[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – An toàn sinh học là việc thực hiện tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm làm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm và phát tán mầm bệnh cho gia cầm, đảm bảo cho gia cầm được hoàn toàn khỏe mạnh và không bị dịch bệnh.
Mục tiêu thực hành an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm
- Ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài trại vào trong trại.
- Không để mầm bệnh lây lan giữa các khu vực trong trại.
- Không để gia cầm trong trại phát bện
- Ngăn cản sự lây lan mầm bệnh từ trong trại (nếu có) ra ngoài trại.
Nguyên tắc cơ bản
- Đàn gia cầm phải được chăm sóc, nuôi dưỡng với một chế độ tốt, môi trường tốt và luôn được bảo vệ.
- Tất cả mọi sự di chuyển ra vào trại và giữa các khu vực trong trại đều phải được kiểm soát để đảm bảo đàn gia cầm không bị bệnh.
Yêu cầu trong xây dựng chuồng trại
Vị trí xây dựng trại
- Nên xây dựng trại ở nơi xa khu dân cư, bệnh viện, trường học, chợ, đường giao thông… từ 500m trở lên.
- Tránh xây dựng trại ở những nơi gần sông, suối, kênh, mương, hồ nước tự nhiên, những nơi có nhiều thú hoang, chim hoang sinh sống hoặc lui tới, nơi chăn thả gia súc, gia cầm khác.
- Bảo đảm có nước sạch, an toàn thường xuyên.
Quy hoạch của khu trại
- Khu trại nên được bố trí như sau: Hàng rào ranh giới trại – vùng đệm – hàng rào bên trong – vùng chăn nuôi – các khu chăn nuôi/kho thức ăn/kho vật tư/kho dụng cụ/phòng thí nghiệm – các dãy chuồng.
- Cổng trại (nằm trên ranh giới trại): Có hệ thống bơm và vòi nước áp lực để rửa các loại phương tiện, tiếp đến là hố sát trùng để sát trùng ủng và bánh xe, nhà thay quần áo (trong đó có phòng tắm và các hố sát trùng).
- Đầu mỗi khu vực chăn nuôi và đầu mỗi dãy chuồng có vòi nước để rửa ủng và có hố sát trùng.
- Trại phải có khu hành chính riêng biệt được bố trí trên vùng đệm.
- Các kho chứa phải bố trí riêng biệt cho từng nhóm:
+ Thức ăn, nguyên liệu thức ăn.
+ Dụng cụ chăn nuôi.
+ Hóa chất sát trùng độc hại.
- Xung quanh mỗi dãy chuồng phải có rãnh thoát nước thải, cuối dãy hoặc cuối mỗi khu vực chăn nuôi phải có hố gas (để xử lý trong trường hợp cần thiết) trước khi ra đường thoát chung của trại.
- Có khu nuôi cách ly đàn gia cầm mới nhập.
- Có khu vực để xử lý, tiêu hủy gia cầm ốm, chết.
- Có khu vực để xử lý phân, rác và nước thải.
Các biện pháp thực hành an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm
- Thực hiện chế độ nuôi khép kín đối với từng trại: Trong trường hợp khó khăn, áp dụng chế độ nuôi này cho từng dãy chuồng. Đối với các trại gia cầm giống nên có các khu vực nuôi dành cho các lứa tuổi khác nhau. Không được trộn các đàn với nhau vì sẽ tạo ra sự không đồng đều về lứa tuổi, miễn dịch và dịch tễ.
- Chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh theo từng khu vực trong trại: Tất cả người và phương tiện khi đi vào từng dãy chuồng phải đi qua hố sát trùng ở đầu chuồng. Cọ rửa ủng và bánh xe ngay khi ra khỏi dãy chuồng và sau đó đi qua hố sát trùng ở đầu dãy. Dụng cụ chăn nuôi và vệ sinh chỉ dùng riêng cho từng dãy chuồng. Cọ rửa và phơi khô sau khi sử dụng.
- Sử dụng con giống an toàn dịch bệnh: Nhập giống gia cầm từ các cơ sở giống an toàn về các bệnh truyền nhiễm quan trọng như Cúm, Gumboro, Marek, …
- Nuôi cách ly gia cầm mới nhập trại: Trong trường hợp nuôi nhiều đàn, nhiều lứa trong một trại, những đàn mới nhập trại phải được nuôi cách ly ít nhất trong 2 tuần đầu hoặc cho tới khi người chăn nuôi chắc chắn rằng gia cầm khỏe mạnh. Trước khi nhập đàn cần xét nghiệm các bệnh quan trọng để đảm bảo chúng không lây nhiễm vào đàn hiện tại.
- Phòng bệnh bằng vắc xin: Tùy theo dịch tễ và đặc điểm của từng trại, thực hiện các chương trình tiêm phòng vắc xin khác nhau.
- Xét nghiệm định kỳ, giám sát sự lưu hành các loại mầm bệnh. Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại trong thời gian nuôi. Vệ sinh, quét dọn hàng ngày đối với các dãy chuồng, khu vực xung quanh chuồng và các lối đi.
- Ngay sau mỗi đợt nuôi, phải quét dọn, chùi rửa và sát trùng đối với chuồng, khu vực xung quanh chuồng, các khu vực phụ, các lối đi, khu vực đệm, hệ thống rãnh thoát nước thải… Để trống chuồng tối thiểu 1 tuần sau đó mới đưa đàn mới vào nuôi.
- Xử lý chất thải:
+ Xử lý bằng hệ thống khí sinh học (biogas).
+ Xử lý bằng vôi: tính dung tích chất thải trong bể chứa rồi bổ sung vôi cục hoặc vôi bột vào bể sao cho đạt nồng độ 10%.
- Xử lý, tiêu hủy gia cầm ốm và chết:
Có hướng dẫn rõ ràng để xử lý động vật ốm, chết. Phải có khu vực riêng để xử lý gia cầm ốm. Ngay lập tức di chuyển gia cầm ốm sang khu vực nuôi cách ly để chăm sóc, điều trị. Chỉ cho chúng trở lại chuồng khi chúng đã hồi phục hoàn toàn. Nếu mổ khám gia cầm ốm cần tiến hành ở nơi quy định, gửi mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh. Tiêu hủy gia cầm ốm, chết bằng cách chôn hoặc đốt theo hướng dẫn của thú y.
- Kiểm soát các sự di chuyển trong trại và ra vào trại:
+ Các phương tiện vào trại phải được rửa sạch bằng vòi phun nước áp lực cao, sau đó đi qua hố sát trùng.
+ Sắp xếp công nhân làm việc cố định ở các chuồng hoặc trong một khu vực, tuyệt đối không di chuyển sang khu vực khác. Nếu một công nhân làm việc ở nhiều chuồng thì phải có các bộ quần áo, ủng khác nhau cho mỗi chuồng. Nên chọn màu quần áo bảo hộ khác nhau cho các chuồng, tránh sự nhầm lẫn và dễ kiểm soát, quản lý.
+ Người vào trại bắt buộc phải vệ sinh theo quy trình: Tắm, khử trùng, thay đồ bảo hộ, di chuyển trong trại theo hướng dẫn của quản lý, không tự ý di chuyển trong trại.
- Chống sự xâm nhập của động vật: Hàng rào ranh giới ở ngoài vùng đệm phải đảm bảo chắc chắn và độ dày để ngăn cản sự xâm nhập của gia súc, gia cầm và thú hoang. Chuồng phải có bộ vách/lưới chống sự xâm nhập của chuột bọ, chim hoang dã.
ThS. Vũ Thị Nguyện
Trường Đại học Hải Dương
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất