[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công thương, nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc tiếp tục giảm mạnh trong tháng 7/2022. Cuối tháng 8/2022, giá lợn hơi trong nước tại các vùng trên cả nước tăng từ 1.000-2.000 đồng/ kg so với cuối tháng 7/2022.
THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
Trong tháng 8/2022, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ có nhiều biến động, tăng lên mức 101,1 UScent/lb vào ngày 11/8/2022, sau đó giá có xu hướng giảm trở lại. Ngày 28/8/2022, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ giao kỳ hạn gần ở mức 90,9 UScent/lb, giảm 6,6% so với cuối tháng 7/2022, nhưng tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2021. Giá lợn nạc giảm do số lượng lợn giết mổ tăng cao.
Theo dự báo của Ủy ban châu Âu (EU), sản lượng thịt lợn của EU năm 2022 dự kiến sẽ giảm 4,7% so với năm 2021, do chi phí đầu vào cao, kết hợp với tác động của quy định chặt chẽ mới về môi trường ở một số nước và xuất khẩu giảm do dịch tả lợn châu Phi (ASF). Trong đó, sản lượng thịt lợn tại Đức giảm 14%, Ý giảm 7,5% và Ba Lan giảm 14%. Sản lượng tại Bỉ dự kiến sẽ giảm 3% và sản lượng tại Hà Lan ổn định trong bối cảnh nông dân lo ngại về các quy định mới về môi trường. Ngược lại, sản lượng tại Tây Ban Nha được dự đoán sẽ tiếp tục xu hướng tăng, sản lượng năm 2022 tăng 3% so với năm 2021.
Nhu cầu thịt lợn của EU dự báo cũng sẽ giảm. Năm 2022, tiêu thụ nội địa của EU có thể giảm 3,3% so với năm 2021, xuống mức trung bình 31,7 kg/người. Xuất khẩu thịt lợn của EU dự kiến sẽ giảm 9,6% trong năm 2022, trong khi nhập khẩu thịt lợn tăng 28% so với năm 2021. Thịt lợn xuất khẩu sang Trung Quốc dự báo sẽ giảm mạnh 40%, gần với mức trước dịch tả ASF, do Trung Quốc tiếp tục khôi phục sản xuất thịt lợn. Xuất khẩu thịt lợn của EU sang các thị trường khác sẽ tăng trong năm 2022 như Nhật Bản, Phi-líp-pin, Hoa Kỳ và Úc.
Xuất khẩu thịt của Bra-xin dự báo tăng trong năm 2022. Theo ước tính từ Cơ quan thống kê và cung ứng thực phẩm Conab của Bra-xin, các nhà xuất khẩu thịt gà của nước này có thể xuất khẩu được 4,7 triệu tấn thịt gà trong năm 2022, tăng 6% so với năm 2021. Ngoài ra, xuất khẩu thịt bò của Bra-xin dự kiến đạt 2,84 triệu tấn, tăng 15% so với năm 2021. Trong khi xuất khẩu thịt lợn có thể sẽ giảm khoảng 2%, xuống còn hơn 1 triệu tấn do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm. Năm 2022, các nhà chế biến thịt gà, thịt bò và thịt lợn của Bra-xin dự kiến sẽ sản xuất được khoảng 28 triệu tấn thịt.
Đối với gia cầm, sản lượng sẽ duy trì ở mức gần 15 triệu tấn, đảm bảo khả năng cung ứng bình quân đầu người khoảng 48,6 kg/ người/năm, thấp hơn mức kỷ lục năm 2021 do nguồn cung dự kiến giảm 3%, nhu cầu xuất khẩu mạnh và dân số tăng. Đối với thịt lợn, sản lượng ước tính đạt kỷ lục 4,84 triệu tấn vào năm 2022, tăng khoảng 3% so với năm 2021, điều này có thể làm giảm giá thành thịt lợn trong nước. Trong khi đó, sản lượng thịt bò của Bra-xin có xu hướng giảm, phản ánh nhu cầu trong nước chậm. Mặc dù vậy, các công ty trong nước ước tính sản xuất khoảng 8,1 triệu tấn thịt bò trong năm 2022, với kỳ vọng rằng lượng bình quân đầu người khoảng 25 kg/người/ năm.
Nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc tiếp tục giảm mạnh trong tháng 7/2022. Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, tháng 7/2022, Trung Quốc nhập khẩu 120 nghìn tấn thịt lợn (HS 0203), với trị giá 260,66 triệu USD, giảm 65,1% về lượng và giảm 74,7% về trị giá so với tháng 7/2021. Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc đạt 930 nghìn tấn, trị giá 1,87 tỷ USD, giảm 65% về lượng và giảm 75,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Tây Ban Nha là thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2022, chiếm 29,6% trong tổng trị giá nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc, với 555,46 triệu USD, giảm 77,1% so với cùng kỳ năm 2021. Đứng thứ hai là Bra-xin, trong trong 7 tháng đầu năm 2022, trị giá nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc từ Bra-xin đạt 416,98 triệu USD, giảm 58,6% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 22,2% tổng trị giá thịt lợn nhập khẩu của Trung Quốc.
THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
Cuối tháng 8/2022, giá lợn hơi tại các vùng trên cả nước tăng 1.000-2.000 đồng/ kg so với cuối tháng 7/2022. Tại miền Bắc giá thịt lợn hơi dao động quanh mức 65.000-70.000 đồng/ kg; Tại miền Trung và khu vực Tây Nguyên giá dao động quanh mức 63.000-70.000 đồng/kg; Tại miền Nam giá dao động quanh mức 62.000-70.000 đồng/kg.
Thời gian tới, dự báo giá lợn hơi trong nước tiếp tục dao động quanh mức 65.000 – 70.000 đồng/kg và có chiều hướng tăng khi các bếp ăn tập thể trường học hoạt động trở lại.
Mặc dù giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao, nhưng từ đầu năm 2022 đến nay, với các giải pháp không quá phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp, đàn vật nuôi vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021. Năm 2022, dự kiến nhu cầu lợn thịt khoảng 51 triệu con, với tốc độ tăng đàn khoảng 4,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi chưa có dấu hiệu giảm như hiện nay, người chăn nuôi đang rất cần hỗ trợ nguồn vốn giá rẻ từ các tổ chức tín dụng, giúp họ tăng đàn thuận lợi trong thời gian tới. Để cân đối cung cầu, từ nay đến cuối năm 2022, sản lượng thịt các loại của cả nước phải đạt khoảng 7 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2021. Trong đó, sản lượng thịt lợn hơi dự kiến phải đạt trên 4,2 triệu tấn; sản lượng thịt gia cầm đạt trên 1,9 triệu tấn.
Về xuất khẩu: Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan tháng 7/2022, xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt đạt 1,9 nghìn tấn, trị giá 7,16 triệu USD, tăng 26,1% về lượng và tăng 38,3% về trị giá so với tháng 7/2021. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 10,49 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 41,85 triệu USD, giảm 4,5% về lượng, nhưng tăng 3,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Tháng 7/2022, thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường Hồng Công, Thái Lan, Bỉ, Hoa Kỳ, Lào, Tây Ban Nha…
Tháng 7/2022, thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các chủng loại như: Thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (gồm thịt lợn sữa nguyên con đông lạnh và thịt lợn nguyên con đông lạnh); Đùi ếch đông lạnh… Trong đó, thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu nhiều nhất với 1,05 nghìn tấn, trị giá 4,47 triệu USD, tăng 343,7% về lượng và tăng 104,3% về trị giá so với tháng 7/2021, giá xuất khẩu bình quân đạt 4.235 USD/ tấn, giảm 54% so với tháng 7/2021. Thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Hồng Công, Thái Lan và Lào. Trong đó xuất khẩu sang thị trường Hồng Công chiếm 57,48% tổng lượng thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh xuất khẩu của cả nước trong tháng 7/2022.
Về nhập khẩu: Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 7/2022, Việt Nam nhập khẩu 61,48 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, với trị giá 140,56 triệu USD, giảm 5,2% về lượng, nhưng tăng 13,5% về trị giá so với tháng 7/2021. Tháng 7/2022, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ 29 thị trường trên thế giới, trong đó, Ấn Độ vẫn là thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 350,86 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 789,08 triệu USD, giảm 21,1% về lượng và giảm 9,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thời gian qua, nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt liên tục giảm so với cùng kỳ năm 2021 do nhu cầu phục hồi chậm, tuy nhiên mức giảm đang dần thu hẹp lại trong mấy tháng gần đây nhờ các nhà hàng, quán ăn, các khu du lịch hoạt động trở lại nên tiêu thụ thịt lợn cao hơn.
Trong tháng 7/2022, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu vẫn là các chủng loại thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05 tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt trâu tươi đông lạnh; Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh… Trong đó, nhập khẩu thịt gia cầm, thịt lợn, thịt bò giảm so với cùng kỳ năm 2021; Trong khi nhập khẩu thịt trâu tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2021.
Từ đầu năm 2022 đến nay, nhập khẩu thịt lợn liên tục giảm do tiêu thụ thịt lợn trong nước vẫn chậm, trong khi sản lượng lợn tiếp tục phục hồi. Trong tháng 7/2022, Việt Nam nhập khẩu 10,02 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 21,58 triệu USD, giảm 31,2% về lượng và giảm 36,8% về trị giá so với tháng 7/2021, giá nhập khẩu trung bình đạt 2.153 USD/ tấn, giảm 8,1% so với tháng 7/2021. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 55,21 nghìn tấn, trị giá 117,5 triệu USD, giảm 42,1% về lượng và giảm 46,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
M.N
- Thị trường thịt li>
- bản tin li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất