Theo Dự thảo Nghị định Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật của Chính phủ, đối với lợn sẽ được hỗ trợ 40.000 đồng/kg hơi.
Rất cần nghị định hỗ trợ dành riêng cho phòng, chống dịch bệnh động vật
Theo ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), sau khi quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch tả heo Châu Phi hết hiệu lực năm 2020, các địa phương, đặc biệt là ngành thú y đã nhiều lần kiến nghị cần có cơ chế, chính sách mới thay thế cho các Nghị định cũ, đặc biệt là Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Trên cơ sở tham mưu, kiến nghị của Bộ NN-PTNT, Chính phủ đồng ý chủ trương và giao Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng Dự thảo “Nghị định quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật” theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Chính phủ trong Quý IV năm 2024.
Đối với cơ sở sản xuất động vật trên cạn, Dự thảo Nghị định quy định: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu sẽ được nhận hỗ trợ 35.000 đồng/kg hơi. Ảnh: PT.
Theo Dự thảo Nghị định Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật của Chính phủ đang trong giai đoạn cuối xin ý kiến các Bộ, Ban, ngành, địa phương, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí để khôi phục sản xuất, không phải đền bù thiệt hại.
Dự thảo Nghị định được thực hiện theo nguyên tắc hỗ trợ công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng, đúng định mức, đúng thiệt hại, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, không để xảy ra trục lợi chính sách, tiêu cực, lãng phí.
Trong trường hợp có nhiều chính sách hỗ trợ cho cùng một nội dung hỗ trợ, cơ sơ sản xuất, doanh nghiệp và người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật chỉ được nhận hỗ trợ một chính sách có mức hỗ trợ cao nhất.
Dự thảo Nghị định tập trung hỗ trợ thiệt hại do phải xử lý hoặc tiêu hủy động vật theo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật đối với các bệnh. Hỗ trợ công lao động cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật. Hỗ trợ chi phí y tế để phòng, điều trị bệnh, thương tích xảy ra đối với người trong quá trình tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật.
Tại Dự thảo Nghị định mới, các doanh nghiệp sẽ nhận mức hỗ trợ kinh phí bằng 70% mức hỗ trợ cơ sở sản xuất theo các quy định tại dự thảo Nghị định. Ảnh: PT.
5 điều kiện được hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật
Đối với cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, dự thảo Nghị định quy định phải đáp ứng các điều kiện: Thứ nhất, có động vật, sản phẩm động vật buộc phải xử lý hoặc tiêu hủy do dịch bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người hoặc bệnh do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản tại khu vực được phép theo quy định của cấp có thẩm quyền. Trường hợp phải kê khai, đăng ký, cấp phép thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thủy sản.
Thứ ba, các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tiêu hủy động vật theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, trường hợp đã công bố dịch, động vật của cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thuộc vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo quy định của pháp luật phải được Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kết luận là động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh đối với dịch bệnh động vật đã công bố.
Thứ năm, trường hợp chưa đủ điều kiện công bố dịch, động vật của cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phải có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc được Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kết luận là động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh theo quy định của dự thảo Nghị định.
Đối với người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật phải, dự thảo Nghị định quy định phải được cơ quan, đơn vị Nhà nước có thẩm quyền phân công hoặc huy động bằng văn bản.
Quy định cụ thể mức hỗ trợ từng đối tượng
Về mức hỗ trợ kinh phí đối với cơ sở sản xuất động vật trên cạn, dự thảo Nghị định quy định: đối với lợn 40.000 đồng/kg hơi; trâu, bò, ngựa, dê 50.000 đồng/kg hơi; cừu, hươu 55.000 đồng/kg hơi; Đà điểu 40.000 đồng/kg hơi; gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu 35.000 đồng/kg hơi; chim cút 20.000 đồng/kg hơi; trứng gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, chim cút, bồ câu) 20.000 đồng/kg.
Về hỗ trợ kinh phí đối với cơ sở sản xuất thủy sản, dự thảo Nghị định quy định: đối với tôm sú, tôm thẻ, tôm nước ngọt 50 đồng/con giống (tôm post larvae) hoặc 50.000 đồng/kg;
Đối với tôm hùm 15.000 đồng/con giống hoặc 150.000 đồng/kg; cá tra 500 đồng/con giống hoặc 25.000 đồng/kg; cá nước ngọt khác 500 đồng/con giống hoặc 40.000 đồng/kg; cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm) 500 đồng/con, giống cá tầm 1.500 đồng/con giống cá hồi hoặc 50.000 đồng/kg cá;
Đối với cá biển, cá nước lợ 500 đồng/con giống hoặc 50.000 đồng/kg; nhuyễn thể và các loài thủy sản khác 300 đồng/con giống hoặc 50.000 đồng/kg động vật. Trường hợp không xác định được trọng lượng tiêu hủy hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha.
Các loại động vật trên cạn và động vật thủy sản khác chưa được quy định tại dự thảo Nghị định, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, đặc điểm sản xuất và yêu cầu thực tế tại địa phương để quy định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Ngân sách nhà nước. Đối với doanh nghiệp, mức hỗ trợ kinh phí bằng 70% mức hỗ trợ cơ sở sản xuất theo các quy định trên.
Cũng tại dự thảo Nghị định này, Thủ tướng Chính phủ đã quy định mức hỗ trợ đối với người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật.
Cụ thể, người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật được hỗ trợ 100.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc hoặc 200.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết.
Người không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật được hỗ trợ 300.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc hoặc 400.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết.
Các đối tượng được hỗ trợ đều được hưởng 100% chi phí y tế để phòng, điều trị bệnh, thương tích xảy ra đối với người trong quá trình tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật (sau khi đã trừ phần chi trả của Bảo hiểm y tế).
Lợn chết hoặc bị tiêu hủy do dịch bệnh được hỗ trợ 40.000 đồng/kg hơi. Ảnh: Internet
Tiếp nhận và xử lý hồ sơ trong thời hạn 3 ngày
Chủ cơ sở sản xuất, chủ doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch bệnh động vật nộp 1 bộ hồ sơ đến UBND xã, phường, thị trấn nơi sản xuất theo hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến/gửi qua dịch vụ bưu chính.
Hồ sơ gồm: đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh động vật theo mẫu; bản sao tài liệu chứng minh là doanh nghiệp nhỏ và vừa có chữ ký và xác nhận, đóng dấu của doanh nghiệp; hoặc bản sao tài liệu chứng minh là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ hoàn toàn hoặc tự chủ một phần có chữ ký và xác nhận, đóng dấu của thủ trưởng đơn vị.
Thời điểm nộp hồ sơ quy định, trường hợp chưa đủ điều kiện công bố dịch yêu cầu nộp trong vòng 30 ngày sau khi hoàn thành xử lý, tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật cuối cùng. Trường hợp công bố dịch yêu cầu nộp trong vòng 30 ngày sau khi cơ quan có thẩm quyền công bố hết dịch.
Trường hợp không thể nộp hồ sơ theo quy định, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp được phép nộp hồ sơ nhưng không quá 1 năm kể từ ngày có công bố hết dịch hoặc sau khi hoàn thành xử lý, tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật cuối cùng.
Quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ quy định trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã, phường, thị trấn thành lập Tổ thẩm định hồ sơ.
Ngày 29/6/2023, Văn phòng Chính phủ ban hành Văn bản số 4809/VPCPNN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đồng ý chủ trương và giao Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng Dự thảo “Nghị định quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật” theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Chính phủ trong Quý IV năm 2024.
Ngay sau khi dự thảo Nghị định được ban hành, Bộ NN-PTNT đã có Công văn 2103 xin ý kiến Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đại biểu Quốc hội các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về dự thảo Nghị định. Bộ NN-PTNT cũng đã gửi Công văn 2104 tới UBND, Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hiệp hội để góp ý, bổ sung, hoàn thiện dự thảo Nghị định.
Phương Thảo
Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- hồ trợ dịch bệnh li>
- chính sách hỗ trợ li>
- Hỗ trợ người chăn nuôi li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất