Anh Vũ Khắc Thư (sinh năm 1972) ở xóm Nam Lai, xã Phú Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) từ một nông dân nghèo khó, nhưng với quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê mình, anh đã thành công trong việc đầu tư trang trại chăn nuôi vịt khép kín, cho thu nhập mỗi năm hàng tỷ đồng. Hiện, vịt chạy đồng, trứng vịt của trang trại đã được chọn là sản phẩm OCOP cấp huyện.
Anh Vũ Khắc Thư – Người tạo thương hiệu “vịt Nam Lai”.
Nghị lực vượt khó, trăn trở, tìm tòi cách làm giàu ngay trên quê hương mình bằng mô hình trang trại nuôi vịt khép kín của anh Vũ Khắc Thư đáng được học tập và nhân rộng.
Từ anh nuôi vịt chạy đồng
Theo chân anh Hiếu, cán bộ Ban nông nghiệp xã, chúng tôi đến thăm trang trại vịt của anh Thư ở xã xóm Nam Lai, Phú Thành vào chiều thu đầy nắng. Từ xa chúng tôi đã nghe thấy tiếng vịt kêu huyên náo cả một vùng. Anh Hiếu bảo: “Bây giờ thành trang trại ngon lành vậy, chứ trước đây năn, lác ken dày, cứ trận mưa là nước ngập sâu chẳng làm ăn được gì cả. Đúng là có sức người, sỏi đá cũng thành cơm”.
Anh Thư người cao gầy, da đen nhẻm, đang vận hành máy bơm nước để điều hòa giữa các ao. Thấy chúng tôi, anh vội dừng tay xởi lởi mời khách vào nhà. Bên ấm nước chè xanh, anh đã kể cho chúng tôi nghe về bước khởi nghiệp đầy khó khăn của mình.
Thư sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, lớn lên nối nghiệp nông gia, suốt ngày lam lũ với ruộng đồng và nghề nuôi vịt. Học xong lớp 12 ở nhà nuôi vịt chạy đồng một thời gian, Thư nghĩ nghề này vất vả mà cũng không đủ ăn, nên anh luôn suy nghĩ phải làm gì đó để thoát nghèo. Cuối cùng anh vay mượn tiền để đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Nhưng rồi anh không gặp may. Chỉ vài năm anh lại trở về nhà mà nợ nần vẫn chưa hết.
Nhận thấy nơi vùng đồng quê chiêm trũng chỉ có nuôi vịt là hợp lý nên anh lại tiếp tục quyết định chọn nghề nuôi vịt chạy đồng. Lúc đầu Thư vay mượn mua một trăm vịt con nuôi chạy đồng theo thời vụ rồi dần dần nuôi đến cả nghìn con. Hầu như khắp các cánh đồng ở Yên Thành, anh và đàn vịt đều đã đi qua.
Thư cầm điếu cày châm đóm bắn một hơi dài, nhả khói trầm ngâm: “Nghề này vất vả lắm, suốt ngày dãi dầu mưa nắng ngoài đồng chạy theo vịt, đêm cũng phải chụm lều ngủ cùng vịt. Cái nghề khó nhọc nhưng lời lãi chẳng đáng là bao, chưa nói đến là những lần vịt bị dịch lăn ra chết hàng loạt … là trắng tay. Nhưng tui không thể bỏ được nghề bởi đã trót mang rồi, vả lại bỏ thì nỏ biết làm nghề chi!”.
Nhiều năm gắn bó với nghề nuôi vịt chạy đồng với biết bao vất vả thăng trầm, cuối cùng anh Thư cũng tích góp được một số vốn liếng và vay thêm ngân hàng để đầu tư chăn nuôi vịt đẻ; rồi xây dựng lò ấp trứng vịt ngay tại nhà.
Có những thời điểm, đàn vịt của anh lên tới ba nghìn con, nhưng với cách nuôi vịt theo kiểu truyền thống và chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nên trang trại tại gia của anh không phát triển là mấy.
Đến trang trại tỷ phú
Anh Thư luôn mơ ước có được một trang trại xa khu dân cư để đầu tư vào chăn nuôi. Và ước mơ đó đã thành hiện thực khi xã Phú Thành thực hiện chuyển đổi ruộng đất, từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn vào năm 2013. Biết đây là cơ hội cho mình lập trại chăn nuôi vịt, anh đã làm đơn và được chính quyền xã chia cho gia đình anh 6ha đất ở sông Cầu Muốn.
Đây là vùng đất hoang hóa và con sông nổi tiếng ma thiêng, nước độc. Vợ chồng anh phải làm quần quật ngày đêm, cải tạo vét bùn, kè sông, đắp đập để xây dựng trại chăn nuôi vịt và đào ao nuôi cá. Từ một vùng trũng năn, lác ken dày, sau 6 tháng thi công, một trang trại quy mô đã hình thành khiến ai nhìn vào cũng trầm trồ thán phục.
Quy hoạch, đầu tư xong trang trại, anh Thư quyết định nuôi 2 nghìn con vịt đẻ, 3 nghìn con vịt thịt cùng 500 con lợn và 400 con gà.
Thư kể: Có năm thuận lợi, nhưng cũng có năm mất trắng thua lỗ cả tỷ đồng vì dịch bệnh. Nhưng anh vẫn không hề nản, tiếp tục vay mượn quyết chí vực dậy trang trại của mình. Không chỉ vậy, anh còn mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để cải tạo gian nhà trống làm nơi đặt hệ thống lò ấp.
Chăn nuôi theo kiểu khép kín nên lò ấp của gia đình anh lúc nào cũng không sợ thiếu trứng. Vài năm trở lại đây, Thư chủ yếu nuôi vịt đẻ, hiện nay trang trại của anh nuôi 10 nghìn con vịt đẻ, mỗi đêm trung bình cho 8 nghìn quả trứng.
Thư tính toán: Số trứng thu hoạch được một phần bán trứng thịt, một phần ấp trứng để làm vịt giống. Vịt giống nở ra một phần phục vụ khách hàng, số còn lại nuôi vịt tơ theo cách gối vụ, chạy đồng. Mỗi lứa vịt tơ nuôi 50 ngày, là xuất chuồng. Như vậy, cứ 15 ngày bán một lứa trên dưới 2 nghìn con. Khi vịt tơ đạt trọng lượng trên-dưới 2kg, anh Thư điện thoại cho các lái buôn, họ đến tận nơi mua từng xe ô-tô, vận chuyển đi các nơi tiêu thụ.
Hỏi về bí quyết chăn nuôi, Thư chia sẻ: Để chăn nuôi và ấp trứng vịt thành công anh đã lặn lội đi học hỏi kinh nghiệm ở các mô hình trang trại chăn nuôi khép kín; đồng thời, tự tìm tòi qua sách vở các kiến thức về kỹ thuật nuôi vịt đẻ và quá trình ấp trứng công nghiệp…
Để đàn vịt khỏe mạnh, cho sản lượng trứng cao, quan trọng nhất là khâu vệ sinh, phòng dịch, cần phải có biện pháp tiêm phòng định kỳ, tiêu độc, khử trùng chuồng trại thường xuyên.
Ngoài ra, phải chú ý đến chế độ ăn uống đối với từng loại vịt. Vịt đẻ, cho ăn đầy đủ thức ăn công nghiệp, đối với vịt tơ, cho ăn 50% thức ăn công nghiệp, 50% là lúa. Chuồng trại luôn thoáng mát; đồng thời, quan tâm tới tỷ lệ vịt đực trong đàn để tỷ lệ đậu trứng cao.
Cứ tới tháng 12 hằng năm, anh lại tiến hành thay thế đàn vịt mới để sản lượng và chất lượng trứng được bảo đảm. Do đó, trứng và vịt con của anh ra lò đến đâu đều được thương lái tin tưởng và tới tận nơi thu mua.
Thương hiệu “vịt Nam Lai”
Bởi nuôi vịt bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nên sản phẩm từ “vịt Nam Lai” của anh Thư đã nổi danh khắp xứ Nghệ.
Giờ đây, thịt vịt với thương hiệu “vịt Nam Lai”, “vịt đồng Phú Thành” bảo đảm chất lượng và an toàn dịch bệnh đã được thực khách yêu thích tìm đến…
Anh cho biết thêm: Sắp tới, tôi sẽ đầu tư trang trại nuôi vịt trong phòng lạnh, ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo thương phẩm chất lượng cao.
Anh Thư không nói chính xác về con số thu nhập, nhưng theo những gì anh tính toán, trang trại của anh mỗi năm lãi ròng hàng tỷ đồng. Đây quả là thu nhập rất lớn của một nông dân ở huyện nghèo quê lúa Yên Thành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phú Thành Phạm Minh Chuân đánh giá: Trang trại chăn nuôi vịt của gia đình anh Thư hoạt động rất hiệu quả, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, bảo đảm chất lượng và an toàn dịch bệnh. Chăn nuôi theo quy trình khép kín, từ sản xuất con giống đến xuất bán trứng, vịt sạch thương phẩm ra thị trường. Hiện, vịt và trứng vịt của trang trại anh Thư đã được chọn là sản phẩm OCOP 3 sao cấp huyện.
Giờ đây, người dân vùng đồng chiêm trũng Phú Thành cũng đang tự hào, thơm lây thương hiệu “vịt Nam Lai”, “vịt đồng Phú Thành”. Họ đang được anh Thư hướng dẫn kinh nghiệm, hỗ trợ nuôi vịt bảo đảm chất lượng và an toàn dịch bệnh để cùng nhau thoát nghèo, vươn lên khá giả từ con vịt chạy đồng.
THÀNH CHÂU, DŨNG LÀNH
Nguồn tin: Nhân Dân
- vịt Nam Lai li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất