Thời gian qua, giá trâu liên tục giảm sâu và khó tiêu thụ khiến nhiều người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình như ngồi trên đống lửa. Không ít hộ chăn nuôi trâu đứng trước nguy cơ thua lỗ nếu giá thu mua của con vật được coi là “đầu cơ nghiệp” này vẫn “chạm đáy” như hiện nay.
Việc tiêu thụ trâu gặp khó nhưng giá trâu giống ở mức thấp nên không ít hộ dân mạnh dạn vào đàn, với hy vọng đến kỳ xuất bán giá trâu tăng trở lại. Ảnh chụp tại xóm Gia Phú, xã Gia Mô (Tân Lạc).
Trước đây, chăn nuôi trâu chủ yếu để lấy sức kéo và phân bón. Nhưng nhiều năm trở lại, với việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, con trâu đã được “giải phóng” sức lao động. Thay vào đó, trâu trở thành một trong những vật nuôi đem lại thu nhập cao, giúp người dân ở các vùng nông thôn trong tỉnh thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Trong khoảng 4 – 5 năm trở lại đây, giá trị của con trâu ngày một tăng cao, có những con trâu sau 1 – 2 năm vỗ béo đem lại thu nhập vài chục triệu đồng cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên từ cuối năm 2021 đến nay, giá trâu hơi liên tục giảm mạnh, từ mức 90 – 100 nghìn đồng/kg chỉ còn từ 60 – 70 nghìn đồng/kg. Với mức giá như vậy, người chăn nuôi đã chịu thua lỗ, khó chồng khó khi hiện nay, việc tiêu thụ trâu gặp nhiều khó khăn.
Ông Bùi Văn Ước, xã Gia Mô (Tân Lạc) đã có thời gian dài đi buôn trâu, bò. Trước đây, mỗi ngày, ông Ước cùng những “cộng sự” bắt về từ vài con đến cả chục con trâu. Khi gom đủ hàng, trâu được giao lại cho các thương lái nơi khác. Theo ông Ước, số trâu đó thường được xuất bán qua Trung Quốc, bình quân mỗi con trâu cho lãi từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng. Công việc buôn trâu đem lại nguồn thu nhập khá ổn định nên ông Ước đi gom hàng khắp nơi trong tỉnh và một số huyện lân cận thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Sơn La, Phú Thọ. “Từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, việc tiêu thụ trâu gặp nhiều khó khăn nên có bắt trâu về cũng không bán được. Nhiều người trước đây chúng tôi đã mua trâu của họ gọi điện thoại mời đến mua nhưng đành chịu. Hiện, chỉ những anh em mua trâu về để mổ bán thịt nhưng cũng rất ít” – ông Ước cho biết.
Hai năm trước, gia đình ông Bùi Văn Cực, xóm Khi, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) mua con trâu giống về nuôi với giá 18 triệu đồng. Sau hơn 2 năm, con trâu đã lớn và đến thời điểm xuất bán. “Nếu trước đây giá bán khoảng 40 triệu đồng, hiện chỉ được hơn 20 triệu đồng. Nhưng lâu không có thương lái hỏi mua, nhiều hộ trong xóm muốn bán nhưng cũng chưa bán được. Bây giờ mỗi ngày phải đi chặt cỏ, nuôi vất vả mà khó bán, giá rẻ như hiện nay thì không có lãi” – anh Cực chia sẻ. Đó cũng là thực trạng chung nhiều hộ chăn nuôi trâu trong tỉnh đang gặp phải.
Giá trâu thịt sụt giảm mạnh, lại khó tiêu thụ nên từ đầu năm đến nay, giá trâu giống cũng giảm mạnh. Với nhận định có thể giá trâu sớm tăng trở lại nên có những hộ mạnh dạn đầu tư mua trâu giống về nuôi, vì chi phí con giống thấp hơn nhiều so với trước. Gia đình anh Bùi Văn Bính, xóm Gia Phú, xã Gia Mô trước đây chỉ nuôi 1 con trâu đực vỗ béo, sau khoảng 1,5 năm xuất bán. Vừa rồi, anh quyết định trồng thêm cỏ voi và mua thêm 2 con trâu giống nữa. “Trước đây có giá khoảng 17 – 18 triệu đồng nhưng vừa rồi, gia đình mua chưa đến 13 triệu đồng/con. Hy vọng đến khi xuất bán giá trâu sẽ tăng trở lại” – anh Bính bày tỏ.
Theo Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh, hiện nay, tổng đàn trâu trên địa bàn tỉnh có trên 110 nghìn con. Những biến động của thị trường do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nhiều hộ chăn nuôi trâu bị thua lỗ. Trong thời gian tới, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi tiếp tục theo dõi diến biến của thị trường để có ứng biến kịp thời.
Viết Đào
Nguồn: Báo Hòa Bình
- giá trâu li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất