Nỗ lực nhằm cắt giảm khí thải nhà kính từ thức ăn chăn nuôi đã tạo ra ngành công nghiệp nuôi côn trùng, hứa hẹn sẽ tạo ra lượng protein lớn với ít khí thải hơn so với các nguồn thức ăn truyền thống.
Trang trại nuôi côn trùng lớn nhất thế giới – một cơ sở công nghệ cao trải rộng trên diện tích 35.000m2 và dự kiến sản xuất 15.000 tấn protein từ ấu trùng ruồi mỗi năm – đã đi vào hoạt động từ tháng 4 tại Nesle, Pháp.
Nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch, vào tháng 12, một trang trại khác rộng 45.000m2 sẽ hoạt động tại khu vực Amiens của Pháp, với khả năng sản xuất hơn 100.000 tấn sâu bột (hay sâu gạo) mỗi năm.
Kỷ lục này có thể bị phá vỡ bởi ít nhất hai trang trại nuôi ruồi giống khác dự kiến được xây dựng vào năm 2024 và 2025.
Ngành công nghiệp nuôi côn trùng làm thức ăn đang phát triển nhanh chóng. (Nguồn: Shutterstock)
Cuộc đua xây dựng trang trại côn trùng lớn nhất thế giới đang diễn ra. Nỗ lực nhằm cắt giảm khí thải nhà kính từ thức ăn chăn nuôi đã tạo ra ngành công nghiệp mới, hứa hẹn sẽ tạo ra lượng protein lớn với ít khí thải nhà kính hơn so với các nguồn thức ăn truyền thống.
Trong những trang trại này, các công ty nuôi hàng loạt loại côn trùng như dế, sâu bột và ấu trùng ruồi trong các thùng nhựa được kiểm soát nhiệt độ giúp chúng nhanh phát triển.
Các công ty sẽ xử lý phân côn trùng thành phân bón, cơ thể chúng thành protein và dầu giàu dinh dưỡng cho vật nuôi, cá và gia súc.
Các nhà khoa học cho biết côn trùng có thể là nguồn dinh dưỡng bền vững hơn so với các nguồn thức ăn thông thường như bột đậu nành hoặc bột cá.
Bột protein làm từ côn trùng. (Ảnh: AFP)
Các công ty khởi nghiệp về côn trùng đã huy động hơn 1 tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm kể từ năm 2020 và đang cạnh tranh để giành quyền thống trị thị trường nhỏ nhưng đang phát triển mạnh mẽ này.
Một phần động lực cho ngành công nghiệp côn trùng đến từ các tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tháng 10/2023, gã khổng lồ Tyson Foods đã đầu tư vào Protix, một công ty khởi nghiệp của Hà Lan chuyên nuôi ấu trùng ruồi lính đen. Những ấu trùng này được nông dân ưa chuộng vì chúng ăn hầu hết mọi loại rác thải thực phẩm và có tốc độ phát triển nhanh chóng.
Gã khổng lồ chế biến thực phẩm ADM đã ký một thỏa thuận tương tự vào năm 2020 với một công ty khởi nghiệp về ruồi lính khác có tên Innovafeed, có trụ sở tại Paris.
Các công ty khởi nghiệp về côn trùng hy vọng những tập đoàn thực phẩm lớn sẽ giúp họ tiếp cận được danh mục khách hàng lớn trên thị trường thức ăn cho cá và gia súc, thức ăn cho vật nuôi và phân bón.
Theo người sáng lập Protix, sự tăng trưởng nhanh chóng của các trang trại nuôi côn trùng quy mô lớn, hiện đại cũng báo hiệu ngành này đang phát triển vượt ra khỏi giai đoạn khởi nghiệp ban đầu.
Cuộc đua chưa có hồi kết trong việc xây dựng trang trại nuôi côn trùng
Sự bùng nổ của ngành kinh doanh nuôi côn trùng bắt đầu vào năm 2014 khi một công ty khởi nghiệp ở Nam Phi hiện không còn tồn tại có tên Agriprotein huy động được 11 triệu USD để xây dựng một trang trại nuôi ruồi lính đen bên ngoài Cape Town.
Agriprotein đã mở trang trại lớn nhất thế giới vào năm 2015 và cam kết sẽ mở thêm 99 trang trại nữa vào năm 2024. Mặc dù công ty khởi nghiệp này sụp đổ sáu năm sau đó, nó là phát súng khởi đầu trong cuộc đua xây dựng trang trại côn trùng quy mô lớn.
Một trang trại nuôi sâu bột. (Ảnh: Bloomberg)
Tiếp theo, một loạt trang trại tham gia cuộc đua phá kỷ lục về quy mô, đôi khi chỉ giữ vị trí dẫn đầu trong vài tháng trước khi bị thay thế.
Trang trại Nesle của Innovafeed đang tạm giữ kỷ lục sau quá trình mở rộng kết thúc vào tháng Tư. Công ty đã lên kế hoạch hợp tác với ADM xây dựng một trang trại ruồi ở Mỹ với sản lượng dự kiến tăng gấp bốn lần hiện nay.
Ứng cử viên tiềm năng lập kỷ lục mới là một cơ sở rộng 45.000m2 được Ynsect xây dựng vào mùa Hè này và được tài trợ bởi khoản đầu tư 224 triệu USD từ các nhà đầu tư mạo hiểm.
Tuy nhiên, kỷ lục này sẽ lại bị phá vỡ khi Innovafeed mở rộng trang trại nuôi ruồi lính đen ở Nesle lên diện tích 55.000m2 và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024./.
Viễn Nguyễn
Vietnam+/ TTXVN
- ngành nuôi côn trùng li>
- nuôi côn trùng li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất