[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Năm 2022, mặc dù đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức do thời tiết khắc nghiệt, chuyển biến khó lường, giá cả vật tư đầu vào tăng cao, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn tiến phức tạp nhưng tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi Nghệ An ước đạt 4,75%.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi Nghệ An năm 2022 ước đạt 4,75%. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp thuần năm 2022 ước đạt 48,05%. Tổng đàn vật nuôi tăng nhẹ: đàn trâu bò 781.528 con, đàn lợn 978.301 con, đàn gia cầm 32.601 con, đàn dê 257.861 con.
H1: Trang trại chăn nuôi lợn công ty TNHH MML Farm Nghệ An
Tổng sản lượng các loại sản phẩm ngành chăn nuôi năm qua tiếp tục tăng (thịt hơi xuất chuồng: 285.147 tấn; trứng 660.042 nghìn quả; sữa tươi 283.000 tấn). Toàn tỉnh có đến 941 trang trại chăn nuôi (438 trang trại lợn, 21 trang trại bò, 482 trang trại gia cầm).
Đặc biệt, ngành chăn nuôi thú y Nghệ An đã thu hút được rất nhiều doanh nghiệp “đại bàng” lớn về đầu tư và hình thành nhiều mô hình chăn nuôi công nghệ cao và chăn nuôi theo chuỗi liên kết (6 chuỗi lợn, 6 chuỗi gia cầm và 3 chuỗi bò), điển hình phải kể đến chuỗi giá trị sữa của Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH và Vinamilk, chăn nuôi lợn của Tập đoàn Massan, Công ty C.P. Việt Nam, Công ty Tiến Thành, chăn nuôi gà của C.P và Japfa Comfeed.
Có được thành tích đó, có một phần đáng kể là do Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An đã bám sát chủ trương, kế hoạch của ngành NN&PTNT, của tỉnh để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tìm các giải khắc phục nên vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực.
Chi cục đã tham mưu Sở NN&PTNT trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4222/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Đề án phát triển chăn nuôi gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2030”, trong đó xác định những mục tiêu trọng tâm sau: Tiếp tục tái cơ cấu ngành chăn nuôi bằng cách chuyển từ hình thức nhỏ lẻ, phân tán sang hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, chăn nuôi trang trại tập trung, công nghiệp ứng dụng công nghệ, công nghệ cao, GAHP, hữu cơ. Đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng liên kết chuỗi giá trị, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, sản xuất hàng hóa bảo đảm an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến, chế biến sâu nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng. Bên cạnh đó phải đổi mới phương thức tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường trong và ngoài nước, hình thành và phát triển đa dạng các phương thức kinh doanh tiêu thụ theo chuỗi bền vững có ứng dụng thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc.
Phải thấy rằng ngành chăn nuôi của Nghệ An chưa khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế. Khách quan có, chủ quan cũng có, Nghệ An phải tính toán để sớm tháo gỡ các nút thắt, qua đó cải thiện năng suất lẫn chất lượng đàn vật nuôi bằng cách triển khai sản xuất theo hướng hàng hóa, hình thành nhiều chuỗi liên kết ổn định trên cơ sở quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Những Doanh nghiệp uy tín, lớn mạnh như tập đoàn TH, Vinamilk, Massan… đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là đầu kéo kích thích phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị gia tăng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Lý thuyết là thế nhưng thực tiễn lại là phạm trù khác, đòi hỏi rất nhiều yếu tố, để thu hút thành công nhất thiết cần có những chính sách thúc đẩy kèm theo. Trước tiên phải bố trí quỹ đất, quy hoạch vùng phùng hợp để đảm bảo phát triển chăn nuôi đáp ứng các quy định của Luật Chăn nuôi, Luật Bảo vệ môi trường. Cần ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với các cơ sở giống, chăn nuôi trang trại và giết mổ tập trung.
UBND tỉnh cần có chính sách cho thuê đất dài hơi hơn thay vì chỉ gói gọn tối đa 5 năm như hiện tại, như vậy doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi mới có đủ thời gian đầu tư xây dựng và quay vòng đồng vốn, chung quy khi tâm lý, cái đầu thông suốt nhà đầu tư mới có thể tập trung hoạch định dài hơi.
Song song với đó, địa phương phải tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ (Nghị quyết số 14/2018/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Nghị Quyết số 13/2018/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An), đan xen với chính sách chung của Trung ương để củng cố, hoàn thiện môi trường đầu tư ngày một hấp dẫn hơn.
Tương tự là khía cạnh tài chính, tín dụng, Nghệ An phải tổ chức thực hiện tốt Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP theo hướng đơn giản hóa các thủ tục vay tín dụng, tạo điều kiện tối đa cho khách hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển chăn nuôi, tất cả vì một môi trường đầu tư thông thoáng, hiệu quả, các bên cùng có lợi.
Kim Ngân
- Chăn nuôi Nghệ An li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất