[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong hai ngày 15/5/2024 tại TP. Hồ Chí Minh và ngày 16/5/2024 tại Hà Nội, Hipra Việt Nam đã tổ chức hội thảo chủ đề “Miễn dịch và đánh giá đúng hiệu quả vắc xin phòng bệnh PCV2 và Mhyo” nhằm giới thiệu và chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm của mình thông qua những nghiên cứu về ứng dụng công nghệ trong vắc xin phòng bệnh Circovirus và Mhyo trên heo.
Tham dự hội thảo đại diện Hipra châu Á, Hipra Việt Nam và nhiều doanh nghiệp, nhà chăn nuôi heo tại Việt Nam.
Các khách mời tham dự hội thảo của Hipra ngày 16/5/2024, tại Hà Nội
PCV2 và Mhyo: Hai căn bệnh, một mối lo
Trong bài trình bày với chủ đề “Miễn dịch đối với PCV2 & Mycoplasma hyopneumoniae, cách đánh giá hiệu quả của vắc xin”, GS. Dachrit Nilubol – Đại học Chulalongkorn, Thái Lan – đồng thời là một nhà chăn nuôi heo, đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích.
Theo GS. Dachirit, PCV2 có mặt khắp nơi với nhiều thể nhưng rõ ràng nhất là thể nhiễm trùng cận lâm sàng PCV2–Rõ ràng nhất; cùng với đó là các thể như PCV2 viêm da – thận; PCV2 còi cọc sau cai sữa; PCV2 hô hấp phức hợp; PCV2 viêm ruột; PCV2 rối loạn sinh sản; PCV2 – SD.
GS. Dachrit Nilubol – Đại học Chulalongkorn, Thái Lan
PCV2 ngày càng tăng gia tăng, chủ yếu ở heo giai đoạn sinh trưởng (15 – 18 tuần tuổi), heo hậu bị thay thế cũng có thể nhiễm bệnh và truyền sang heo con. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng sút cân dần dần (gầy mòn), cong vẹo cột sống. Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh có thể quan sát như:
- Bệnh toàn thân, khó thở (hô hấp), xanh xao/thiếu máu, vàng da, tiêu chảy.
- Nhiễm ở hạch bẹn (phình to, suy giảm bạch huyết).
- Chậm tăng trưởng, kéo dài thời gian đạt trọng lượng xuất chuồng. Tỷ lệ chết đôi khi có thể lên tới trên 50%.
- Thường xảy ra ở heo sau cai sữa (8–18 tuần tuổi).
PCV2 đồng nhiễm với các mầm bệnh như PRRSV và ASF. PCV2 có 8 kiểu gen, trong đó 3 kiểu gen phổ biến nhất là a, b và d.
GS. Dachrit Nilubol lưu ý rằng, khi tiêm vắc xin, để đo đáp ứng miễn dịch, kháng thể phải được đo bằng phương pháp trung hòa vi rút (SN) hoặc xét nghiệm IPMA, không sử dụng phương pháp ELISA. Để kiểm soát PCV2 cần tiêm phòng cho heo nái 2 liều. Cùng với đó, cần quan tâm đến chương trình tiêm phòng cho heo con để tránh bị đồng nhiễm.
Ông Gabriel Alvarez – Giám đốc sản phẩm toàn cầu của Hipra
Trong bài trình bày “Miễn dịch trong da và dữ liệu cập nhật về Mhyosphere”, ông Gabriel Alvarez – Giám đốc sản phẩm toàn cầu của Hipra cho hay, tế bào đuôi gai được biết đến như một tế bào có khả năng trình diện kháng nguyên mạnh nhất. Chức năng chuyên biệt của chúng là xử lý kháng nguyên để trình diện cho các tế bào T, thông qua đó thiết lập mối quan hệ giữa phản ứng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được. Tế bào đuôi gai cũng được tìm thấy nhiều ở trong da heo.
“Da là một cơ quan miễn dịch lớn, giàu: Tế bào đuôi gai và tế bào Langerhans; Tế bào lympho; Đại thực bào, dưỡng bào và NK; Mật độ máu và mạch bạch huyết cao. Vì vậy, da là nơi tối ưu để tiêm chủng vắc xin. Việc tiêm vắc xin trong da đúng vị trí rất quan trọng”, ông Gabriel Alvarez nhấn mạnh.
MHYOSPHERE® PCV ID: Vắc xin tiêm trong da đầu tiên không sử dụng kim tiêm
Ông Sittikorn Traiyarach – Giám đốc Kỹ thuật & Marketing Hipra châu Á
Cũng tại hội thảo, ông Sittikorn Traiyarach – Giám đốc kỹ thuật & marketing Hipra châu Á có nhiều chia sẻ về vắc xin MHYOSPHERE® PCV ID của Hipra. Theo đó, MHYOSPHERE® PCV ID là vắc xin tiêm trong da không dùng kim đầu tiên phòng ngừa Mycoplasma hyopneumoniae và PCV 2, trong cùng một mũi tiêm.
MHYOSPHERE® PCV ID là vắc xin có hoạt chất: Mycoplasma hyopneumoniaePCV2, chủng Nexhyon: Mycoplasma hyopneumoniae có chứa PCV2 capsid protein bên trong. Đây là một chủng hoàn hảo: Nexhyon vừa là hoạt chất đích, vừa là hệ biểu lộ kháng nguyên. Vì vậy, không có các DNA dư thừa và không có các protein không mong muốn đến từ hệ thống biểu lộ kháng nguyên hoặc nuôi cấy tế bào.
Chủng Nexhyon bất hoạt được bổ sung với chất bổ trợ lý tưởng giúp phát huy hết tiềm năng của kháng nguyên thông qua công thức parafin lỏng nhẹ đặc biệt, được thiết kế đặc biệt để dùng cho tiêm trong da.
MHYOSPHERE® PCV ID bảo vệ chống lại M.hyo-PCV2 và thất thoát năng suất do chúng gây ra, từ đó giúp giảm tổn thương phổi do M.hyo-PCV2. Vắc xin được đăng ký tại châu Âu, có hiệu quả trong việc phòng các kiểu gen của PCV2 a, b, và d; giảm lượng vi rút huyết, giảm tải lượng vi rút trong mô và giảm thời gian vi rút huyết; giảm bài thải vi rút qua dịch mũi miệng và phân; thời gian miễn dịch kéo dài 22 tuần.
Mycoplasma hyopneumoniae: Bắt đầu có miễn dịch 3 tuần sau khi tiêm vắc xin. Độ dài miễn dịch kéo dài 23 tuần sau khi tiêm vắc xin.
PCV2: Bắt đầu có miễn dịch sau 2 tuần khi tiêm vắc xin. Độ dài miễn dịch 22 tuần sau khi tiêm vắc xin.
Hiprademic®: Thiết bị tiêm không kim IoT
Ông Dương Minh Nhật, Giám đốc Kỹ thuật và Marketing, Hipra Việt Nam
Cũng trong hội thảo, ông Dương Minh Nhật, Giám đốc Kỹ thuật và Marketing Hipra Việt Nam giới thiệu về thiết bị tiêm trong da là Hipradermic 3.0. Đây là thiết bị tiêm vắc xin do công ty Hipra nghiên cứu, sản xuất và liên tục được cải thiện. Hipradermic® đã có mặt trên thị trường từ năm 2015, được khách hàng tại hơn 20 quốc gia sử dụng để thực hiện tiêm chủng cho cả heo nái và heo con.
Hipradermic® được đánh giá là thiết bị không dùng kim tiêm nhẹ nhất để tiêm trong da cho heo. Có thể thực hiện tiêm chủng trong da đối với Mycoplasma và PCV2 hoặc PRRS bằng Hipradermic®.
Hipradermic® thành công chinh phục thị trường nhờ các ưu điểm vượt trội:
- Thoải mái: Thiết bị tiêm trong da không dùng kim nhẹ nhất.
- Tiêm tự động: Chỉ cần ấn đầu thiết bị vào da của heo và Hipradermic® sẽ thực hiện phần việc còn lại. Có tùy chọn rảnh tay giúp việc tiêm vắc xin cho heo con dễ dàng hơn.
- Thuận tiện: Thiết bị thân thiện với người dùng giúp thực hiện tiêm vắc xin dễ dàng và nhanh chóng. Thiết bị sẽ truyền đúng lượng 0,2 ml mỗi mũi tiêm vào lớp dưới da.
- Khả năng truy xuất nguồn gốc tự động: Cải thiện quá trình ra quyết định và tối ưu hóa quá trình tiêm vắc xin. Dữ liệu tiêm vắc xin khởi tạo tự động có sẵn trong ứng dụng HIPRAlink® Vaccination. Dữ liệu thu thập trong quá trình tiêm vắc xin được tự động gửi tới ứng dụng HIPRAlink® Vaccination qua kết nối 3G.
- Tốt cho vật nuôi: Vắc xin được tiêm trong da (ID), vào lớp trung bì. Lớp trung bì rất giàu tế bào miễn dịch, chịu trách nhiệm xử lý và khuếch đại phản ứng miễn dịch. Việc cung cấp vắc xin đến lớp trung bì thay vì đến mô cơ, sẽ hiệu quả hơn và tạo ra phản ứng miễn dịch bảo vệ với lượng kháng nguyên vắc xin nhỏ hơn (0,2 ml). Thiết bị này cũng ít gây stress và đau đớn hơn cho vật nuôi. Tránh để sót các mảnh kim bị gãy trong cơ. Giảm nguy cơ tổn thương cơ và áp xe, từ đó nâng cao chất lượng thịt.
- An toàn sinh học bên trong: Việc không sử dụng kim tiêm giúp giảm nguy cơ lây truyền bệnh giữa các vật nuôi, đồng thời cải thiện an toàn sinh học.
Các chuyên gia của Hipra đã có phiên tọa đàm trao đổi về bệnh PCV2, các sản phẩm vắc xin và thiết bị của Hipra với khách mời tại hội thảo
Khách mời tham dự hội thảo tại Hà Nội chụp ảnh lưu niệm
Hà Ngân
Ông SangWon Seo, Giám đốc Thương mại Hipra châu Á: Hipra sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng
Ông SangWon Seo (đứng), Giám đốc thương mại Hipra châu Á
PCV2 đã được phát hiện cách đây 15 năm vào thời điểm chiếc Iphone đầu tiên ra đời. Đến thời điểm hiện tại, chúng ta chuẩn bị chào đón thế hệ Iphone 16 với nhiều khác biệt với thế hệ đầu. Điều đó cho thấy sự phát triển và thay đổi không ngừng của công nghệ. Hipra cũng vậy.
An toàn và hiệu quả là tiêu chí hàng đầu đối với các sản phẩm của Hipra. Đội ngũ kỹ thuật của Hipra sẽ luôn đồng hành cùng quý khách hàng, để chúng ta cùng nhau phát triển bền vững và thịnh vượng.
- Hipra Việt Nam li>
- Hipradermic® li>
- MHYOSPHERE® PCV ID li>
- Tập đoàn Hipra li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất