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi do tỷ lệ chết cao ở heo con theo mẹ và bệnh lây lan nhanh trong toàn đàn.
Cơ chế gây bệnh:
Virus có trong phân, trên nền chuồng, trên da, lông heo mẹ. Virus lây nhiễm vào cơ thể heo qua đường miệng, sau đó nhân lên ở biểu mộ ruột non, phá hủy hệ thống nhung mao ruột, làm giảm hoạt động của enzyme ở bề mặt biểu mô ruột, từ đó làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng và nước nên heo bị thiếu năng lượng, bị tiêu chảy và mất nước trầm trọng, đưa đến chết heo nhanh chóng.
+ Để phân biệt với tiêu chảy do vi khuẩn, thường bệnh xảy ra không ồ ạt, thời gian xuất hiện bệnh chậm, chỉ xảy ra trên một số ít heo trong bầy, hoặc chỉ một vài bầy trong toàn đàn bị tiêu chảy và có thể điều trị khỏi bệnh bằng kháng sinh.
+ Trong khi đó, dịch tiêu chảy cấp do virus gây ra, tình trạng tiêu chảy nặng xuất hiện rất nhanh, chỉ 2-3 ngày đã lây cho toàn đàn, mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh kể cả heo nái. Biểu hiện đặc trưng là heo bị ói, tiêu chảy rất lỏng, màu hơi vàng, mùi hôi, có lẫn sữa không tiêu hóa. Heo nằm chồng đống lên nhau vì bị lạnh do thiếu năng lượng. Đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất là heo con sơ sinh với tỷ lệ chết cao.
Biện pháp can thiệp:
Đầu tiên là phải nhanh chóng cấp bù nước và chất điện giải cho heo, kế đó là dùng thuốc cầm tiêu chảy cho heo con để giảm thiểu thiệt hại.
– Cách cấp bù nước hiệu quả nhất là truyền dịch: Tốt nhất là tiêm vào xoang bụng cho heo con hai loại dịch truyền: buổi sáng tiêm Lactate Ringer, chiều tiêm BIO-GLUCOSE 5%. Liều lượng từ 10-20ml/con/lần để chống mất nước và bổ sung năng lượng cho heo.
– Với heo con theo mẹ cho uống thuốc cầm tiêu chảy như BIO-ENROFLOXACIN 0.5%, BIO-ANTISCOURS hoặc BIO-NEW DIARRHEA STOP hoặc sử dụng một trong các loại kháng sinh tiêm như BIO-COLISTIN INJ, BIO-D.O.C hoặc BIO-FLORSONE, để chống phụ nhiễm do E.coli hoặc Salmonella.
– Sát trùng chuồng trại với thuốc BIO-GUARD hai ngày một lần khi đang có dịch bệnh xảy ra để ngăn chặn sự lây lan. Đây là loại thuốc sát trùng thế hệ mới, rất an toàn và hiệu quả, thời gian tác động của thuốc nhanh và kéo dài, diệt được tất cả các mầm bệnh gồm vi trùng, virus, nấm, bào tử do được phối hợp với 3 thành phần gồm Formaldehyde, Glutaraldehyde và Benzalkonium chloride.
– Ngoài ra phải giữ ấm chuồng và tăng nhiệt độ chuồng heo con lên khoảng 2-3ºC.
– Sau khi heo khỏi bệnh nên bổ sung BIO BACIMAX hoặc BIOZYME hoặc BIO-ZYME PLUS vào thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, đồng thời giúp cân bằng vi khuẩn có lợi cho đường ruột để ngừa tái phát tiêu chảy.Cấp thêm thuốc BIO-METASAL để heo mau hồi phục sức khỏe.
– Phòng bệnh:
– Do mầm bệnh có sẵn trên nền chuồng, trong phân…vì vậy phải sát trùng chuồng trại kỹ lưỡng và áp dụng đầy đủ các biện pháp an toàn sinh học.
– Cấp kháng thể cho heo sơ sinh cũng là cách để tăng cường khả năng phòng bệnh.
– Có thể gây nhiễm nhân tạo cho đàn heo nái (còn gọi là vaccine chuồng) bằng cách lấy ruột non của heo con một tuần tuổi bị bệnh tiêu chảy cấp, cắt nhỏ, xay mịn rồi trộn với 200ml nước muối sinh lý để ở ngăn mát tủ lạnh (2-8⁰C).
– Tiếp theo dùng 1g BIO-AMOX+TYLOSIN pha đều trong 200ml nước muối sinh lý rồi trộn chung với dung dịch ruột non của heo bệnh đã chuẩn bị ở trên. Cho heo nái hậu bị, nái cai sữa, nái mang thai tới 14 tuần ăn. Trộn vào thức ăn của heo với liều 10ml/con. Chỉ cho ăn một lần. Hoặc cũng có thể lấy phân heo con bị bệnh, hòa tan trong nước rồi trộn vào thức ăn cho heo nái ăn. Từ đó cơ thể heo nái tạo ra kháng thể để chống lại bệnh. Sau này khi heo nái sinh, sẽ truyền kháng thể cho heo con qua sữa đầu nên đàn heo con của các lứa sau sẽ không bị bệnh dịch tiêu chảy cấp.
Cố PGS.TS.LÊ VĂN THỌ
Cố vấn Kỹ thuật
Công ty Liên doanh BIO-PHARMACHEMIE
- tiêu chảy trên heo li>
- dịch tiêu chảy cấp li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất