[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Mạnh dạn tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi, nhiều hộ dân ở huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội đã yên tâm chăn nuôi lợn và gặt hái được nhiều thành quả.
Chao đảo vì Dịch tả lợn châu Phi
Nhiều người chăn nuôi lợn ở xã Đại Hưng và Vạn Kim (huyện Mỹ Đức), TP. Hà Nội vẫn chưa thể nào quên được “cơn bão” Dịch tả lợn châu Phi càn quét năm 2023.
Anh Nguyễn Mạnh Đại, thôn Trinh Tiết, xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức cho biết, gia đình anh đã có 20 năm gắn bó với nghề nuôi lợn, từ lúc nuôi nhỏ lẻ đến khi trở thành trang trại bề thế, quy củ như hiện nay, trang trại có khu nuôi lợn nái, khu lợn thịt, khu để cám riêng biệt…
Lợn con được sinh ra khỏe mạnh từ lợn nái được tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE trong trang trại của gia đình anh Nguyễn Mạnh Đại, thôn Trinh Tiết, xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức
“Trang trại nằm xa khu dân cư, thực hiện khử trùng đầy đủ, rất ít khi cho người lạ vào trại, không mang thức ăn, đặc biệt là thịt lợn vào trang trại. Đầu tư và chăm sóc kỹ lưỡng như vậy mà trang trại cũng 3 lần mắc DTLCP, thiệt hại lên tới cả tỷ đồng”, anh Đại chia sẻ.
Còn anh Nguyễn Văn Lượng, thôn Kim Bôi, xã Vạn Kim, huyện Mỹ Đức, cho biết, thời điểm tháng 6/2023, lần đầu tiên trang trại lợn của anh bị nhiễm bệnh Dịch tả lợn châu Phi, đã phải tiêu hủy 3 con lợn nái và số lợn con theo mẹ.
Ngoài anh Đại, anh Lượng, còn rất nhiều trang trại và hộ chăn nuôi nuôi lợn nhỏ lẻ cũng đã chịu thiệt hại nặng nề mà Dịch tả lợn châu Phi gây ra. Thời điểm đó, mong mỏi lớn nhất của người chăn nuôi là có phương pháp phòng bệnh hiệu quả để yên tâm chăn nuôi.
Mạnh dạn tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn
Sau mỗi lần đàn lợn mắc DTLCP, vợ chồng anh Nguyễn Mạnh Đại đều khử trùng chuồng trại kỹ lưỡng, tái đàn từ lợn sạch bệnh, vậy mà vẫn không tránh khỏi nhiễm DTLCP. Không đành lòng khi nhìn đàn lợn mất nhiều công sức chăm sóc bị nhiễm bệnh, phải tiêu hủy, vợ chồng anh Đại quyết tâm đi tìm giải pháp. Nghe nhiều thông tin về vắc xin AVAC ASF trên đài, báo và nhất là qua đội ngũ tiếp thị cám của hãng RTD, anh Đại quyết định lên thăm trực tiếp trại lợn của gia đình ông Lê Viết Thể tại huyện Đan Phượng, Hà Nội để học hỏi về cách phòng bệnh DTLCP cho đàn lợn.
Được ông Lê Viết Thể chia sẻ tận tình và tận mắt chứng kiến đàn lợn khỏe mạnh nhờ tiêm phòng vắc xin AVAC ASF LIVE cho cả lợn thịt, lợn nái và đực giống, anh Đại liền liên hệ với nhân viên Công ty AVAC để tiêm vắc xin cho đàn lợn thịt. Trước khi tiêm vắc xin, anh Đại được tư vấn lấy mẫu máu lợn xét nghiệm để chắc chắn đàn lợn của gia đình chưa bị nhiễm DTLCP.
Anh Đại cam kết với nhân viên AVAC: “Em cứ tiêm cho lợn của anh. Lợn chết thì anh chịu, vì anh bị tổn thất quá nhiều lần rồi, nếu không tiêm vắc xin thì dịch lại xảy ra, lợn cũng chết và nghỉ nuôi luôn”.
Sau 29 ngày tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE, anh Đại nhờ nhân viên của AVAC tiến hành lấy mẫu để kiểm tra; đồng thời, gửi mẫu đi xét nghiệm ở Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương. Anh Đại rất vui mừng khi kết quả xét nghiệm của cả hai nơi cho thấy, 94% đàn lợn thịt 70 con của gia đình anh đã sản sinh kháng thể bảo vệ chống lại DTLCP.
Cũng giống như anh Đại, anh Lượng cũng đã đến thăm trại lợn của ông Lê Viết Thể. Sau đó, anh quyết định tiêm vắc xin cho 3 con lợn nái còn lại của gia đình. Sau tiêm vắc xin một thời gian, anh Lượng cũng gửi mẫu để xét nghiệm kháng thể tại phòng thí nghiệm của AVAC và phòng thí nghiệm Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương để đối chứng.
Trang trại lợn thịt của gia đình anh Nguyễn Mạnh Đại khỏe mạnh và được xuất bán bình thường
Những thành quả…
Đầu tháng 12/2023, sau khi toàn bộ đàn lợn thịt không bị nhiễm bệnh DTLCP và xuất bán đều đặn, anh Nguyễn Mạnh Đại quyết tâm tiêm vắc xin cho đàn lợn nái. Nhận thấy vắc xin phát huy hiệu quả, gia đình anh mạnh dạn vào đàn hậu bị với số lượng 20 con. Đến nay, số lợn hậu bị được tiêm vắc xin vẫn phát triển bình thường, đã bắt đầu sinh sản lứa thứ 2. Hiện tại, trại của anh Đại có 200 con lợn đã được tiêm vắc xin.
Anh Nguyễn Văn Lượng chia sẻ với TS. Nguyễn Văn Điệp, Tổng giám đốc AVAC Việt Nam
Tương tự anh Đại, sau khi đàn lợn đã được bảo hộ tốt bởi vắc xin, anh Lượng đã mạnh dạn đầu tư thêm 10 lợn hậu bị. Vừa qua, anh Lượng đã xuất bán 58 con lợn thịt với giá 68.000/kg, lãi 2,5 triệu/con. Hiện nay, chuồng còn 50 lợn thịt và 10 lợn nái. “Vắc xin bảo vệ đàn lợn đã giúp tôi yên tâm chăn nuôi, chứ nếu không có vắc xin thì tôi cũng sẽ chuyển nghề, làm việc khác”, anh Lượng khẳng định.
Vui vẻ trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Báu, thôn Kim Bôi, xã Vạn Kim, huyện Mỹ Đức cho biết, hơn một năm nay ông đã sử dụng vắc xin và thấy lợn được bảo hộ, sức khỏe tốt, không ốm, không bỏ ăn sau tiêm. Hiện nay, ông Báu đang nuôi 40-50 con lợn thịt. Giá thịt lợn tăng cao nhất trong 3 năm qua, giá cám lại giảm nên bà con chăn nuôi rất phấn khởi. Ông cũng cho rằng, giá thành vắc xin hơi cao nhưng ông chấp nhận được vì đàn lợn được bảo hộ vẫn hơn tiếc ít tiền mà cả đàn lợn lăn ra chết, thiệt hại hơn nhiều.
HÀ NGÂN
Vắc xin AVAC ASF LIVE đã được thử nghiệm trên lợn nái và lợn đực giống
Theo TS. Nguyễn Văn Điệp, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần AVAC, AVAC đã có hơn 2 năm thử nghiệm vắc xin AVAC ASF LIVE trên lợn nái và lợn đực giống để đánh giá độ an toàn và hiệu quả, cũng như xác định thời điểm tiêm vắc xin thích hợp. AVAC đã báo cáo Cục Thú y và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ xin cấp phép lưu hành và sử dụng vắc xin cho lợn nái và đực giống AVAC khuyến cáo nên tiêm vắc xin cho lợn nái trước phối 2 tuần, lợn con được sinh ra từ mẹ có miễn dịch cũng được tiêm vắc xin vào thời điểm 4 tuần tuổi.
Tháng 7/2024, vắc xin AVAC ASF LIVE của AVAC sẽ chính thức được lưu hành tại Phillipines.
- AVAC ASF LIVE li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất