[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Gà nuôi sản xuất thịt ở Việt Nam có thể được xếp vào hai nhóm, nhóm gà lông trắng (hay còn gọi là gà công nghiệp) và nhóm gà lông màu với nhiều tên gọi khác nhau như: gà thả vườn, gà ta, gà ta lai. Dù là gà lông trắng hay gà lông màu, một khi nói đến nuôi công nghiệp tức là nuôi quy mô lớn, từ vài chục ngàn gà/lứa nuôi trở lên, và có chuồng trại kiên cố ngăn thú hoang dã, bảo vệ cho gà tránh khỏi những tác động bất lợi của thời tiết như mưa tạt, gió lùa và nhất là tránh khỏi bất lợi của nhiệt độ cao gây ra tình trạng stress nhiệt thường xuyên ở khắp đất nước.
Xét về diễn biến theo thời gian, trước năm 1995 ngành chăn nuôi ở Việt Nam không ghi nhận các hiện tượng bị stress nhiệt trên đàn gà vì khi đó các giống gà nuôi sản xuất thịt có năng suất tăng trưởng không cao nên ít bị tác động từ stress nhiệt. Thí dụ khi đó ở một vài trại gà gọi là “trại gà thịt công nghiệp” nuôi giống gà Hubbard hoặc Plymouth mất 10 tuần mới đạt được khối lượng xuất chuồng là khoảng 2 kg/con. Tuy nhiên sau thời điểm này cho đến khoảng 2005, nhiều giống gà thịt lông trắng được đưa vào nuôi ở Việt Nam như AA (Arbor Acres), Avian, Hubbard có sức tăng trưởng cao hơn hẳn; thời gian nuôi rút từ 10 tuần xuống 8 tuần rồi 7 tuần mà khối lượng gà xuất chuồng lại tăng lên dần từ 2 kg/con lên 2,2 – 2,3 kg/con, với đặc điểm là phần cơ ức nở nang hơn.
Một khi gà có tốc độ tăng trưởng nhanh tức là sẽ ăn nhiều nên sự tỏa nhiệt từ cơ thể ra ngoài cũng nhiều hơn mà mặt khác trong quãng thời gian đó điều kiện hạ tầng về chuồng trại, nhất là việc cung cấp điện chưa ổn định ở nhiều nơi nên chưa thể thiết lập các chuồng trại mát hay còn gọi là chuồng kín (closed house) như hiện nay. Hai tính chất này vào mùa hè nóng bức đã làm dấy lên tình trạng gà bị stress nhiệt dữ dội, có khi hao hụt đến hơn 30% ở những đàn gà có khối lượng cơ thể khoảng hơn 1,5 kg/con trở lên.
Từ quãng năm 2010 đến vài năm gần đây, nhờ vào nguồn điện cung cấp khá ổn định và thiết bị chuồng trại có nhiều tiến bộ với giá cả thuận lợi nên hầu hết các trại chăn nuôi có quy mô vừa cho đến lớn đều sử dụng chuồng mát để chăn nuôi nên đã giảm bớt được ảnh hưởng của stress nhiệt trên vật nuôi. Tuy vậy, trong 2-3 năm vừa qua do biến đổi khí hậu toàn cầu, các yếu tố khí hậu mà nhất là nhiệt độ và ẩm độ không khí đang có những diễn biến rất cực đoan; cùng với sự ngộ nhận của một số đơn vị chăn nuôi quá tin tưởng vào công năng của các chuồng mát nên dẫn đến hiện tượng stress nhiệt lại đã có xu hướng tăng lên và gây tác động bất lợi trên vật nuôi ở khắp đất nước từ Nam ra Bắc.
Giữa các động vật nuôi kinh tế thì gà, nhất là gà nuôi lấy thịt, trong các môi trường chăn nuôi phổ biến hiện nay, dễ chịu ảnh hưởng bất lợi nhất từ stress nhiệt so với bò hay heo. Vì vậy bài viết này chỉ phân tích dựa vào môi trường nuôi gà thịt tập trung nhưng bạn đọc vẫn có thể tự suy luận để rút ra nhận xét cần thiết cho công việc chăn nuôi các đối tượng vật nuôi khác.
Stress nhiệt được định nghĩa là một tình trạng gây ra khi cơ thể động vật đang hiện diện trong môi trường có nhiệt độ quá cao, làm cho vật nuôi không duy trì được thân nhiệt ổn định như mức độ thường có trong điều kiện tối ưu. Tình trạng stress nhiệt nghiêm trọng và/hoặc kéo dài làm cho cơ thể kiệt quệ, đột quỵ và dẫn đến chết.
Với tên gọi của hiện tượng là “stress nhiệt” dễ làm người nghe chỉ nghĩ và nhớ đến nhiệt độ môi trường, mà bỏ quên yếu tố ẩm độ cũng quan trọng không kém, thậm chí trong nhiều thời điểm trong năm tại Việt Nam thì ẩm độ không khí mới thật sự là trở ngại lớn gây tác động bất lợi lên vật nuôi mà người chăn nuôi lại rất khó cải thiện được yếu tố này.
Trong khung lớn của Hình 1, người nuôi thấy yên tâm vì đàn gà 30 ngày tuổi có khối lượng khá tốt, theo đúng chỉ tiêu của con giống; đồng thời khi đặt nhiệt ẩm kế lúc 11 giờ trưa ở độ cao khoảng 40cm tại vài vị trí quanh trong chuồng thì có kết quả khá ổn: nhiệt độ hơi cao khoảng 29,5 oC và độ ẩm khoảng 80%.
Hình 1. Đàn gà thịt nuôi quy mô công nghiệp với số đo nhiệt – ẩm độ trong chuồng nuôi tuần đầu tháng 07/2023 tại miền Bắc
Tuy nhiên khi đặt nhiệt ẩm kế ngay trên nền trấu thì kết quả như trong khung nhỏ của Hình 1 cho thấy nhiệt độ là 30 oC và độ ẩm lên đến 85%, thậm chí ở vài điểm khác trong chuồng lên đến 90%.
Theo lý thuyết thì nhiệt độ chuồng nuôi tối ưu cho gà là 17-27 oC và đồng thời độ ẩm tối ưu cũng phải duy trì trong khoảng 50-60%. Khi đó thì nhiệt độ cảm nhận được (còn gọi là chỉ số nhiệt ẩm – heat moisture index, hay một số nơi gọi là chỉ số nóng bức) sẽ gần như ngang bằng với nhiệt độ đo được từ nhiệt kế. Ngược lại, với hai thông số đo được như trong Hình 1 thì khi đối chiếu với Hình 2 dưới đây sẽ thấy là lúc này gà đang phải chịu đựng mức nhiệt độ cảm nhận lên đến 38,8 oC, là mức nhiệt hoàn toàn có thể gây ra hội chứng stress nhiệt nghiêm trọng, nếu không có những can thiệp kịp thời từ công tác chăm sóc và một phần từ chế độ dinh dưỡng trong thức ăn cho gà (sẽ giới thiệu chi tiết và cụ thể hơn trong một bài viết khác).
Ngoài hai thông số chính là nhiệt độ và ẩm độ, còn có một số yếu tố khác cần được người chăn nuôi lưu tâm hơn. Trong Hình 1 có thể thấy tuy gà mới 30 ngày tuổi nhưng cơ thể đã phát triển khá tốt và có bề ngang khá to nên hầu như với tất cả các con gà đã tạo nên một lớp chắn bao phủ bề mặt nền chuồng. Chất độn chuồng có nước rơi vãi khi gà uống nước và từ phân gà thải ra sẽ phát sinh các phản ứng lên men và sinh nhiệt. Đồng thời gà không có chỗ di chuyển sẽ hay nằm xoãi xuống nền chuồng nên vừa truyền thân nhiệt xuống chất độn chuồng và lại vừa tạo ra một lớp chắn không cho nhiệt và hơi ẩm phía dưới bốc lên cao hơn để được luồng khí lưu thông phía trên cuốn về cuối chuồng và thoát ra ngoài. Điều này có nghĩa là nếu trong mùa nóng mà vẫn giữ mật độ nuôi gà như các tháng mát thì thực tế gà sẽ phải chịu đựng mức nhiệt độ và độ ẩm chung quanh cơ thể (vi tiểu khí hậu chuồng nuôi) là cao hơn mức độ đo được ở các vị trí nào đó bên trong chuồng nuôi. Khi gà nằm nhiều và với mật độ nuôi cao như vậy thì một yếu tố khác là hàm lượng cao các khí độc như NH3 trong chuồng nuôi cũng sẽ là một tác nhân gây hại đáng kể đến sức khoẻ đàn gà, và có thể dẫn đến hội chứng báng nước (ascites) và đột tử (sudden death) với mức chết cũng rất nghiêm trọng trên nhiều đàn gà ở các lứa tuổi khác nhau nhưng thường chết nhiều ở các gà có khối từ 2 kg trở lên.
Hình 2. Bảng đối chiếu nhiệt độ và độ ẩm để quy đổi ra ở gà nhiệt độ cảm nhận được
(tài liệu từ Mỹ dùng đơn vị độ F đo nhiệt độ. Trong Bảng đã được quy đổi ra độ C)
Hình 3. Cơ đùi xuất huyết có biểu hiện nghi bị stress nhiệt
Mặt khác, tình trạng bị stress nhiệt không phải là một “bệnh”, không phải do vi sinh vật hay tình trạng quá thừa hay quá thiếu một dưỡng chất cụ thể nào đó trong thức ăn gây ra nên cũng khó nhận thấy các triệu chứng và bệnh tích điển hình nào đó ở các gà chết nghi do bị stress nhiệt. Thông thường tình trạng bị stress nhiệt dẫn đến chết gà xảy ra nhiều ở các đàn gà có khối lượng cỡ 2 kg/con trở lên và số gà chết tập trung vào quãng từ 3-4 giờ chiều cho đến đêm nhưng cũng có thể kéo dài sang ngày hôm sau. Với gà chết nghi do bị stress nhiệt, mổ khám ngay sau khi chết hoặc trước đó sẽ dễ thấy tình trạng sung huyết, xuất huyết nặng ở tim, gan và cơ đùi. Tình trạng xuất huyết nhiều ở cơ đùi như trong Hình 3 có thể xem như một chỉ dấu cho tình trạng stress nhiệt ở đàn gà, nhất là khi các kiểm tra bệnh học trước đó hoặc đồng thời không cho thấy dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm nào đáng kể.
Điều quan trọng nhất đối với người/cơ sở chăn nuôi gà và kể cả các loài vật nuôi khác là cần kiểm tra thường xuyên điều kiện khí hậu chuồng nuôi, kể cả dự báo thời tiết diễn biến ra sao trong ít nhất một lứa nuôi để từ đó có những quyết định cụ thể vào việc cải thiện điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi và/hoặc can thiệp vào mật độ thả nuôi cũng như chế độ dinh dưỡng cho phù hợp với gà nếu phải đối mặt với nguy cơ gây ra stress nhiệt.
Dương Duy Đồng
- Stress nhiệt li> ul>
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất