[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 19/01/2023, tại Hà Nội, Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức hội nghị Ban chấp hành tổng kết công tác Hội năm 2023 và định hướng hoạt động năm 2024.
Tham dự hội nghị có ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam; đại diện các Hội/Hiệp hội ngành hàng chăn nuôi, nhiều doanh nghiệp và cơ quan báo chí Hà Nội và Trung ương.
Toàn cảnh hội nghị
TS Nguyễn Xuân Dương – Chủ tịch Hội; TS Nguyễn Ngọc Sơn – Phó Chủ tịch Thường trực; TS Nguyễn Văn Hưng – Phó Chủ tịch Phụ trách miền Trung chủ trì hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, TS Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, năm 2024, Hội tiếp tục củng cố, kiện toàn, phát triển tổ chức Hội các cấp về tổ chức và hội viên đặc biệt là các hội viên doanh nghiệp, cá nhân;
Đặc biệt, Hội hoàn thành các thủ tục liên quan với VUSTA về ký kết chương trình hợp tác triển khai các nhiệm vụ công tác; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể chuyển văn phòng làm việc chính thức của Hội Chăn nuôi Việt Nam đến Tòa nhà trụ sở của Liên hiệp hội.
Hội cũng sẽ duy trì và phát huy các ấn phẩm báo chí của Hội; tích cực phối hợp với doanh nghiệp, tỉnh hội, cơ sở đào tạo, Viện nghiên cứu tổ chức một số hội thảo khoa học theo chủ đề phù hợp; khuyến khích các tỉnh hội, các đơn vị khác tìm kiếm xây dựng đề tài phù hợp hoặc phối hợp tham gia nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, Hội sẽ tổ chức đoàn tham dự Hội nghị Chăn nuôi Á Úc lần thứ 20 tại; chuẩn bị nội dung và nguồn lực cho công tác tổ chức Hội nghị Chăn nuôi Á -Úc lần thứ 21.
TS Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam
Cùng với đó, Hội tiếp tục tham gia các nội dung công tác tư vấn, phản biện về chính sách, pháp luật, quy chuẩn, liên quan đến chăn nuôi, theo chương trình và các hoạt động phát sinh trong năm 2023 ở các cấp từ trung ương hội đến các tỉnh hội.
Đặc biệt, Hội Chăn nuôi Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu có văn bản kiến nghị lên Chính phủ, nhà nước về chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, người chăn nuôi liên quan đến các vấn đề nóng của ngành và các thành viên trong Hội.
Cụ thể: Quỹ đất và các chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi mà thời hạn buộc phải thực hiện là từ 1/1/2025; kiểm soát sự bất cập trong việc nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi, nhất là vấn đề nhập khẩu tiểu ngạch các loại vật nuôi sống, đang làm phương hại lớn đến vấn đề kiểm soát dịch bệnh, thị trường và an toàn thực phẩm đối với chăn nuôi và người tiêu dùng trong nước; những vấn đề bất cập của chăn nuôi Việt Nam trong hội nhập và các biện pháp tự vệ thương mại chính đáng cho người sản xuất kinh doanh chăn nuôi trong nước; các chính sách đặc thù hỗ trợ cho ngành chăn nuôi về tín dụng, thuế, chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ phát triển hoặc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh…
Theo TS Lê Văn Thông, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam, trưởng ban kiểm tra Hội Chăn nuôi Việt Nam
Theo TS Lê Văn Thông, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam, trưởng ban kiểm tra Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, Hội Chăn nuôi Việt Nam đã và đang thực hiện nghiêm túc điều lệ Hội được Bộ Nội vụ quy định; thực hiện tốt nghiêm túc nghị quyết Ban chấp hành, Ban Thường vụ, thường xuyên họp Quý, tháng/tuần để giải quyết các vấn đề. Nội bộ đoàn kết cao, uy tín, ngày càng được nâng cao. Nguồn thu có tiến bộ so với năm 2022.
Ông Đoàn Trọng Lý, Trưởng Ban Tài chính – Thị trường, Hội Chăn nuôi Việt Nam
Còn ông Đoàn Trọng Lý, Trưởng Ban Tài chính – Thị trường khẳng định, năm 2023, Hội hoạt động đều tay, rất tốt, đoàn kết, hiệu quả và minh bạch. Hội cũng có nhiều cái mới về tổ chức, hoạt động. Cụ thể, các nhiệm vụ được phân công rõ ràng về chức trách.
Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam
Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, sau Đại hội, các cuộc họp của Hội Chăn nuôi Việt Nam vui vẻ hơn, không căng thẳng, thể hiện sự đoàn kết, thống nhất cao, đó là điều thành công nhất. Với vai trò là Hội vừa khoa học kỹ thuật, vừa liên quan đến liên quan đến các ngành hàng, Hội đã thể hiện vai trò phản biện xã hội. Cụ thể, Hội Chăn nuôi Việt Nam cùng với các Hội/Hiệp hội khác có những văn bản kiến nghị được chuẩn bị công phu, rất kịp thời gửi lên Quốc hội, Bộ Tài nguyên môi trường, để bổ sung đất dành cho chăn nuôi. Vì vậy, tại điểm D, khoản 2, điều 9 Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (đã được kỳ họp bất thường thứ 5, quốc hội khóa XV) có thêm mục đất cho chăn nuôi tập trung. Cùng với đó, Chủ tịch Hội đã dám đương đầu phản ánh tình trạng gia súc, gia cầm nhập lậu. Hoạt động thông tin truyền thông rất tốt, đặc biệt là ấn phẩm www.nhachannuoi.vn và Chăn nuôi Việt Nam. Hội Duy trì phối hợp tốt với hiệp hội ngành hàng và bước đầu kết nối với Hội Chăn nuôi cấp tỉnh…
TS Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT (VUSTA)
TS Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT (VUSTA) chia sẻ, những thành quả của tất cả các Hội/Hiệp hội liên quan đến ngành chăn nuôi là rất đáng ghi nhận trước những khó khăn, áp lực nhiều hơn thuận lợi. TS Phan Xuân Dũng khẳng định VUSTA – mái nhà chung của 22 triệu trí thức Việt Nam với hệ thống 63 tỉnh/thành Liên hiệp hội sẽ luôn đồng hành, và kết hợp nhuần nhuyễn cùng Hội Chăn nuôi Việt Nam để kiến nghị những bất cập của ngành chăn nuôi lên Đảng, Nhà nước; cũng như phối hợp trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học công nghệ mới…
Tâm An
Chia sẻ với người chăn nuôi và doanh nghiệp
Chia sẻ về tình hình chăn nuôi năm 2023, TS.Nguyễn Xuân Dương – Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, dù các chỉ số, năng suất, số lượng đàn vật nuôi tăng nhưng, hiệu quả sản xuất, số lượng đàn vật nuôi đều tăng trưởng nhưng người chăn nuôi, các doanh nghiệp không phấn khởi. Các chỉ tiêu đều tăng nhưng thu nhập của người chăn nuôi, của doanh nghiệp không những không tăng mà còn giảm dần.
Ông Dương cho rằng: Bên cạnh những nguyên nhân khách quan như vấn đề dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là dịch tả lợn châu Phi khiến phát sinh thêm chi phí, giá thành chăn nuôi tăng cao. Trong khi đó, giá sản phẩm chăn nuôi vẫn ở mức thấp và giảm nhiều.
“Áp lực về thị trường cao, sức mua không tăng nhưng giá thành sản xuất lại tăng, nguồn cung tăng cao. Sản xuất chỉ là một vấn đề nhưng vấn đề mấu chốt là chúng ta nhập khẩu các sản phẩm vào quá nhiều. Không chỉ là nhập khẩu các sản phẩm chính ngạch như thịt gà, thịt lợn đông lạnh, trong đó nhiều là thứ phẩm như cổ cánh, chân giò…
Vấn đề nữa là chúng ta nhập nhiều sản phẩm thịt bò, trâu, nhất là thịt của Ấn Độ. Sắp tới thuế nhập khẩu có sản phẩm còn về 0% thì áp lực còn lớn hơn nhiều lần. Chưa kể sẩn phẩm nhập lậu vào Việt Nam như gia cầm, trứng, lợn, trâu bò… quá nhiều, không thể thống kê được.
Cộng hưởng nhiều nguyên nhân khiến chúng ta không kiểm soát được thị trường, dịch bệnh, an toàn thực phẩm… càng làm cho ngành chăn nuôi trong nước ngày càng khốn đốn, người chăn nuôi thê thảm hơn, người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng nặng”, Chủ tịch Hội Chăn nuôi nêu rõ.
Ông Đào Quang Vinh – Tổng giám đốc Vinh Anh Food
Ông Đào Quang Vinh – Tổng giám đốc Vinh Anh Food khẳng định: Nếu chúng ta không sớm kiểm soát được dịch bệnh và hạn chế nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi thì người chăn nuôi trong nước, các doanh nghiệp sẽ ngày càng thua thiệt và thê thảm hơn.
“Hiện, sản phẩm làm ra trong nước bán giá thấp hơn giá thành, người chăn nuôi liên tục lỗ chồng lỗ. Nếu chúng ta vẫn để tình trạng nhập khẩu tràn lan thì bà con, doanh nghiệp sẽ rất khổ, phá sản hết”, ông Vinh nói.
- hội chăn nuôi việt nam li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Bình Định: An Lão phát triển chăn nuôi trâu, bò
- Lâm Đồng: 100% cơ sở trang trại chăn nuôi quy mô lớn an toàn sinh học
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 31/12/2024
- SHG: Khánh thành trại chăn nuôi lợn công nghệ an toàn sinh học 183 tỷ đồng
- Trung Quốc chiếm 46% trong tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng mạnh
- Những tiến bộ gần đây trong đánh giá năng lượng ở lợn
- Kinh nghiệm quản lý và đầu tư phát triển chăn nuôi của một số quốc gia phát triển và bài học cho Việt Nam (kỳ i)
Tin mới nhất
T6,03/01/2025
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Bình Định: An Lão phát triển chăn nuôi trâu, bò
- Lâm Đồng: 100% cơ sở trang trại chăn nuôi quy mô lớn an toàn sinh học
- Một số kết quả chính của ngành chăn nuôi năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 31/12/2024
- SHG: Khánh thành trại chăn nuôi lợn công nghệ an toàn sinh học 183 tỷ đồng
- Trung Quốc chiếm 46% trong tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng mạnh
- Những tiến bộ gần đây trong đánh giá năng lượng ở lợn
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất