[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 22/5/2024, tại khách sạn New World Saigon, Hipra Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “Cập nhập mới nhất về bệnh Cầu trùng trên gà”.
Tham dự hội thảo có các công ty chăn nuôi gà, đại diện Hipra Việt Nam, Hipra Châu Á.
Hiểu rõ về sức khỏe đường ruột
Ông Nguyễn Lâm Vũ, Giám đốc Kỹ thuật và Marketing, tại Hipra Việt Nam
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Lâm Vũ, Giám đốc Kỹ thuật và Marketing Việt Nam cho biết, trong chăn nuôi không phải lúc nào cũng thuận lợi, trong đó có rất nhiều vấn đề về giá thành, dịch bệnh,…
“Ngành chăn nuôi gia cầm gặp không ít khó khăn về giá cả chăn nuôi và dịch bệnh. Trong đó, dịch bệnh trên đường hô hấp và đường ruột có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chăn nuôi. Hôm nay, Hipra Việt Nam sẽ tập trung giải pháp vào việc ngăn ngừa dịch bệnh trên đường ruột hay nói khác hơn là sức khỏe đường ruột trên gà nuôi công nghiệp. Có rất nhiều bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột trong đó bệnh cầu trùng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất” ông Nguyễn Lâm Vũ nhấn mạnh.
ThS. Nguyễn Thị Thu Năm, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh chia sẻ tại sự kiện
Chia sẻ về vấn đề sức khỏe đường ruột và mối liên hệ với bệnh Cầu trùng, ThS. Nguyễn Thị Thu Năm, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cho biết, đường ruột là một trong những cơ quan rất quan trọng hỗ trợ cơ thể trong việc kiểm soát bệnh, hấp thụ và phát triển. Hệ thống đường ruột ngoài việc hấp thu, còn tham gia trong việc chống bệnh hay còn gọi hệ thống miễn dịch ở trên đường ruột. Hệ vi sinh vật của gà luôn tồn tại những vi sinh vật có lợi và có hại, tuy nhiên, xu hướng là hệ vi sinh vật có lợi sẽ ở trên khu vực ruột non nhiều và có hại ở dưới khu vực ruột già. Khi hệ vi sinh vật có hại phát triển sẽ phá vỡ sự toàn vẹn của đường ruột và làm cho con gà xuất hiện bệnh lý.
Vi sinh vật xâm nhập vào đường ruột có nhiều nguyên nhân bao gồm yếu tố không truyền nhiễm như: thức ăn, dinh dưỡng không cân đối, thời tiết thay đổi và yếu tố truyền nhiễm: Cầu trùng, Viêm ruột hoại tử… Ngoài ra, còn có các yếu tố khác nhưng nhẹ nhàng hơn.
“Qua nghiên cứu và thực tế xét nghiệm các mẫu gửi về phòng Lab, trên 1cm nền chuồng nuôi chúng tôi kiểm ra có 70.000-90.000 mảng nang hay còn gọi là trứng Cầu trùng. Vì vậy, tất cả các giải pháp từ vắc xin, thuốc đều khó chống chịu trước một áp lực khủng khiếp mà mắt thường không thể nhìn thấy. Tuy nhiên, những mảng nang này chịu nhiệt kém, do đó, nếu dùng nhiệt xử lý sẽ rất hiệu quả”, ThS. Nguyễn Thị Thu Năm chia sẻ.
Cũng theo ThS. Nguyễn Thị Thu Năm, việc kiểm soát Cầu trùng, kiểm soát thức ăn, chuồng nuôi, bổ sung “men tiêu hóa” để giải quyết bệnh đường ruột trên gà và Cầu trùng là một trong các yếu tố cần tập trung nhận biết. “Sức khỏe đường ruột đóng vai trò rất quan trọng trong năng suất. Chúng ta cần tập trung kiểm soát tốt sức khỏe đường ruột, trong đó phối hợp nhiều biện pháp phòng bệnh và yếu tố về quản lý, chuồng nuôi, dinh dưỡng để nuôi dưỡng gà có đường ruột khỏe thì năng suất mới nâng cao”.
Hiệu quả của vắc xin trong kiểm soát Cầu trùng
Ông Joan Molist, Giám đốc sản phẩm Hipra toàn cầu
Ông Joan Molist, Giám đốc sản phẩm toàn cầu Hipra cho biết, việc kiểm soát Cầu trùng là một chiến lược phát triển mà Hipra rất tập trung trong những năm qua. Bởi Hipra luôn xác định “Sức khỏe đường ruột có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển vật nuôi”. Việc kiểm soát Cầu trung là chìa khóa trong việc kiểm soát các loại bệnh trên đường ruột của gà.
“Đánh giá bệnh tích trên đường ruột gà là một phần rất quan trọng để đánh giá mức độ bệnh tích của Cầu trùng. Ngoài lý thuyết ở các trường đại học, chúng ta phải thường xuyên học hỏi để có thêm kiến thức, kỹ năng và phải thực hành để có phương pháp đánh giá một cách chính xác là loại Cầu trùng nào ở trang trại chúng ta, mức độ thiệt hại gây ra”, ông Joan Molist, Giám đốc sản phẩm toàn cầu Hipra nói.
Ông Myeong Seob Kim, Giám đốc Kỹ thuật và Marketing Hipra châu Á
Còn ông Myeong Seob Kim, Giám đốc Kỹ thuật và Marketing Hipra châu Á cho biết, đối với các bệnh liên quan đến sức khỏe đường ruột thì Cầu trùng là bệnh rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe vật nuôi và rất phổ biến. Khi nói tới kiểm soát bệnh Cầu trùng chúng ta chia làm 2 phương pháp: dùng thuốc kiểm soát và dùng vắc xin.
Việc sử dụng vắc xin mặc dù có chi phí cao, tuy nhiên việc đầu tư ban đầu đó mang lại giá trị thì chúng ra sẽ thấy được hiệu quả đó là, phòng bệnh Cầu trùng để cải thiện về vấn đề năng suất. “Hipra có vắc xin tốt, chúng tôi tự tin vắc xin không gây ảnh hưởng xấu trong giai đoạn phát triển ban đầu và đặc biệt là an toàn cho gà. Thực tế, nếu chúng ta kiểm soát được giai đoạn đầu thì nó sẽ cải thiện được về năng suất và đặc biệt khả năng hấp thu của gà. Rất nhiều minh chứng cho việc sử dụng vắc xin mang lại hiệu quả”, ông Myeong Seob Kim cho hay.
Ông Myeong Seob Kim cũng lưu ý, Cầu trùng ở trong vắc xin rất nhạy cảm với môi trường khô, do đó khi sử dụng loại vắc xin nào phòng Cầu trùng cho con gà thì phải lưu ý bề mặt nơi dùng phải đủ độ ẩm để không ảnh hưởng tới sức sống nang Cầu trùng trong vắc xin.
Các chuyên gia trả lời câu hỏi của khách mời
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Minh Anh
Bệnh Cầu trùng gây hại cho lớp biểu mô ruột, làm suy giảm chức năng hàng rào bảo vệ và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn. Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh Cầu trùng bao gồm: tiêu chảy có máu, mất nước, hành vi bất thường và tử vong. Các triệu chứng bệnh cận lâm sàng mặc dù nhẹ và ít biểu hiện vẫn có thể dẫn đến hiệu suất chăn nuôi giảm sút.
- Bệnh cầu trùng trên gà li>
- Bệnh cầu trùng li>
- Hipra Việt Nam li> ul>
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất