Công ty TNHH Thú Y Vaksindo Việt Nam (Vaksindo Việt Nam) thuộc sở hữu của Vaksindo Satwa Nusantara tại Indonesia chính thức khánh thành nhà máy sản xuất vắc-xin thú y hiện đại tại Khu công nghiệp Yên Mỹ II, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Là một trong những nhà máy sản xuất vắc-xin thú ý lớn nhất Việt Nam, Vaksindo chính thức đi vào sản xuất sẽ cung cấp nguồn vắc-xin chất lượng cao cho thị trường trong nước, đồng thời hướng tới xuất khẩu sang các nước trong khu vực châu Á và rộng hơn nữa.
Lễ khánh thành Nhà máy sản xuất vắc-xin thú y Vaksindo Việt Nam vào sáng ngày 9/6
Nhà máy sản xuất vắc-xin thú y Vaksindo Việt Nam được khởi công xây dựng từ tháng 4/2022 trên diện tích hơn 20.000 m2, thiết kế gồm hai tầng với kế hoạch sẽ được mở rộng trong tương lai. Là nhà máy sản xuất vắc-xin được chứng nhận GMP-WHO, Vaksindo Việt Nam ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm vắc-xin đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Nhà máy sản xuất vắc-xin thú y Vaksindo Việt Nam được xây dựng trên diện tích hơn 20.000 m2
Khi đi vào hoạt động, nhà máy Vaksindo Việt Nam sẽ vận hành năm dây chuyền sản xuất trên diện tích 9.000m2, tập trung vào vắc-xin tế bào, vắc-xin trên trứng và vắc-xin vi khuẩn. Các sản phẩm chủ lực của Nhà máy được thiết kế để đáp ứng nhu cầu vắc-xin cho heo, gia súc và gia cầm.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Teguh Yodiantara Prajitno, Giám đốc điều hành Vaksindo cho biết, từ năm 2010, Vaksindo đã trở thành đối tác quan trọng của chính phủ Indonesia và tham gia nhiều dự án liên quan đến FAO/OFFLU tại Đông Nam Á.
“Chúng tôi kiên định với quyết tâm phát triển các giải pháp cụ thể cho khu vực để đối phó với các thách thức về dịch bệnh, đồng thời xuất khẩu các giải pháp vắc-xin từ các cơ sở sản xuất vắc-xin của chúng tôi tại Indonesia, và từ năm nay, sẽ là từ nhà máy sản xuất vắc-xin hiện đại của Vaksindo tại Hưng Yên, Việt Nam”.
Ông Teguh Yodiantara Prajitno, Giám đốc điều hành Vaksindo
“Chúng tôi đã trải qua một hành trình dài để hiện thực hóa giấc mơ xây dựng một nhà máy vắc-xin hiện đại của Vaksindo tại Hưng Yên, Việt Nam. Cơ sở sản xuất vắc-xin tiên tiến này trước hết phục vụ cho mục tiêu đảm bảo an toàn dịch bệnh cho hệ thống trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm của Việt Nam, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi. Hơn nữa, Vaksindo Việt Nam còn là nền tảng để chúng tôi chung tay cùng các quốc gia trong việc kiểm soát dịch bệnh trong khu vực và tăng cường khả năng tự lực của ASEAN”, ông Teguh nói.
Có mặt tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, hiện nay sản xuất vắc-xin trong nước cho vật nuôi đạt chuẩn GMP mới chỉ đáp ứng khoảng hơn 70% nhu cầu.
“Việc đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất vắc-xin Vaksindo Việt Nam là một sự kiện quan trọng, trong bối cảnh nhu cầu về vắc-xin đang tăng cao. Với cam kết về công nghệ hiện đại, sản xuất vắc-xin dựa trên sự nghiên cứu chuyên sâu và đạt chuẩn quốc tế, chúng tôi kỳ vọng Vaksindo Việt Nam sẽ sớm cho ra đời các sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu, đặc biệt cần tập trung nghiên cứu để cho ra những loại vắc-xin mà hiện tại Việt Nam đang phải nhập khẩu”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kỳ vọng Vaksindo Việt Nam sẽ sớm cho ra đời các sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu
Tại lễ khánh thành, Ngài Denny Abdi, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Indonesia tại Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia đóng vai trò quan trọng trong an ninh lương thực của khu vực, bởi dân số lớn và tiếp tục gia tăng. Hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi ở hai nước sẽ tác động tích cực đến nguồn cung lương thực trong khu vực và rộng hơn nữa.
“Vaksindo là nhà sản xuất vắc-xin thú y hàng đầu ở Indonesia, các vắc-xin được sản xuất bởi Vaksindo được hỗ trợ bởi nghiên cứu sáng tạo và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và an toàn. Thông qua nhà máy sản xuất này, tôi tin rằng nghiên cứu giữa Indonesia và Việt Nam trong lĩnh vực sức khỏe động vật có thể tiếp tục được củng cố, để chúng ta có thể giảm thiểu các đợt bùng phát và dự đoán dịch bệnh tương lai. Từ đó, hai bên có thể củng cố hợp tác trong an ninh lương thực và cung cấp các giải pháp cho những thách thức toàn cầu. Tôi tin chắc rằng sự hợp tác mạnh mẽ giữa Indonesia và Việt Nam không chỉ mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia mà còn cho các nước ASEAN và thế giới”, Đại sứ Denny Abdi bày tỏ.
Ngài Denny Abdi, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Indonesia tại Việt Nam
Được thành lập vào năm 1983, Vaksindo là nhà sản xuất vắc-xin thú y đầu tiên tại Indonesia và là một mắt xích chiến lược trong chuỗi giá trị của JAPFA. Công ty cam kết đầu tư vào nghiên cứu, cũng như đổi mới liên tục các sản phẩm chăm sóc sức khỏe động vật và gia cầm, thông qua việc tận dụng các công nghệ tiên tiến nhất của thế giới, đồng thời hợp tác với các chuyên gia quốc tế, các viện nghiên cứu để luôn đi đầu trong các xu hướng mới nổi về sức khỏe động vật.
Việc đưa nhà máy sản xuất vắc-xin tiên tiến, hiện đại Vaksindo vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi Việt Nam nói riêng, cũng như đóng góp vào sự thịnh vượng của nền kinh tế Việt Nam.
Như Loan
Nguồn: Báo Đầu Tư
- nhà máy sản xuất li>
- Nhà máy sản xuất vacxin li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất