[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Là quốc gia có nền chăn nuôi phát triển, kinh nghiệm của Pháp sẽ giúp cho cơ quan chức năng, doanh nghiệp của Việt Nam học tập để phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh hướng tới nền nông nghiệp thông minh, công nghệ cao, theo chuỗi giá trị…
Chiều ngày 30/8/2022, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Bộ NN&PTNT Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm của Pháp – động lực tạo sự cạnh tranh và tính bền vững cho ngành chăn nuôi. Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm và giới thiệu các giải pháp của Pháp trong lĩnh vực chăn nuôi,cũng như tạo cơ hội tăng cường trao đổi hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.
Phát biểu chào mừng hội thảo, ông Phạm Ngọc Mậu, Vụ Phó Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) cho biết, Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1973. Trong gần 50 năm qua, Việt Nam và Pháp đã chuyển từ quan hệ truyền thống sang đối tác chiến lược trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, an toàn thự phẩm… Cho đến nay, đầu tư trực tiếp của Pháp đạt gần 4 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn của EU, đứng 16/140 quốc gia đầu tư vào Việt Nam.
Ông Phạm Ngọc Mậu, Vụ Phó Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT)
Ông Phạm Ngọc Mậu cũng cho rằng, Pháp là quốc gia hàng đầu trên thế giới về sản xuất nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, nền chăn nuôi Pháp cũng được công nhận rộng rãi về chất lượng vì có nhiều giống vật được chọn lựa kĩ lưỡng, chế độ ăn được theo dõi sát sao và phúc lợi động vật được đảm bảo trong suốt chu kì sản xuất”.
“Tôi tin tưởng rằng, hội thảo sẽ rất ý nghĩa với ngành Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, đặc biệt là sự chia sẻ kinh nghiệp của Pháp sẽ giúp cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp học tập, áp dụng trong bối cảnh ngành nông nghiệp đang phát triển mạnh, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, công nghệ cao”.
Còn bà Cescile Vigneau, Phó Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam cho biết, trong ngành chăn nuôi, Pháp là đối tác nhiều năm liền của Việt Nam trong các lĩnh vực giống – di truyền, phụ gia thức ăn chăn nuôi. Hội thảo không chỉ giới thiệu các sản phẩm chăn nuôi tiêu biểu của Pháp đến với các doanh nghiệp lớn của Việt Nam; mà còn làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp trong lĩnh vực chăn nuôi, mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa hai bên hơn nữa.
Bà Cescile Vigneau cũng chia sẻ thêm, tại Pháp, ngành chăn nuôi gặp vấn đề đó đó là: làm sao để gia tăng giá trị cho người chăn nuôi, giúp họ đảm bảo cho có thu nhập ổn định và thị trường; sử dụng thuốc kháng sinh như nào cho hợp lí, vì kháng thuốc đem lại mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe động vật và con người…
Một số hình ảnh khác tại hội thảo:
TS Võ Trọng Thành, Cục Chăn nuôi trình bày chủ đề “Thực trạng phát triển chăn nuôi và định hướng phát triển trong thời gian tới” tại hội thảo
Ông Phan Văn Cường – Công ty Cooperl trình bày chủ đề “Giới thiệu các giống vật nuôi Nucleus (pig) có năng suất cao, sản lượng thịt tốt và chống chịu với môi trường”
“Amoniac trong chăn nuôi: vấn đề và giải pháp” là chủ đề trình bày của ông Vianney Rolland, Công ty Nor-feed
Ông Stéphane Lemoine, Công ty Novogen giới thiệu giống gà đẻ Novogen: Điểm khác biệt, năng suất và cách chăm sóc
Ông Nguyễn Phương Thành, Công ty CP XNK Châu Á – Thái Bình Dương (APC) với bài trình bày “Các cơ hội thị trường”
Ông Michel Guillaume, Công ty Olmix tâm huyết với chủ đề: “Chiết xuất tảo biển đối với dinh dưỡng, sức khỏe động vật và giảm lượng khí thải carbon trong chăn nuôi”
PV
Các bài phát biểu được trình bày tại hội thảo và diễn giả đó là:
1. Thực trạng phát triển chăn nuôi và định hướng phát triển trong thời gian tới – Ông Võ Trọng Thành, Cục Chăn nuôi.
2. Tích hợp cây trồng – vật nuôi: con đường hướng tới sự bền vững về mặt kinh tế và khí hậu – Bà Mélanie Blanchard, Trung Tâm Hợp Tác Quốc Tế Về Nghiên Cứu Phát Triển Nông Nghiệp – CIRAD (trực tuyến)
3. Quản lý chất lượng giống vật nuôi tại Pháp – Ông Laurent Journaux, Hiệp hội giống vật nuôi Pháp France Génétique Elevage
4. Giới thiệu các giống vật nuôi Nucleus (pig) có năng suất cao, sản lượng thịt tốt và chống chịu với môi trường – Ông Phan Văn Cường, Công ty Cooperl
5. Giới thiệu giống gà đẻ Novogen: điểm khác biệt, năng suất và cách chăm sóc – Ông Stéphane Lemoine, Công ty Novogen
6. Tối đa hóa khả năng sinh sản của lợn nái và đảm bảo sức khỏe của lợn con – Ông Vianney Rolland, Công ty Nor-feed
7. Các giải pháp sử dụng vi sinh vật giúp quản lý lợn con trong điều kiện giảm sử dụng kháng sinh và oxit kẽm – Ông Achille Leplat, Tập đoàn Lallemand Group
8. Chiết xuất tảo biển đối với dinh dưỡng, sức khỏe động vật và giảm lượng khí thải carbon trong chăn nuôi – Ông Michel Guillaume, Công ty Olmix
9. Amoniac trong chăn nuôi: vấn đề và giải pháp – Ông Vianney Rolland, Công ty Nor-feed
10. Lợi ích của FTA: các phương thức nhập khẩu, tận dụng trước, giảm thuế quan – Bà Marion Chaminade, Tham tán Nông nghiệp
11. Các chính sách thu hút đầu tư trong chăn nuôi tại Việt Nam – Ông Nguyễn Anh Phong, Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD)
12. Các cơ hội thị trường – Ông Nguyễn Phương Thành, Công ty CP XNK Châu Á – Thái Bình Dương (APC)
- ngành chăn nuôi li>
- Kinh nghiệm của Pháp li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất