Chính phủ Brazil ngày 22/5 đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe động vật trong 180 ngày để đối phó với virus cúm gia cầm gây bệnh ở các loài chim hoang dã. Tính đến nay, Brazil đã xác nhận 5 trường hợp nhiễm virus H5N1 ở chim hoang dã, trong đó có 4 trường hợp ở bang Espirito Santo và một trường hợp ở bang Rio de Janeiro, Reuters đưa tin ngày 22/5.
Ba trong số bốn trường hợp ở Espirito Santo được phát hiện ở các thành phố ven biển trong khi một trường hợp ghi nhận trong đất liền. Điều đó cho thấy nguy cơ lây nhiễm trong đất liền đã tăng lên.
Dựa trên các hướng dẫn của Tổ chức Thú y Thế giới, virus H5N1 lây lan giữa các loài chim hoang dã không dẫn đến lệnh cấm buôn bán. Tuy nhiên, một trường hợp lây nhiễm tại một trang trại thường khiến cả đàn bị tiêu hủy và có thể kéo theo các hạn chế thương mại từ nước nhập khẩu.
Brazil là nước xuất khẩu thịt gà lớn nhất thế giới với doanh thu 9,7 tỷ USD vào năm 2022.
Brazil ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe động vật. Ảnh: Reuters.
Mặc dù các bang sản xuất chính của Brazil nằm ở phía nam, chính phủ nước này vẫn cảnh giác sau khi các trường hợp đầu tiên được xác nhận vì dịch cúm gia cầm ở các loài chim hoang dã đã lây lan sang các đàn thương mại tại một số quốc gia.
Trước thông báo của chính phủ, cổ phiếu của BRF SA – nhà xuất khẩu thịt gà lớn nhất thế giới – đã tăng 3,6%, sau đó giảm 0,5% khi kết thúc phiên ngày 22/5.
Trong khi đó, Bộ Y tế Brazil cho biết các mẫu xét nghiệm của 33 trường hợp nghi nhiễm cúm gia cầm ở người tại Espirito Santo cho kết quả âm tính với virus H5N1. Hai trường hợp nghi nhiễm khác vẫn đang được điều tra.
Hải Linh
Nguồn tin: ZingNews
- brazil li>
- sức khỏe động vật li> ul>
- Giá gà giảm sâu, người chăn nuôi ‘lao đao’
- GIA LAI: Nói không với dự án chăn nuôi nhỏ lẻ, ảnh hưởng môi trường
- Xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh chuẩn quốc tế: Yêu cầu cấp thiết
- R.E.P Biotech và HCMCOU: Ký kết hợp tác liên kết chương trình Co-op
- Vỏ đậu nành: Nguồn chất xơ thay thế tốt nhất cho heo con
- Cục Chăn nuôi hướng dẫn công tác phòng, chống nắng nóng cho vật nuôi
- Sự đa hình kiểu gen của virus Dịch tả heo Châu Phi, Dịch tả heo cổ điển và những thách thức trong kiểm soát bệnh tại trang trại
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Thăm và làm việc tại công ty Hanvet
- Tạo lập nhãn hiệu chứng nhận ‘Bò Tây Ninh’, nâng cao giá trị, vị thế sản phẩm
- Achaupharm: Chính thức trở thành hội viên Hội Chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T6,02/06/2023
- Giá gà giảm sâu, người chăn nuôi ‘lao đao’
- GIA LAI: Nói không với dự án chăn nuôi nhỏ lẻ, ảnh hưởng môi trường
- Xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh chuẩn quốc tế: Yêu cầu cấp thiết
- R.E.P Biotech và HCMCOU: Ký kết hợp tác liên kết chương trình Co-op
- Vỏ đậu nành: Nguồn chất xơ thay thế tốt nhất cho heo con
- Cục Chăn nuôi hướng dẫn công tác phòng, chống nắng nóng cho vật nuôi
- Sự đa hình kiểu gen của virus Dịch tả heo Châu Phi, Dịch tả heo cổ điển và những thách thức trong kiểm soát bệnh tại trang trại
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Thăm và làm việc tại công ty Hanvet
- Tạo lập nhãn hiệu chứng nhận ‘Bò Tây Ninh’, nâng cao giá trị, vị thế sản phẩm
- Achaupharm: Chính thức trở thành hội viên Hội Chăn nuôi Việt Nam
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất