Chính phủ Brazil ngày 22/5 đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe động vật trong 180 ngày để đối phó với virus cúm gia cầm gây bệnh ở các loài chim hoang dã. Tính đến nay, Brazil đã xác nhận 5 trường hợp nhiễm virus H5N1 ở chim hoang dã, trong đó có 4 trường hợp ở bang Espirito Santo và một trường hợp ở bang Rio de Janeiro, Reuters đưa tin ngày 22/5.
Ba trong số bốn trường hợp ở Espirito Santo được phát hiện ở các thành phố ven biển trong khi một trường hợp ghi nhận trong đất liền. Điều đó cho thấy nguy cơ lây nhiễm trong đất liền đã tăng lên.
Dựa trên các hướng dẫn của Tổ chức Thú y Thế giới, virus H5N1 lây lan giữa các loài chim hoang dã không dẫn đến lệnh cấm buôn bán. Tuy nhiên, một trường hợp lây nhiễm tại một trang trại thường khiến cả đàn bị tiêu hủy và có thể kéo theo các hạn chế thương mại từ nước nhập khẩu.
Brazil là nước xuất khẩu thịt gà lớn nhất thế giới với doanh thu 9,7 tỷ USD vào năm 2022.
Brazil ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe động vật. Ảnh: Reuters.
Mặc dù các bang sản xuất chính của Brazil nằm ở phía nam, chính phủ nước này vẫn cảnh giác sau khi các trường hợp đầu tiên được xác nhận vì dịch cúm gia cầm ở các loài chim hoang dã đã lây lan sang các đàn thương mại tại một số quốc gia.
Trước thông báo của chính phủ, cổ phiếu của BRF SA – nhà xuất khẩu thịt gà lớn nhất thế giới – đã tăng 3,6%, sau đó giảm 0,5% khi kết thúc phiên ngày 22/5.
Trong khi đó, Bộ Y tế Brazil cho biết các mẫu xét nghiệm của 33 trường hợp nghi nhiễm cúm gia cầm ở người tại Espirito Santo cho kết quả âm tính với virus H5N1. Hai trường hợp nghi nhiễm khác vẫn đang được điều tra.
Hải Linh
Nguồn tin: ZingNews
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- Việt Nam sắp nhập thịt bò từ Belarus
- Lợn ăn bột chè xanh giúp tăng đề kháng, thịt thơm ngon
- Xuất khẩu thịt lợn của Brazil tháng 2/2025 đạt mức cao kỷ lục
- ‘Bão’ giá lợn càn quét: Kinh nghiệm bình ổn giá của Trung Quốc
- Tuyên Quang: Dự án trại lợn công nghệ cao 2.400 nái đã hoàn thành 90%
- Thịt và trứng gia cầm của Việt Nam chính thức bước vào thị trường Singapore
- Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Anh nông dân miền núi để dành được 30 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi lợn
Tin mới nhất
T4,02/04/2025
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- Việt Nam sắp nhập thịt bò từ Belarus
- Lợn ăn bột chè xanh giúp tăng đề kháng, thịt thơm ngon
- Xuất khẩu thịt lợn của Brazil tháng 2/2025 đạt mức cao kỷ lục
- ‘Bão’ giá lợn càn quét: Kinh nghiệm bình ổn giá của Trung Quốc
- Tuyên Quang: Dự án trại lợn công nghệ cao 2.400 nái đã hoàn thành 90%
- Thịt và trứng gia cầm của Việt Nam chính thức bước vào thị trường Singapore
- Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
- Cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi bằng chọn và nhân giống (Kỳ I)
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất