[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Việt Nam đang đứng thứ sáu thế giới và thứ hai châu Á về xuất khẩu mật ong, khoảng 100 triệu USD/năm. Nhưng 2 năm qua, khi thị trường thế giới bão hòa, lượng mật ong Việt Nam xuất khẩu cũng giảm nghiêm trọng.
Người nuôi và doanh nghiệp gặp khó
TS Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết: Nếu tính về tỷ suất xuất khẩu trong ngành chăn nuôi thì chăn nuôi ong đang cao nhất.
Hội Nuôi ong Việt Nam (VAB) cho biết: Cả nước hiện có khoảng 1 triệu đàn ong, tổng sản lượng trên 55.000 tấn/năm. Trong đó, khoảng 90% dành cho xuất khẩu sang Mỹ, EU, Nhật Bản, Thái Lan…
Năm 2015, giá mật ong tăng tới 2.800 USD/ tấn. Giá mật ong cao khiến nhiều nơi đua nhau tăng sản lượng, nhưng các thị trường chính tiêu thụ mật ong lại rất chậm, ngành ong Việt Nam theo đó “lao đao”. Tính đến nay, giá xuất khẩu mật ong chỉ 1.400 USD/ tấn, giảm 40% so với đỉnh điểm, thấp nhất từ năm 2006 đến nay. Nhiều hộ gia đình vùng ong không dám khai thác ong, vì không biết bán cho ai. Gia đình ông Nguyễn Văn Thơ ở huyện Yên Thế ( Bắc Giang), bình thường 7 – 10 ngày là có thể quay ong lấy mật; bây giờ tới 20 ngày mà chưa dám quay. Năm ngoái, một đàn ong ông Thơ thu về 1,8 triệu đồng; năm nay chỉ 500.000.
Giá thấp, người nuôi ong cầm cự, doanh nghiệp cũng không xuất khẩu được. Chủ tịch Hội Nuôi ong Việt Nam Đinh Quyết Tâm cho biết: Giá mật ong giảm, giảm cả số lượng, nhưng không nghiêm trọng bằng giảm tốc độ mua vào. Trước kia, mỗi hợp đồng xuất khẩu được 20 – 30 container, nay chỉ 6 – 8 container. Bằng chứng nữa, những thùng mật chưa tiêu thụ đang chất đống ở nhiều doanh nghiệp.
Khi cung vượt cầu thì người mua càng chú ý chất lượng. Mật ong xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều “vấn đề”: tồn dư carbendazim, hàm lượng kháng sinh, hàm lượng đường… Tình trạng nhà vườn phun thuốc sâu khiến anh Vũ Hồng Nghê (Yên Thế, Bắc Giang) mỗi năm thiệt hại 50 thùng ong. Carbendazim là chất trừ nấm cho cây trồng. Đã khoảng 20% số lô hàng mật ong xuất sang Mỹ bị trả về vì nghi nhiễm Carbendazim.
Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Tống Xuân Chinh khuyến cáo: Nhà nuôi ong cần biết lịch trình nhà vườn phun thuốc sâu, để tránh tồn dư thuốc sâu trong mật ong. Về lâu dài, cần có chiến lược nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước những thuốc thay thế Carbendazim.
Ở Việt Nam, lượng mật ong keo thu được chiếm 80%; mật ong keo 2 năm trước 40.000 đồng/kg, nay 15.000 – 20.000 đồng/kg, vì khách hàng chê “biến đổi màu”. Một số loại mật ong (hoa keo, cà phê, cao su…) từ vàng ngả sang sậm đen; ngay cả giới khoa học cũng chưa rõ vì sao.
Ông Tâm cho biết: Trước năm 2014, sự biến đổi màu này không vấn đề gì; nhưng nay cung vượt cầu, nên đó là lí do khiến khách hàng “thắc mắc”. Ông đề nghị: Cơ cấu lại mặt hàng và tìm ra nguyên nhân biến đổi màu, do bản chất hay nhất thời, biện pháp tác động với nuôi ong và khai thác mật. Hội Nuôi ong Việt Nam cũng đang hợp tác với Tổ chức xúc tiến thương mại CPI Hà Lan tìm nguyên nhân, nhằm thuyết phục đối tác nhập khẩu lớn tiếp tục mua mật ong hoa keo, cao su.
Chưa được quan tâm thích đáng
Nhiều nước tiên tiến đã áp dụng công nghệ nuôi ong nhiều tầng để giảm chi phí, tăng sản lượng. Họ dùng 1 thùng nữa giống cái thùng ở dưới nhưng để ở trên, đó là công nghệ nuôi ong nhiều tầng. Tuy nhiên, ở Việt Nam người nuôi ong vẫn áp dụng thùng nuôi ong một tầng.
Ông Tăng Hữu Cần, người nuôi ong có tiếng ở Cực Thắng, Thanh Sơn (Phú Thọ), thừa nhận: “Về khoa học kỹ thuật nuôi ong, tôi chưa qua trường lớp nào, 10 năm nay vẫn làm thủ công”.
Người nuôi ong thiếu vốn để cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng; doanh nghiệp lớn thì khó khăn về chi phí kiểm định chất lượng xuất khẩu.
Công ty Ong Hà Nội đầu tư phòng kiểm định trị giá hơn 1 tỷ đồng, nhưng chỉ kiểm nghiệm được 12/24 chỉ tiêu; các chỉ tiêu còn lại phải gửi sang Đức kiểm nghiệm, tốn phí khoảng 1.250 USD/ lần lấy mẫu. Điều này làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh.
TS Chinh nhận xét: Chính sách phát triển chăn nuôi ong với nông dân và hỗ trợ doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chưa có nhiều và chưa được quan tâm đúng mức.
Chìa khóa gỡ khó
Năm 2008, Bộ NN&PTNT ban hành quy chuẩn nuôi ong Vietgaph để nâng cao chất lượng mật ong. Đây cũng được coi là một trong những chìa khóa gỡ khó cho ngành ong. Tại trang trại Trương Anh Tuấn (Sơn La) có 500 thùng ong đang áp dụng quy trình VietGaph. Thay vì dùng thuốc bảo vệ thực vật diệt kí sinh trùng bám vào nhộng ong, ông dùng Axit Formic. Ông cũng không dùng kháng sinh cho ong mà chỉ dùng biện pháp sinh học và kỹ thuật để ong tự phục hồi. Ông đánh số đàn ong, để tránh nhầm lẫn mỗi khi kiểm tra. Ngoài ra, ông thường xuyên ghi chép diễn biến sức khỏe đàn ong để tiện xử lý. Với ong truyền thống, 4 – 5 ngày quay được mật, nhưng trại ông Tuấn phải 7 – 10 ngày, để mật có độ đậm. Theo ông Tuấn, muốn mật đậm theo chuẩn Vietgaph thì không thể khai thác quá non; đàn ong đó phải khỏe mới có khả năng quạt gió tốt và cô đặc phấn hoa; tổ ong phải bít nắp 80% trở lên mới quay.
Cả chục năm nuôi ong nhưng 2 năm nay ông Tuấn mới gắn bó với nuôi ong Vietgaph. Phải bỏ công nhiều hơn để tìm địa điểm, con giống, cách dùng; tránh tồn dư kháng sinh. Tuân thủ Vietgaph, chi phí tăng trên 30% nhưng mật sạch và có thể xuất khẩu. Từ 500 đàn ong này, mỗi năm ông Tuấn thu 400 triệu đồng. Thế nhưng ông Tuấn vẫn chưa thấy sản phẩm theo Vietgaph của mình được đánh giá cao so với sản phẩm không theo Vietgaph.
Tại Hội Liên kết Nuôi ong huyện Quốc Oai (Hà Nội), nói chuyện nuôi ong theo Vietgaph, thấy tất cả còn khá mơ hồ. Tuyên truyền nuôi ong chưa rộng rãi. Trong tiêu thụ sản phẩm Vietgaph, mật ong chưa được biết đến nhiều.
Bà Lưu Thị Đào, Công ty CP Mật ong Miền núi, nhìn nhận: Muốn có mật ong theo quy chuẩn Vietgaph, nhà nước cần có những chương trình hỗ trợ người chăn nuôi và doanh nghiệp. Trong tình trạng bão hòa nguồn cung ong như hiện nay, đa dạng hóa sản phẩm mật ong và hướng về thị trường trong nước là một trong những hướng chính giúp ngành ong trong nước phát triển bền vững. Tìm mật ong hoa đặc sản, phục vụ thị trường cao cấp là điều Công ty Mật ong Miền núi đã làm nhiều năm nay. Mỗi năm, công ty tăng trưởng 10 – 15% và vẫn duy trì được bạn hàng truyền thống. “Chúng tôi tìm kiếm những nguồn mật ong hoa nhãn, hoa bạc hà Hà Giang, mật ong Mường Khương. Khách hàng Anh, Thụy Điển, Ấn Độ rất thích, đánh giá cao hơn nhiều loại mật ong của nước khác” – Bà Đào kể.
Hiện, trên thế giới, mỗi người tiêu thụ 700 gr mật ong/ năm, nhưng tại VN mới 30 – 40 g. Thị trường trong nước với mật ong còn rất lớn nhưng quảng bá còn ít. Theo TS Phùng Hữu Chính (nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển ong, Viện Chăn nuôi), nếu biết quảng bá và hướng dẫn sử dụng thì còn cơ hội phát triển nhiều nữa.
Để tăng sức cạnh tranh cho ngành ong, cần phải tăng cường chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi ong. Có 300 đàn ong, ông Phan Công Cừ (ở Bình Phước) quyết định thêm 300 thùng, vì ong đang cho thu nhập 40 triệu/tháng, có đầu ra ổn định với một doanh nghiệp. Nhiều hộ ở Bình Phước (như ông Quý, ông Hòa) còn được mua bột nuôi ong mà chưa cần trả tiền ngay, được công ty tập huấn kỹ thuật, thậm chí giá mua mật được đưa ra trước… Công ty Đăng Khoa Bình Phước đang bao tiêu mật cho 100 hộ nuôi ong ở Tiền Giang. Lượng mật 1 tháng công ty bao tiêu 800 tấn, mà còn thiếu hàng bán. Ông Hoàng Thế Cường, phó Giám đốc công ty cho biết: Giá thì các công ty ngang nhau, nhưng quan trọng là phương thức phục vụ sao cho cả doanh nghiệp và người nuôi ong hợp tác lâu dài”.
Minh Thư
- chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- Chăn nuôi Việt Nam li>
- hội chăn nuôi việt nam li>
- tin tức chăn nuôi li>
- kỹ thuật chăn nuôi li>
- nuôi ong vietgap li>
- nuôi ong li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
giờ e có mật ong rừng nuôi với số lượng lớn và e muốn bán ở đâu và tìm cơ sở để hợp tác nuôi ong.đt 0974173903