Trong 29 công trình được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước về khoa học công nghệ năm 2022, có tới 5 công trình thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y.
Giải thưởng Hồ Chí Minh
Giải thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 6 năm 2022 được Bộ Khoa học và Công nghệ – Cơ quan Thường trực triển khai từ tháng 12/2020.
Giải thưởng tổ chức 5 năm một lần và qua 6 lần tổ chức có 263 công trình đoạt giải, trong đó 105 công trình nhận Giải Hồ Chí Minh và 158 công trình giải Nhà nước.
Và trong lần trao giải thứ 6 ngày 23/11 vừa qua, nổi bật nhất có lẽ chính là các Giải thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y khi có tới 5 công trình được vinh danh.
Đầu tiên phải kể đến Cụm công trình “Phát triển chăn nuôi thủy cầm ở Việt Nam” của TS Nguyễn Văn Trọng và 30 đồng tác giả.
Đây là tập hợp các công trình nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về chăn nuôi thủy cầm gần 40 năm của các nhà khoa học hàng đầu về chăn nuôi ở nhiều cương vị khác nhau.
Trong đó, có 01 nhiệm vụ Quốc tế, 07 nhiệm vụ cấp Nhà nước, 22 nhiệm vụ cấp Bộ, tỉnh và nhiều nhiệm vụ cấp cơ sở.
Vịt biển 15 – Đại Xuyên, một trong các giống thủy cầm nổi bật trong Cụm công trình “Phát triển chăn nuôi thủy cầm ở Việt Nam” của TS Nguyễn Văn Trọng và 30 đồng tác giả. Ảnh: NH.
Kết quả các nhiệm vụ khoa học công nghệ được triển khai và áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thay đổi cơ bản số lượng, năng suất, chất lượng đàn giống, quy mô sản xuất, phương thức canh tác, tạo sản phẩm mang tính cạnh tranh cao phù hợp với mọi vùng sinh thái, đem lại hiệu quả cao cho sản xuất.
Công trình được công nhận Tiến bộ kỹ thuật 46 sản phẩm khoa học với 97 dòng, giống vịt và ngan mới được chọn tạo, trong đó có giống vịt đẻ trứng năng suất cao nhất thế giới như vịt siêu trứng TC, dòng vịt biển 15- Đại Xuyên là giống vật nuôi duy nhất nuôi được ở môi trường nước biển (ra đến Trương Sa và nhiều đảo khác, góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh).
Các chỉ tiêu như khối lượng xuất chuồng cao gấp 1,5 – 2 lần, năng suất trứng cao gấp 1,5 lần, tiêu tốn thức ăn giảm khoảng 20 – 30% so với những năm 90 trở về trước,
Sản phẩm được phát triển ở 63 tỉnh thành và hải đảo, tạo thành vựa vịt ở ĐBSCL, làm thay đổi cơ bản hành vi của người chăn nuôi vịt là nuôi vịt trên khô không cần nước bơi lội, phải nói rằng từ biển cả đến rừng xanh đâu đâu cũng có vịt ngan là sản phẩm của Cụm công trình.
Nhờ đó, đưa và duy trì Việt Nam ở vị trí thứ 2 thế giới về chăn nuôi thủy cầm, tổng đàn đã cán mốc trên 100 triệu con, bằng 170% so với Chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020.
Giống gà nội Minh Dư của Công ty TNHH Giống Gia cầm Minh Dư. Ảnh: NH.
Tiếp theo là Công trình “3 tổ hợp lai các giống gà nội Minh Dư Bình Định (MD1.BĐ, MD2.BĐ, MD3.BĐ) giai đoạn 2000-2020″, của tác giả Lê Văn Dư, Giám đốc Công ty TNHH Giống Gia cầm Minh Dư (Bình Định).
Công trình đã được thực hiện trong 20 năm nên đặc biệt xuất sắc và có giá trị khoa học rất cao, đáp ứng cho thực tiễn sản xuất và đủ sức cạnh tranh với các giống gà lông màu nhập nội, xứng đáng đại diện cho giống gà ta Việt Nam vươn ra thế giới.
Công trình đã tuyển chọn, thu thập 8 giống gà nội (Ri vàng rơm, Hồ, Nòi Bến Tre, Kiến (Ri Bình Định), Mía, Rừng tai trắng, Lạc Thủy và Chọi) từ các vùng miền khác nhau của Việt Nam từ năm 2000 về phục tráng và chọn lọc nâng cao.
Trải qua 6 thế hệ chọn lọc, nhân thuần, nâng cao năng suất, các chỉ tiêu về năng suất của các giống gà này đều tăng lên rõ rệt. Đặc biệt, năng suất trứng đạt 133% – 226% so với năng suất trứng của thế hệ xuất phát.
Từ nguồn gen của 8 giống gà nội, đã xác định được 3 giống: gà Kiến (Ri Bình Định), gà Mía và gà Chọi là các nguồn gen đặc sản có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện chăn nuôi các vùng miền và sử dụng làm nguồn gen quý để chọn tạo ra 18 dòng thuần trong hệ thống giống hình tháp, bao gồm: 9 dòng gà Ri, 6 dòng gà Chọi và 3 dòng gà Mía. Các dòng gà Ri có năng suất trứng cao, 105% – 121% so với năng suất ở thế hệ 1.
Từ 18 dòng thuần này, đã tạo được 12 gà lai ông bà, gà bố mẹ đạt năng suất trứng và khối lượng cơ thể cao để lai tạo ra 3 tổ hợp lai MD1.BĐ, MD2.BĐ, MD3.BĐ.
Đặc biệt là đã khai thác được một cách triệt để ưu thế lai giữa các dòng, giống gà nội để tạo ra 3 tổ hợp lai MD1.BĐ, MD2.BĐ, MD3.BĐ phục vụ 3 phân khúc thị trường khác nhau của tất cả các vùng miền trong cả nước.
Các tổ hợp lai này có đặc điểm rất nổi trội là gà phát triển đồng đều, sức đề kháng cao, tỷ lệ nuôi sống đạt 97 – 99%, tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp.
Năng suất của 3 tổ hợp lai đạt tương đương năng suất các giống gà thịt lông màu của các hãng gia cầm tiên tiến trên thế giới nhưng chất lượng vượt trội hơn hẳn.
Giải thưởng Nhà nước
Trong các Giải thưởng nhà nước được vinh danh năm 2022, Cụm công trình “Chọn tạo và phát triển các giống gà lông màu hướng thịt và hướng trứng giai đoạn 2006-2020”, của TS Phùng Đức Tiến và 19 đồng tác giả được đánh giá có quy mô đồ sộ.
Kết quả nghiên cứu của Cụm công trình đã tạo ra được 12 dòng gà lông màu hướng thịt là LV, TP, VP, TN, Mía, Chọi, Ri,… trong đó, có 5 dòng trống và 7 dòng mái có năng suất và chất lượng cao.
Trên nền tảng 12 dòng này, hàng năm Viện Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) đã sản xuất ra 1 triệu gà bố mẹ 01 ngày tuổi để sản xuất ra mỗi năm khoảng 100 triệu gà giống thương phẩm, chiếm 50% thị phần gà giống lông màu trong nước.
Giá thành sản xuất giống gà bố mẹ lông màu hướng thịt trong nước từ các dòng gà chọn tạo ra chỉ khoảng 25.000 đồng/mái giống lúc 01 ngày tuổi, bằng 25% giá trị nhập khẩu giống gà lông màu có năng suất tương đương.
Với số lượng gần 1 triệu gà bố mẹ tự sản xuất ra, mỗi năm làm lợi khoảng 7.500 tỷ đồng so với chi phí nhập khẩu giống.
Với 100 triệu gà giống thương phẩm được sản xuất ra hàng năm trong sản xuất đã làm tăng tổng sản lượng thịt hơi khoảng 19.000 tấn, tương đương 950 tỷ đồng (giá 50.000đ/kg).
Như vậy, hàng năm gà lông màu hướng thịt từ cụm công trình sản xuất ra đã làm tăng lợi nhuận trong sản xuất ước tính khoảng 8.450 tỷ đồng.
Đối với gà hướng trứng, kết quả nghiên cứu của cụm công trình đã tạo ra được 8 dòng gà, trong đó gồm 4 dòng trống và 4 dòng mái (GT, HA, Dominant,…) có năng suất và chất lượng cao.
Nhờ đó, mỗi năm Viện Chăn nuôi đã cung ứng khoảng 150.000 gà mái bố mẹ 01 ngày tuổi, từ đó sản xuất ra 6 triệu gà mái thương phẩm 01 ngày tuổi (120.000 mái bố mẹ sinh sản, bình quân 50 mái thương phẩm/mái bố mẹ), năng suất trứng tăng lên do áp dụng giống gà mới tạo ra trong sản xuất khoảng 48 triệu quả trứng (6 triệu gà mái giống 01 ngày tuổi, vào đẻ 4,8 triệu mái đẻ trứng thương phẩm, tăng bình quân 10 quả/mái). Lợi nhuận thu được tăng thêm trong sản xuất ước tính khoảng 96 tỷ đồng.
Giống gà lông màu của Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương, Viện Chăn nuôi thuộc Cụm công trình “Chọn tạo và phát triển các giống gà lông màu hướng thịt và hướng trứng giai đoạn 2006-2020”, của TS Phùng Đức Tiến và 19 đồng tác giả. Ảnh: QL.
Từ những dòng gà chọn tạo được trong các bộ giống gà hướng thịt và trứng, trong những năm qua chúng ta đã chủ động sản xuất và cung cấp con giống năng suất, chất lượng cao phù hợp với từng vùng sinh thái và thị hiếu người tiêu dùng, giảm chi phí nhập giống từ nước ngoài.
Cụm công trình khoa học đã góp phần thay đổi thói quen, phương thức chăn nuôi gia cầm từ chăn thả tự do, chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi hàng hóa lớn, hiện đại.
Các giống gà do Viện Chăn nuôi cung cấp đã hình thành các vùng chăn nuôi hàng hóa lớn, phát triển bền vững và mang thương hiệu riêng như: Gà đồi Yên Thế, gà ri vàng rơm, gà Mía Sơn Tây, gà Tiên Yên, gà đồi Phú Thọ, gà ri Phú Bình…
Ngoài 3 công trình tiêu biểu trên, Giải thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước lần này còn vinh danh 02 đóng góp khác của ngành chăn nuôi là: Cụm công trình “Bảo tồn và khai thác nguồn gene vật nuôi bản địa Việt Nam của Viện Chăn nuôi giai đoạn 2000-2020” của TS Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi và 14 đồng tác giả; Công trình “Nghiên cứu, sản xuất vaccine nhược độc đông khô phòng bệnh tụ huyết trùng và đóng dấu ở lợn” của TS Nguyễn Đức Tân và 2 đồng tác giả.
Nguyên Huân – Quang Linh
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- Giải thưởng Hồ Chí Minh li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất