[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tháng 11/2023, giá lợn hơi tại Hoa Kỳ và Trung Quốc đều giảm so với cuối tháng trước. Ngày 24/11/2023, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) cho biết sẽ cùng các cơ quan liên quan thu mua thịt lợn để dự trữ nhằm bình ổn giá mặt hàng này, trong bối cảnh giá thịt lợn tại Trung Quốc đang có xu hướng giảm mạnh.
Tháng 11/2023, giá lợn hơi trên cả nước trong xu hướng giảm do sức mua trên thị trường vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. 10 tháng năm 2023, xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam tăng 20,3% về lượng và tăng 37,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Lượng thịt lợn nhập khẩu trong 10 tháng năm 2023 chiếm khoảng 2,1% so với sản lượng thịt lợn sản xuất trong nước.
THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
Trong tháng 11/2023, giá thịt lợn trên thị trường quốc tế biến động mạnh, giá lợn hơi tại Hoa Kỳ và Trung Quốc đều giảm so với cuối tháng trước. Giá thịt lợn giảm chủ yếu do nhu cầu chậm, hoạt động nhập khẩu trì trệ, đặc biệt từ một số nước Đông Á, cùng với áp lực giảm giá xuất phát từ nguồn cung sẵn có để xuất khẩu cao ở một số nhà cung cấp hàng đầu.
Tại Chicago, Hoa Kỳ giá lợn nạc giao ngay có nhiều biến động. Sau khi tăng lên mức cao nhất tháng vào ngày 13/11/2023 (lên 73,7 UScent/ lb), giá quay đầu giảm trở lại. Ngày 28/11/2023, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ giao kỳ hạn gần dao động ở mức 67,98 UScent/lb, giảm 5,1% so với cuối tháng 10/2023 và giảm 18,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Brazil
Theo khảo sát của Hiệp hội Thịt Brazil (ABPA), xuất khẩu thịt lợn của Brazil (gồm tất cả các sản phẩm tươi và chế biến) năm 2023 dự kiến đạt khoảng 1,2 triệu tấn, tăng 9,6% so với năm 2022. Trong 10 tháng năm 2023, Brazil xuất khẩu được 1,01 triệu tấn thịt lợn, trị giá 2,36 tỷ USD, tăng 9,6% về lượng và tăng 13,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Ngoài thị trường chủ chốt là Trung Quốc, Brazil còn đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác như Mê-hi-cô. Theo ABPA, các quốc gia như Chi lê và Phi-líp-pin đang có nhu cầu nhập khẩu nhiều thịt lợn từ Brazil hơn. Thêm vào đó là xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc cũng tăng, đưa Brazil trở thành nước xuất khẩu quan trọng tại những thị trường có giá trị gia tăng cao nhất hiện nay.
Trung Quốc
Tại Trung Quốc, giá thịt lợn đang chịu áp lực do nguồn cung thịt tăng, trong khi nhu cầu chậm. Hiện hợp đồng tương lai thịt lợn trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) dao động ở mức 15.380 NDT/tấn. Tại Thượng Hải, giá lợn hơi hiện đã giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 14.070 NDT/tấn – chạm mức thấp nhất kể từ tháng 02/2023. Ngày 24/11/2023, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) cho biết sẽ cùng các cơ quan liên quan thu mua thịt lợn để dự trữ nhằm bình ổn giá mặt hàng này, trong bối cảnh giá thịt lợn tại Trung Quốc đang có xu hướng giảm mạnh. Đây sẽ là đợt thu mua và dự trữ thịt lợn lần thứ 3 trong năm nay của Chính phủ Trung Quốc.
Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy giá thịt lợn giữa tháng 11/2023 tại nước này đã giảm 0,7% so với đầu tháng. Thông thường, tiêu thụ thịt lợn tại Trung Quốc sẽ tăng trong những tháng mùa Đông nhờ nhu cầu thịt ướp muối và chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, một số chuyên gia dự báo nhu cầu thịt lợn tại nước này năm nay sẽ giảm đáng kể. Trong khi nguồn cung thịt lợn từ các trang trại chăn nuôi lớn nhất nước đang cao, gây khó khăn cho Chính phủ để củng cố niềm tin đối với nền kinh tế. Trong khi đó, lượng thịt lợn nhập khẩu của Trung Quốc đang có xu hướng chậm lại trong mấy tháng gần đây do nhu cầu yếu.
Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 10 tháng năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 1,35 triệu tấn thịt lợn (HS 0203), với trị giá 3,11 tỷ USD, giảm 0,5% về lượng, nhưng tăng 7,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Các thị trường cung cấp thịt lợn lớn nhất cho Trung Quốc trong 10 tháng năm 2023 gồm: Brazil, Tây Ban Nha, Ca-na-da, Hoa Kỳ, Hà Lan, Đan Mạch… Trong đó, Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Trung Quốc, chiếm 25,97% trong tổng lượng thịt lợn nhập khẩu của Trung Quốc trong 10 tháng năm 2023, với 352,56 nghìn tấn, trị giá 887,75 triệu USD, tăng 8% về lượng và tăng 18,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Thịt trâu, bò: Trong 10 tháng năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 2,26 triệu tấn thịt trâu, bò (HS 0201; 0202), trị giá 11,87 tỷ USD, tăng 2,9% về lượng, nhưng giảm 19,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu nhập khẩu từ Brazil, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Úc, Niu Di-Lân, Hoa K ỳ… Lượng thịt trâu, bò nhập khẩu của Trung Quốc từ các thị trường Brazil, Ác-hen-ti-na, Úc đều tăng khá so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, Brazil vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp thịt trâu, bò cho Trung Quốc trong 10 tháng năm 2023, chiếm 41,7% trong tổng lượng thịt trâu, bò nhập khẩu của Trung Quốc, với 942,22 nghìn tấn, trị giá 4,84 tỷ USD, tăng 8,8% về lượng, nhưng giảm 19,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Thịt gia cầm: Trong 10 tháng năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 1,12 triệu tấn thịt và phụ phẩm của gia cầm (HS 0207), với trị giá 3,62 tỷ USD, tăng 1,1% về lượng và tăng 5,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu nhập khẩu từ Brazil, Hoa Kỳ, Nga, Thái Lan, Bê-la-rút, Ác-hen-ti-na… Trừ Hoa Kỳ và Ác-hen-ti-na, lượng thịt và phụ phẩm gia cầm nhập khẩu của Trung Quốc từ các thị trường này đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, Brazil là tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp thịt và phụ phẩm của gia cầm tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh cho Trung Quốc trong 10 tháng năm 2023, chiếm 51,78% trong tổng lượng thịt và phụ phẩm gia cầm nhập khẩu của Trung Quốc, với 583,77 nghìn tấn, trị giá 1,67 tỷ USD, tăng 23,1% về lượng và tăng 32,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
Tháng 11/2023, giá lợn hơi trên cả nước trong xu hướng giảm do sức mua trên thị trường vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Hiện giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 48.000 – 53.000 đồng/kg, giảm từ 1.000-2.000 đồng/kg so với cuối tháng trước. Cụ thể, giá lợn hơi tại khu vực miền Bắc hiện dao động trong khoảng 50.000 – 52.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với cuối tháng trước. Giá lợn hơi miền Trung, Tây Nguyên hiện dao động trong khoảng 49.000 – 51.000 đồng/kg, giảm 1.000- 2.000 đồng/kg so với cuối tháng trước. Giá lợn hơi tại khu vực miền Nam hiện dao động trong khoảng 48.000 – 53.000 đồng/kg, giảm 1.000- 2.000 đồng/kg so với cuối tháng trước.
Đến thời điểm này, tình hình chăn nuôi của các doanh nghiệp, trang trại vẫn khá ổn định. Hiện tổng đàn lợn của cả nước đạt khoảng 28,6 – 28,7 triệu con. Với tỷ lệ đàn lợn hiện có, cơ bản đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ thịt lợn và các sản phẩm từ thị lợn của thị trường trong nước từ nay đến cuối năm, kể cả dịp Tết nguyên đán 2024. Dự báo nhu cầu tiêu thụ vào dịp cuối năm 2023 và đầu năm 2024 chủ yếu phục vụ dịp Tết Nguyên đán tăng từ 10-15% so với các tháng khác trong năm. Vì vậy, với việc duy trì ổn định đàn gia súc, gia cầm và tình hình dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ thì cơ bản thị trường nguồn cung sẽ ổn định, không bị thiếu hụt thực phẩm.
TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU THỊT VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ THỊT CỦA VIỆT NAM
+ Tình hình xuất khẩu: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 10/2023, xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt đạt 1,95 nghìn tấn, trị giá 11,1 triệu USD, giảm 21,1% về lượng, nhưng tăng 23,5% về trị giá so với tháng 10/2022. Lũy kế 10 tháng năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 18,11 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 88,95 triệu USD, tăng 20,3% về lượng và tăng 37,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Tháng 10/2023, thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu sang 18 thị trường trên thế giới, trong đó chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường như: Hồng Công, Bỉ, Trung Quốc, Căm-pu-chia, Hoa Kỳ, Ma-lai-xi-a, Tây Ban Nha, Hà Lan, Hàn Quốc…
Trong tháng 10/2023, Hồng Công vẫn là thị trường xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất của Việt Nam, chiếm 44,96% về lượng và chiếm 49,01% về trị giá trong tổng xuất khẩu thịt và sản phầm thịt của cả nước, với 878 tấn, trị giá 5,44 triệu USD, tăng 6,9% về lượng và tăng 5,3% về trị giá so với tháng 10/2022. Lũy kế 10 tháng năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hồng Công 7,84 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 48,77 triệu USD, tăng 28,7% về lượng và tăng 49,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Hồng Công chủ yếu là thịt lợn sữa nguyên con đông lạnh, thịt lợn nguyên con đông lạnh…
Nhìn chung, trong 10 tháng năm 2023, thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các chủng loại như: Thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (chủ yếu là lợn sữa và thịt lợn nguyên con đông lạnh); Thịt khác và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm; Thịt trâu, bò tươi đông lạnh… Trong đó, thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh (chủ yếu là lợn sữa và thịt lợn nguyên con đông lạnh) được xuất khẩu nhiều nhất với được 8,77 nghìn tấn, trị giá trị giá 51,34 triệu USD, tăng 2,3% về lượng và tăng 28,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Thịt lợn tươi ướp lạnh, hoặc đông lạnh được xuất khẩu sang thị trường như Hồng Công, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Lào, Pa-pu-a Niu Ghi-nê… Đáng chú ý, trong 10 tháng năm 2023, xuất khẩu thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm tăng mạnh, đạt 4,08 nghìn tấn, trị giá 10,55 triệu USD, tăng 250,5% về lượng và tăng 315,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường như: Trung Quốc, Pa-pu-a Niu Ghi-nê, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc, Hồng Công…
+ Tình hình nhập khẩu: Theo Tổng cục Hải quan, tháng 10/2023, Việt Nam nhập khẩu 81,44 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, với trị giá 158,92 triệu USD, tăng 27,2% về lượng và tăng 7,5% về trị giá so với tháng 10/2022.
Lũy kế 10 tháng năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 572,11 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 1,15 tỷ USD, tăng 5% về lượng, nhưng giảm 4,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam tiếp tục tăng trong bối cảnh giá lợn hơi vẫn giảm do sức mua chưa có nhiều cải thiện bởi người dân tiết kiệm chi tiêu. Bên cạnh đó, nhiều bếp ăn tập thể cơ cấu lại quy mô sản xuất, nhu cầu nhập hàng thực phẩm giảm xuống.
Tháng 10/2023, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ 44 thị trường trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt cho Việt Nam trong tháng, đạt 18,85 nghìn tấn, trị giá 56,21 triệu USD, tăng 44,2% về lượng và tăng 34,4% về trị giá so với tháng 10/2022, chiếm 23,15% về lượng và chiếm 35,37% về trị giá trong tổng nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của cả nước; Giá nhập khẩu bình quân thịt và các sản phẩm thịt từ Ấn Độ về Việt Nam giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2022, xuống còn 2.982 USD/tấn. Lũy kế 10 tháng năm 2023, nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ Ấn Độ đạt 126,93 nghìn tấn, trị giá 372,61 triệu USD, giảm 2,5% về lượng và giảm 11% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Nhìn chung, trong 10 tháng năm 2023, cơ cấu thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm thịt cho Việt Nam có sự thay đổi khi lượng nhập khẩu từ Ấn Độ, Hoa Kỳ, Brazil, Hàn Quốc có xu hướng giảm; trong khi nhập khẩu từ Nga lại có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2022.
Trong tháng 10/2023, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là các chủng loại thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm; Thịt trâu tươi đông lạnh; Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Mỡ lợn đông lạnh; Thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh… Trong đó, nhập khẩu thịt bò tiếp tục giảm; Trong khi nhập khẩu thịt gia cầm, thịt lợn, thịt trâu và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống tiếp tục tăng so với tháng 10/2022.
Tháng 10/2023, Việt Nam nhập khẩu 14,4 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 33,88 triệu USD, tăng 20,6% về lượng và tăng 29,4% về trị giá so với tháng 10/2022, đây là tháng thứ 6 liên tiếp lượng thịt lợn nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2022. Giá nhập khẩu thị lợn trung bình về Việt Nam ở mức 2.352 USD/tấn, tăng 7,3% so với tháng 10/2022.
Lũy kế 10 tháng năm 2023, nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 95,4 nghìn tấn, trị giá 239,37 triệu USD, tăng 7% về lượng và tăng 26,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Tháng 10/2023, Việt Nam nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh từ 17 thị trường, trong đó chủ yếu được nhập khẩu từ Brazil chiếm 45,61% trong tổng lượng nhập khẩu thịt lợn của cả nước; tiếp theo là Nga chiếm 33,88%; Đức chiếm 5,69%; Ca-na-da chiếm 3,29%; Tây Ban Nha chiếm 2,13%… Đáng chý ý, trừ Ca-na-da lượng thịt lợn nhập khẩu từ các thị trường này về Việt Nam tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2022..
Mặc dù nhập khẩu thịt lợn liên tục tăng, nhưng qua số liệu thống kê cho thấy, lượng thịt lợn nhập khẩu trong 10 tháng năm 2023 chiếm khoảng 2,1% so với sản lượng thịt lợn sản xuất trong nước (theo dự báo của Bộ nông nghiệp và phát triển Nông thôn, năm 2023, sản lượng thịt lợn của Việt Nam đạt khoảng 4.568 nghìn tấn).
Trong 10 tháng năm 2023, cơ cấu thị trường cung cấp thịt lợn cho Việt Nam có sự thay đổi, khi tỷ trọng nhập khẩu từ Nga, Hoa Kỳ tăng; trong khi tỷ trọng nhập khẩu từ Brazil, Đức, Ca-na-da, Hà Lan lại giảm.
Nguồn: Bản tin thị trường Nông, Lâm sản và Thủy sản
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương
- Thị trường thịt li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất