Về nghiên cứu, sản xuất vắc xin
Theo Cục Thú y, Cục đã chỉ đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam cung cấp thông tin chủng vi rút Lở mồm long móng để phục vụ nghiên cứu vắc xin và hợp tác nghiên cứu sản xuất vắc xin Lở mồm long móng; chỉ đạo các đơn vị thuộc Cục phối hợp với Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam và Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam tham gia đoàn kiểm tra giám sát tình hình sản xuất, chất lượng và sử dụng vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE.
Cục đã chỉ đạo Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương Navetco gửi sinh phẩm, hợp tác và tham gia Đoàn cán bộ kỹ thuật hỗ trợ sử dụng vắc xin Dịch tả lợn châu Phi tại Cộng hòa Dominica; cấp Giấy phép khảo nghiệm vắc xin NAVET-ASFVAC (bổ sung đối tượng chỉ định) phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi do Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương Navetco sản xuất.
Cấp Giấy phép khảo nghiệm vắc xin Dacovac- ASF2 phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi của Công ty TNHH Dược và Thú y Dacovet sản xuất; triển khai giám sát thử nghiệm vắc xin DACOVAC-ASF2 trên diện hẹp.
Trong năm 2023, Cục đã cấp phép lưu hành 02 loại vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục (Lumpy skin) do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam và Công ty Navetco đăng ký. Hiện tại, cả nước có 10 doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vắc xin cho động vật đạt tiêu chuẩn GMP-WHO với tổng số 209 loại vắc xin (so với cùng kỳ năm trước đã tăng 12 loại vắc xin), cơ bản đáp ứng được nhu cầu phòng các bệnh thông thường trên gia súc, gia cầm trong nước.
Từ đầu năm đến nay, Cục đã cấp Quyết định khảo nghiệm 39 loại vắc xin, kháng thể dùng trong thú y; gần 4.000 Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y, tăng 10,4% so với CKNT; hơn 1.000 Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS, MA) để phục vụ xuất khẩu.
Sản xuất vắc xin Dịch tả lợn châu Phi tại Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam
Tiếp nhận và xử lý hồ sơ thuốc thú y
Cục Thú y đã thẩm định và xét duyệt khoảng 1.800 đơn hàng nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu sản xuất thuốc thú y, vắc xin dùng trong thú y (tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước (CKNT)).
Đồng thời, Cục Thú y cũng hướng dẫn, thẩm định cấp Giấy chứng nhận xuất khẩu thuốc cho 35 doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y. Hiện nay, đã xuất khẩu hơn 1.600 loại thuốc thú y và 20 loại vắc xin thú y cho trên 46 quốc gia/vùng lãnh thổ, với giá trị xuất khẩu trên 21 triệu USD/năm (Số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tăng 02 doanh nghiệp và số sản phẩm xuất khẩu tăng 50 loại so với CKNT; giá trị xuất khẩu tăng 30% so với CKNT).
Thẩm định hơn 3.000 hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thuốc thú y nhập khẩu cho các công ty (giảm 1,4% số hồ sơ so với CKNT). Trong đó, số lượng mẫu thuốc thú y đăng ký kiểm tra chất lượng khoảng 2.000 mẫu, giảm 21% so với CKNT; số lượng mẫu không đạt chất lượng là 05 mẫu chiếm 0.3% trên tổng số mẫu kiểm tra chất lượng, giảm 07 mẫu không đạt so với CKNT.
Trong năm 2023, Cục đã thẩm định trên 10.000 loại hồ sơ (tăng 3,8% so với CKNT). Trong đó, hồ sơ tiếp nhận trực tiếp qua Bộ phận một cửa của Cục chiếm 12,8% so với CKNT là 13,1%; 100% hồ sơ đăng ký liên quan đến kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y nhập khẩu xử lý trực tuyến qua hệ thống một cửa Quốc gia.
Tăng cường Hỗ trợ xúc tiến thương mại
Xuất khẩu tổ yến
Cục Thú y đã đàm phán, thống nhất mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc. Tính đến tháng 11/2023, Cục đã hỗ trợ 10 công ty hoàn thiện hồ sơ nộp cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét; cùng với đó, phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức “Lễ công bố xuất khẩu lô sản phẩm tổ yến đầu tiên sang thị trường Trung Quốc”. Tiếp tục phổ biến các quy định, quy trình về đăng ký xuất khẩu tổ yến và sản phẩm yến cho các doanh nghiệp.
Xuất khẩu sữa
Trong năm 2023, Cục đã hỗ trợ thành công cho 11 nhà máy của 07 doanh nghiệp sữa đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc; 01 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu sang Ấn Độ. Hiện đang tiếp tục hỗ trợ 02 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu sữa sang Trung Quốc; 02 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu sữa đi Indonesia, Malaysia. Thực hiện kiểm dịch xuất khẩu hơn 14.000 tấn sữa với giá trị hơn 28 triệu USD, trong đó có có hơn 2.000 tấn sang Trung Quốc, tăng 125% so với CKNT là 1.000 tấn với giá trị hơn 3 triệu USD.
Xuất khẩu lông vũ
Thực hiện hỗ trợ thành công cho 10 doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép xuất khẩu lông vũ vào Trung Quốc, nâng tổng số doanh nghiệp lông vũ của Việt Nam được phép xuất khẩu sang Trung Quốc lên 33 doanh nghiệp trong năm 2023.
Xuất khẩu thịt gà chế biến
– Thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Vương Quốc Anh và Mông Cổ. Tổ chức làm việc với 02 đoàn thanh tra của Hàn Quốc và 01 đoàn thanh tra của Vương quốc Anh sang đánh giá hệ thống quản lý chăn nuôi, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm trong sản xuất thịt gia cầm chế biến xuất khẩu. Đàm phán thành công với Tổng cục Thú y Mông Cổ để xuất khẩu thịt và trứng gia cầm sang Mông Cổ. Tính đến tháng 10/2023, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 3.000 tấn tăng 26% so với cùng kỳ năm trước (2.750 tấn).
Xuất khẩu trứng gia cầm: Tháo gỡ lệnh tạm dừng nhập khẩu trứng gia cầm thương phẩm của Hồng Kông từ các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh.
P.V tổng hợp
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stres nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
- Tạo dựng môi trường pháp lý ổn định cho ngành thú cưng
- Giá dê tăng, người dân vẫn e dè tái đàn
- Hiệu quả nuôi vịt xiêm sử dụng thức ăn thảo dược
- Ngành chăn nuôi Việt không quá lo ngại việc Mỹ áp thuế
- Xây dựng quy trình, thủ tục rõ ràng trong tình huống dịch bệnh động vật cấp bách
- De Heus và hơn 100 nhà cung cấp chung tay “Nuôi dưỡng thế hệ tương lai”
Tin mới nhất
T7,26/04/2025
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stres nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
- Tạo dựng môi trường pháp lý ổn định cho ngành thú cưng
- Giá dê tăng, người dân vẫn e dè tái đàn
- Hiệu quả nuôi vịt xiêm sử dụng thức ăn thảo dược
- Ngành chăn nuôi Việt không quá lo ngại việc Mỹ áp thuế
- Xây dựng quy trình, thủ tục rõ ràng trong tình huống dịch bệnh động vật cấp bách
- De Heus và hơn 100 nhà cung cấp chung tay “Nuôi dưỡng thế hệ tương lai”
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất