[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo số liệu từ Cục Chăn nuôi, sản lượng thức ăn công nghiệp ước đạt 20 triệu tấn (giảm 2,4% so với năm 2022). Trong đó, thức ăn cho lợn đạt 11,15 triệu tấn (chiếm khoảng 55,7%), thức ăn cho gia cầm đạt khoảng 8,17 triệu tấn (chiếm khoảng 40,8%), còn lại là thức ăn cho vật nuôi khác (chiếm khoảng 3,4%).
Sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Tập đoàn Mavin
Giá các nguyên liệu TĂCN đều giảm
Trong năm 2023, giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính đều giảm so với năm 2022, cụ thể: ngô hạt 7,76 nghìn đồng/kg (giảm 12,5%); khô dầu đậu tương 14,1 nghìn đồng/kg (giảm 3,1%); DDGS 9,24 nghìn đồng/kg (giảm 7,6%); cám mì 6,87 nghìn đồng/kg (giảm 1,9%); cám gạo chiết ly 6,19 nghìn đồng/kg (giảm 1,7%). Tuy nhiên, so với năm 2022 giá các nguyên liệu chính trong năm 2023 vẫn cao hơn từ 32,4% đến 45,6% so với giai đoạn trước dịch Covid-19 (năm 2020).
Bảng 1. Giá nguyên liệu TĂCN và giá TĂCN hỗn hợp trung bình năm 2020-2023
TT |
Nguyên liệu/TĂCN |
Năm 2020 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
So sánh 2023/2022 |
So sánh 2023/2020 |
1 |
Ngô hạt |
5.640 |
8.866 |
7.760 |
-12,5 |
37,6 |
2 |
Khô dầu đậu tương |
10.191 |
14.520 |
14.075 |
-3,1 |
38,1 |
3 |
Cám mì |
5.186 |
7.000 |
6.868 |
-1,9 |
32,4 |
5 |
Cám gạo chiết ly |
4.433 |
6.294 |
6.190 |
-1,7 |
39,6 |
9 |
DDGS |
6.341 |
9.997 |
9.235 |
-7,6 |
45,6 |
10 |
Thức ăn hỗn hợp lợn thịt (vỗ béo từ 60kg trở lên) |
9.368 |
13.107 |
13.561 |
3,5 |
44,8 |
11 |
Thức ăn hỗn hợp gà thịt (lông màu) |
9.500 |
12.880 |
13.223 |
2,7 |
39,2 |
12 |
Thức ăn hỗn hợp gà thịt (lông trắng) |
9.967 |
13.588 |
13.680 |
0,7 |
37,3 |
Nguồn: Cục Chăn nuôi
Mặc dù giá nguyên liệu TĂCN trung bình cả năm 2023 giảm so với năm 2022, nhưng giá TĂCN hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn và gia cầm trung bình cả năm 2023 vẫn cao hơn 0,7-3,5% so với năm 2022 và cao hơn 44,8% so với giai đoạn trước dịch Covid-19 (năm 2020). Nguyên nhân chủ yếu do giá TĂCN hoàn chỉnh chỉ được điều chỉnh giảm giá kể từ tháng 6/2023 đến nay (khoảng 6 đợt điều chỉnh giảm giá nhưng mức giảm mỗi đợt không nhiều).
Việt Nam chi 6,8 tỷ USD nhập khẩu nguyên liệu TĂCN
Ước tính cả năm 2023, nước ta nhập khẩu 16,8 triệu tấn nguyên liệu TĂCN (tương đương 6,8 tỷ USD) (chưa bao gồm nguyên liệu nguồn gốc từ động vật), trong đó một số nguyên liệu nhập khẩu chính: ngô hạt 7 triệu tấn (tương đương 2,1 tỷ USD); khô dầu các loại 4,9 triệu tấn (tương đương 2,4 tỷ USD); lúa mì + lúa mạch 1,4 triệu tấn (tương đương 453 triệu USD); DDGS 1,15 triệu tấn (tương đương 394 triệu USD); cám các loại 474 nghìn tấn (tương đương 110 triệu USD); tấm + gạo 414 nghìn tấn (tương đương 145 triệu USD); đậu tương hạt 343 nghìn tấn (tương đương 226 triệu USD); thức ăn bổ sung 527 nghìn tấn (tương đương 574 triệu USD).
Còn tình trạng vi phạm trong lĩnh vực TĂCN
Đối với TĂCN sản xuất trong nước: Cục Chăn nuôi xử phạt vi phạm hành chính 3 đơn vị đối với các hành vi: bán hàng không có dấu hợp quy; không có biện pháp bảo quản nguyên liệu TĂCN theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp; sản xuất TĂCN có chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng bệnh cho vật nuôi không phải ở giai đoạn con non để xử lý theo quy định.
Đối với TĂCN nhập khẩu: Cục Chăn nuôi đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 10 đơn vị (Trong đó, 04 đơn vị nhập khẩu TĂCN có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng; 01 đơn vị nhập khẩu TĂCN có hàm lượng, định lượng chỉ tiêu an toàn cao hơn mức tối đa so với quy định trong quy chuẩn kỹ thuật; 01 đơn vị nhập khẩu TĂCN chưa được công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ NN&PTNT và 04 đơn vị có hành vi cố ý sửa chữa làm sai lệch thông tin trong hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng TĂCN nhập khẩu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia); đồng thời đã lập Biên bản vi phạm hành chính đối với những đơn vị này để xử lý theo quy định.
Bên cạnh đó, từ cuối năm 2022, Cục Chăn nuôi tiến hành kiểm tra và lấy mẫu TĂCN để kiểm tra chất lượng tại một số đơn vị sản xuất TĂCN. Phát hiện 02 đơn vị có hành vi sản xuất TĂCN có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, Cục Chăn nuôi đã lập Biên bản vi phạm hành chính và ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 đơn vị này (Quyết định được ban hành vào đầu năm 2023).
Tuy nhiên, theo Cục Chăn nuôi, công tác thanh tra hiện nay cũng gặp một số khó khăn do hoạt động thanh tra phải tạm dừng vì Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023, nhưng Nghị định quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành lại chưa được ký ban hành, nên không thể thành lập được Đoàn thanh tra.
Hiện nay, việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được thực hiện qua hệ thống một cửa quốc gia (100% số hồ sơ); triển khai thủ tục cấp phép về nhập khẩu tinh, giống của các công ty hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi; phân tích mẫu dịch vụ và xác nhận chất lượng TĂCN nhập khẩu; đăng ký công nhận tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực chăn nuôi…
Đỗ Hà
Cục Chăn nuôi lí giải còn tình trạng chậm trả hồ sơ lĩnh vực TĂCN
Theo Cục Chăn nuôi, số lượng hồ sơ lĩnh vực TĂCN gửi tới Cục Chăn nuôi tương đối nhiều, đặc biệt là thủ tục hành chính “Đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng TĂCN nhập khẩu”, thời gian trả ngắn (03 ngày). Phần mềm tiếp nhận hồ sơ chưa được sửa về cách tính thời gian (thứ 7, Chủ nhật vẫn tính là ngày làm việc); chưa sửa được nội dung xác nhận chất lượng tự động, để doanh nghiệp gửi Hải quan và kết nối với thủ tục “Miễn giảm kiểm tra chất lượng TĂCN nhập khẩu”. Theo đó, gây mất thời gian để tiếp nhận và trả hồ sơ nhánh thủ tục này. Phần mềm dịch vụ công trực tuyến đối với nhóm thủ tục “Công bố TĂCN sản xuất trong nước” được xây dựng qua nhiều giai đoạn, dẫn đến khó khăn để tra cứu, xử lý cơ sở dữ liệu, mất thời gian cho cán bộ “một cửa” xử lý…
- ngành TACN li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất