[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Với phương châm “Phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết”, ngay từ những ngày đầu năm 2023, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tổ chức đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch bệnh. Đến nay, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, trên địa bàn tỉnh không xảy ra các trường hợp gia súc, gia cầm mắc các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Trung, Phó Chi cục trưởng, Phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bên trong một trại heo thuộc địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Hiện tổng đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh khoảng 7 triệu con các loại, nhưng hình thức chăn nuôi theo quy mô nông hộ, nhỏ lẻ vẫn chiếm đại đa số. Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi và nhất là trong thời điểm Tết cổ truyền của dân tộc, hoạt động buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng diễn ra tấp nập. Đây có thể là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi. Việc không ghi nhận các trường hợp dịch bệnh trên gia súc, gia cầm là kết quả đáng ghi nhận, thể hiện sự quan tâm, phối hợp và hỗ trợ của các ban ngành và địa phương, đặc biệt là sự chung tay, đồng lòng thực hiện của người chăn nuôi tại tỉnh.
Theo đánh giá, tổng đàn vật nuôi tại tỉnh có khả năng cung cấp 11.175 tấn thịt và 25 triệu quả trứng gia cầm, hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng trong tỉnh và cung cấp ra ngoài tỉnh khoảng 47,5%/tổng sản lượng trong dịp Tết Nguyên đán. Một điểm sáng trong công tác duy trì, phát triển chăn nuôi đó là đã có 15 lượt cơ sở, trang trại nhập 291.276 con giống về sản xuất.
Hy vọng với những kết quả khả quan ngay từ đầu năm, sẽ là tiền đề tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển ổn định, bền vững và đảm bảo tốc độ tăng trưởng mà Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho ngành Nông nghiệp trong năm 2023./.
Thịnh Đức Minh
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Bà Rịa Vũng Tàu li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất