Dưới đây là kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc gà ri con từ 1 – 8 tuần tuổi do chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) chia sẻ.
1. Chuẩn bị quây úm và dụng cụ chăn nuôi:
Chuẩn bị quây úm, thiết bị sưởi, khay ăn, máng uống, thức ăn, nước uống, thuốc thú y…
Tùy theo số lượng gà ri giống 01 ngày tuổi mà chuẩn bị quây gà cho phù hợp. Sử dụng vật liệu quây thành hình tròn, đường kính 2,5 – 3m, khoảng cách các quây 2 – 3m để nới rộng quây dần sau 3 – 5 ngày úm. Sử dụng phoi bào hoặc trấu khô rải đều trong quây dày khoảng 3 – 5cm.
Chuẩn bị thiết bị sưởi ấm cho gà Ri như bóng đèn hồng ngoại hoặc chụp sưởi điện treo giữa quây với độ cao khoảng 40 – 50cm so với nền chuông. Chuẩn bị tấm cót đậy trên quây úm nhưng chỉ được đậy 2/3 quây để đảm báo độ thông thoáng.
Trước khi nhận gà ri vào chuồng úm, bật các thiết bị sưởi ấm để nhiệt độ chuồng nuôi úm đạt được yêu cầu.
Quây úm gà.
2. Nhận gà giống lúc 1 ngày tuổi
Gà con cần được đưa vào khu vực nuôi úm càng sớm càng tốt sau khi nở. Nhanh chóng tiếp nhận, vận chuyển các hộp gà giống và rải đều trong chuồng, phân đều các hộp gà vào trong quây, tách riêng khu các quây nuôi gà trống và mái để tiện cho việc theo dõi. Kiểm đếm lại số lượng và đánh giá chất lượng đàn gà ri trước khi nhập sổ theo dõi.
Thu dọn và chuyển các hộp, khay gà ra bên ngoài chuồng nuôi đưa đi xử lý khử trùng, đốt hộp giấy đúng nơi quy định.
3. Điều chinh mật độ nuôi
Cần phân bổ số lượng gà ri con một cách đồng đều vào các quây úm. Trong 4 ngày đầu, bố trí mỗi quây úm 150 – 200 con, từ ngày thứ 5 nới rộng dần diện tích quây để gà di chuyển dễ dàng đến máng ăn, máng uống. Mùa nóng có thế bỏ quây úm từ ngày thứ 14 để gà con có thể tự do chạy khắp chuồng úm.
Tùy thuộc vào điều kiện chuồng nuôi, mùa vụ mà quyết định mật độ nuôi thích hợp, điều chỉnh kịp thời trong từng giai đoạn:
– Giai đoạn 1 – 2 tuần tuổi: 25 – 20 con/m2 quây úm.
– Giai đoạn 3 – 5 tuần tuổi: 15 – 10 con/m2 nền chuồng.
– Giai đoạn 6 – 8 tuần tuổi: 10 – 8 con/m2 nền chuồng.
Gà ri con.
4. Điều khiển nhiệt độ, độ ẩm và thông thoáng
a. Nhiệt độ chuồng nuôi
Gà con không tự điều chỉnh thân nhiệt một cách hoàn chỉnh trong hai tuần đầu, vì vậy việc giữ ấm cho gà ri con theo nhu cầu sinh lý trong giai đoạn gà con là rất quan trọng. Nếu không đảm bảo nhiệt độ thì tỳ lệ nuôi sống, khả năng sinh trưởng sẽ bị ảnh hưởng, các bệnh đường ruột và hô hấp dễ phát sinh.
Nhiệt độ chuồng nuôi cần đảm bảo như sau:
– Giai đoạn 1 tuần tuổi: 30 – 32 độ C.
– Giai đoạn 2 – 4 tuần tuổi: 28 – 30 độ C.
– Giai đoạn 5 – 8 tuần tuổi: 22 – 25 độ C.
Trong quá trình nuôi phải quan sát phản ứng của gà đối với nhiệt độ:
Trong điều kiện mùa hè, nhiệt độ môi trường có những ngày cao trên mức yêu cầu thì cần có các biện pháp chống nóng bằng quạt hút, quạt đẩy tạo độ thông thoáng trong chuồng nuôi.
b. Độ ẩm chuồng nuôi
Độ ẩm trong chuồng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự điều chỉnh nhiệt của gà con. Độ ẩm trong chuồng khoảng 60 – 70% là phù hợp với gà ri.
Nếu độ ẩm môi trường quá cao, đế khắc phục hạn, chế ảnh hưởng, cần phải giữ chuồng trại luôn khô ráo, thường xuyên bổ sung chất độn chuồng khô mới, che chắn mưa hắt và phát quang cây cối hai bên chuồng.
c. Thông thoáng chuồng nuôi
Độ thông thoáng phù hợp sẽ đảm bảo duy trì không khí sạch trong chuồng nuôi. Nếu nhiệt độ môi trường thấp, chuồng úm gà con phải che chắn kín để giữ nhiệt độ.
Yêu cầu lượng khí CO2 tối đa không quá 0,1%; lượng khí NH3 không quá 0,01% và lượng khí H2S không quá 0,01% trong không khí chuồng nuôi.
Điều chỉnh thông thoáng bằng cách nâng, hạ bạt che chắn hai bên chuồng, tắt, bật quạt thông gió cuối chuồng. Nếu gà dồn lại một phía là bị gió lùa, cần phải che kín hướng gió thổi.
5. Điều chỉnh ánh sáng
Ánh sáng có vai trò rất quan trọng, ánh sáng phù hợp có tác dụng giúp gà ri con thu nhận lượng thức ăn, nước uống tốt. Đồng thời sự phân bố ánh sáng đều trên nền chuồng giúp gà phát triển đồng đều, khỏe mạnh.
Sử dụng bóng điện LED công suất 30W, treo cao trên đầu người khoảng 0,3 – 0,5m, cường độ chiếu sáng 30 – 40 lux nền chuồng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho đàn gà 24/24 giờ trong 2 tuần đầu. Từ tuần tuổi thứ 4 giảm dần thời gian chiếu sáng còn 17 giờ/ngày, ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên.
6. Cách cho gà ri con uống nước
Sau khi đưa gà xuống chuồng ổn định khoảng 15 – 20 phút, bắt đầu cho gà tập uống nuớc. Khi cho gà uống nước cần quan sát tình trạng đàn gà con, khi thấy gà con tụ lại quanh máng uống nước chứng tỏ gà khát nước, cần phải xử lý như sau:
– Cho gà uống trong khoảng 3 – 5 phút, sau đó cho gà nghỉ khoảng 10 – 15 phút rồi tiếp tục cho uống, công việc này làm đến khi gà hết hiện tượng khát nước thì mới đế máng nước ổn định trong chuồng.
– Trong tuần đầu, bổ sung chất điện giải, gluco KC vào nước uống.
Sử dụng máng uống tròn loại 2 lít cho uống trong thời gian 1 – 4 tuần, từ 5 – 8 tuần sử dụng máng 4 lít, lượng nước không quá 1/3 vành máng và kê máng đảm bảo độ cao của máng uống ngang với lưng gà để tránh làm ướt lông gà và ướt chất độn chuồng.
Cần cho gà uống nước sạch và đầy đủ. Hàng ngày cọ rửa máng và hàng tuần khử trùng máng.
7. Thức ăn và cách cho gà ri ăn
Khấu phần thức ăn cho gà con chia ra 2 giai đoạn, ứng với giá trị dinh dưỡng thức ăn giai đoạn 1 – 4 tuần tuổi và 5 – 8 tuần tuổi.
a. Thức ăn:
Sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng mảnh, dạng viên hoặc thức ăn phối trộn các nguyên liệu cần thiết, đảm bảo dinh dưỡng khấu phần cho từng giai đoạn.
b. Cách cho gà ri ăn:
Không cho gà ăn ngay khi xuống chuồng, tùy theo tình trạng đàn gà nhập chuồng mà có biện pháp cho ăn phù hợp. Nhưng phải lưu ý cho gà ăn sau khi đã được uống nước ít nhất 1 – 2 giờ khi gà không còn tình trạng khát nước.
Cho gà ăn tự do trong 1 – 6 tuần đầu và từ tuần thứ 7 cho ăn theo định lượng, nuôi tách riêng trống mái.
– Trong giai đoạn 1 – 2 tuần tuổi, dùng khay ăn hình tròn, hình vuông hoặc chữ nhật không quá 100 gà con/khay, cho ăn 8 – 10 lần/ngày đêm, rải đều lớp thức ăn trên khay để thức ăn luôn mới, thơm, tăng tính ngon miệng và tránh lãng phí.
– Từ tuần tuổi thứ 3 đến tuần thứ 4 thay bằng máng ăn dài, giữ khoảng cách 4 – 5cm/con và cho ăn 6 – 8 lần/ngày đêm.
– Giai đoạn 5 – 8 tuần, dùng máng ăn P50 không quá 50 con/máng, cho ăn 4 – 6 lần/ngày đêm trong giai đoạn gà 5 – 6 tuần tuổi, cho ăn 2 lần/ngày lúc 7 – 8 tuần tuổi. Đối với gà ri giai đoạn gà con cho ăn tự do, vì vậy luôn đảm bảo thức ăn có ở máng ăn trong ngày.
Treo máng bằng móc có nấc điều chỉnh cao thấp để giữ miệng máng thường xuyên cao ngang vai gà đế gà ăn một cách thoải mái và tránh bị rơi vãi thức ăn.
8. Quản lý chất độn chuồng
Rải chất độn chuồng dày khoảng từ 3 – 5cm, hàng ngày kiểm tra và dọn những chỗ có chất độn chuồng bị ướt, bổ sung thêm chất độn chuồng mới để đảm bảo khô ráo.
Sử dụng một số chế phẩm sinh học để chuồng được khô, ít mùi, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc có hại.
9. Cắt mỏ gà
Để tránh hiện tượng gà mổ cắn nhau, tiến hành cắt mỏ gà vào lúc 18 – 20 ngày tuổi, sử dụng máy cắt mỏ cắt 1/3 mỏ sừng nhọn phía trên và là nhiệt kỹ để tránh chảy máu.
10. Đối với gà ri nuôi chăn thả
Mùa hè sau 5 tuần tuổi, mùa đông sau 6 tuần tuổi bắt đầu kết hợp nuôi chăn thả ra vườn bãi, cần lưu ý khi bắt đầu tập thả, tăng dần diện tích vườn bãi thả, tăng dần thời gian thả, ngày đầu tiên chỉ nên thả gà ri ra 2 giờ và chỉ thả gà ra khi thời tiết nắng ấm, mát mẻ và vườn bãi khô ráo vào lúc giữa buổi sáng và cuối buổi chiều, từ ngày thứ hai tăng thêm 1 giờ cho đến khi hết thời gian ban ngày.
Trước khi thả cần cho gà ăn, uống đầy đủ và sử dụng thuốc phòng bệnh đường ruột, đường hô hấp theo liều lượng 3 – 5 ngày.
11. Kiểm tra đàn gà
Hàng ngày kiểm tra tình trạng đàn gà và loại thải gà chết, gà yếu. Ghi chép đầy đủ số lượng gà hiện có và lượng thức ăn cho gà ăn vào sổ theo dõi.
Bàng Nghiêm
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất