[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 12/12/2023, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức hội thảo “Xử lý chất thải chăn nuôi: Thực trạng và giải pháp”. Hội thảo với mục tiêu chia sẻ, thảo luận và kiến nghị các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững.
Hội nghị có sự tham dự của ông Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam; ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam; ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam; bà Lê Thị Thúy, Viện trưởng Viện KH&KT chăn nuôi, Hội Chăn nuôi Việt Nam và đại diện Sở TN&MT TP. Hà Nội, chuyên gia từ các đơn vị, các doanh nghiệp, người chăn nuôi… Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Hội thảo có sự tham dự của nhà quản lý, chuyên gia đầu ngành trong ngành chăn nuôi
Xử lý chất thải chăn nuôi cần sự chung tay của toàn xã hội
Ông Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam
Theo ông Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, chăn nuôi là một ngành kinh tế rất quan trọng, đang phát triển với tốc độ tương đối cao và ổn định, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm ngày càng cao của xã hội. Việc quản lý, bảo vệ tốt môi trường và xử lý chất thải chăn nuôi không chỉ đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững, mà còn ảnh hưởng lớn tới an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khoẻ cộng đồng. Để đưa chăn nuôi trở thành một ngành chính cần có nhiều giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi, giảm ô nhiễm, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam phát biểu tại hội thảo
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, ngành chăn nuôi nước ta đang có những dịch chuyển nhanh chóng từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp; từ chăn nuôi nhỏ lẻ lên chăn nuôi quy mô lớn. “Có 3 thử thách lớn nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam trong đó kiểm soát môi trường đang và vấn đề không chỉ có ngành nông nghiệp quan tâm mà các cơ quan quản lý cũng đã vào cuộc. Mặc dù đã có nhiều thành tựu trong hoạt động xử lý chất thải chăn nuôi, tuy nhiên nguy cơ về ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi đã tồn tại từ rất lâu, xử lý chất thải chăn nuôi hiện nay là vấn đề của toàn xã hội, “chúng ta không còn đơn độc nữa”, ông Dương khẳng định.
“Chăn nuôi vẫn là sinh kế quan trọng của nhiều triệu nông dân, cung cấp thực phẩm cho con người, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho hầu hết người lao động. Đầu tư cho chăn nuôi để đảm bảo sản xuất và hạ giá thành mà vẫn có lãi đã là khó khăn trong nhiều năm qua. Việc đầu tư thêm kinh phí cho nguyên vật liệu xử lý chất thải khiến gánh nặng kinh tế đối với người chăn nuôi ngày càng lớn. Việc xử lý chất thải trong chăn nuôi là vấn đề không của riêng ai và cần sự quan tâm, chia sẻ của toàn xã hội”, ông Dương cho biết thêm.
Người chăn nuôi sẽ tồn tại bền vững khi các sản phẩm chăn nuôi không chỉ đáp ứng nhu cầu về thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ, mà còn đảm bảo vấn đề môi trường.
Xây dựng giải pháp đồng bộ cho ngành chăn nuôi
Việt Nam là một nước nông nghiệp, tỷ lệ các hộ chăn nuôi chiếm 70% dân số, hoạt động chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp mang lại nhiều giá trị nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho các nhà quản lý.
Các chính sách và công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi đã và đang được áp dụng, tuy nhiên, những giải pháp này chưa thực sự xuất phát từ thực tế sản xuất và nhu cầu của người dân. Điều này đòi hỏi phải có hướng đi đúng đắn và giải pháp đồng bộ trong xử lý chất thải chăn nuôi nhằm giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường, giúp người chăn nuôi yên tâm sản xuất.
PGS.TS Bùi Hữu Đoàn, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam trình bày tham luận “Quản lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam: Một số tồn tại và bất cập trong thực tiễn”
Sau khi nghe các tham luận được trình bày tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về những khó khăn, bất cập trong bảo vệ môi trường chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi, qua đó đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả chất thải chăn nuôi.
Trước hết, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi, xây dựng các văn bản hướng thi hành Luật bảo vệ môi trường năm 2020 với nội dung quy định về hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác; xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi nhằm từng bước giảm lượng phân hóa học sử dụng; từng bước hình thành chiến lược quản lý chất thải vật nuôi toàn quốc theo hướng coi chất thải chăn nuôi là tài nguyên, là nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác để tạo lập thị trường trao đổi, chế biến, lưu thông và sử dụng hàng hóa; xây dựng cơ chế hỗ trợ ưu đãi đặc biệt đối với các doanh nghiệp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi thành phân bón hoặc cho các mục đích sử dụng khác.
Quản lý chặt chẽ quy hoạch vùng chăn nuôi, gắn quy hoạch chăn nuôi với quy hoạch bảo vệ môi trường. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức của người chăn nuôi, cộng đồng và doanh nghiệp trong thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nghiên cứu các mô hình xử lý hiệu quả chất thải chăn nuôi…
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi phù hợp với quy mô, tính chất của từng loại hình chăn nuôi; khuyến khích phát triển các công nghệ tái sử dụng, tái chế chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi. Nghiên cứu, phát triển các mô hình chăn nuôi – trồng trọt – nuôi trồng thủy sản không phát thải theo hướng quay vòng, tận thu và tái sử dụng toàn bộ chất thải.
Ghi nhận những ý kiến góp ý tại hội thảo, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam đề nghị ban tổ chức tổng hợp lại các ý kiến chuyên môn, gửi các cơ quan quản lý tham khảo, đề xuất áp dụng vào công tác quản lý và nghiên cứu trong thời gian tới.
PGS.TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp Hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam phát biểu tại hội thảo
TS Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam đóng góp ý kiến tại hội thảo
Thu Hằng
- chất thải chăn nuôi li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất