Hòa Bình: Chứng nhận nhãn hiệu ‘Gà đen Pà Cò, Hang Kia - Mai Châu’: Nâng tầm sản phẩm, nâng cao đời sống người dân - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Hòa Bình: Chứng nhận nhãn hiệu ‘Gà đen Pà Cò, Hang Kia – Mai Châu’: Nâng tầm sản phẩm, nâng cao đời sống người dân

    Từ loại gia cầm giống bản địa được người dân 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu, Hòa Bình) chăn nuôi làm nguồn thực phẩm, nhờ sự hỗ trợ của Trung tâm Ứng dụng thông tin khoa học, công nghệ thuộc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Mai Châu trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ “tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Gà đen Pà Cò, Hang Kia – Mai Châu” đã nâng tầm giống gà này thành sản vật và mở thêm hướng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Mông ở Hang Kia, Pà Cò.

    Cán bộ Trung tâm Ứng dụng thông tin khoa học, công nghệ hướng dẫn các hộ được cấp chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu “Gà đen Pà Cò, Hang Kia – Mai Châu” các điều kiện sử dụng nhãn hiệu.

     

    Nâng tầm sản phẩm

     

    Cùng với nhiều hộ dân ở xóm Xà Lĩnh, xã Pà Cò, nhà Sùng A Lư vừa tái đàn, đầu tư hơn 50 con giống gà đen bản địa, loại gà vừa được cấp chứng nhận nhãn hiệu “Gà đen Pà Cò, Hang Kia – Mai Châu”. Sùng A Lư chia sẻ: Trước đây gia đình cũng nuôi loại gà này nhưng chủ yếu làm thực phẩm hàng ngày. Sau khi được công nhận chứng nhận nhãn hiệu, nhu cầu của thị trường đối với loại gà này lớn, có giá trị cao nên tôi tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi để bán sản phẩm cho người tiêu dùng.

     

    Cũng như gia đình Sùng A Lư, gia đình Phàng A Thắng ở xóm Cang đã tận dụng diện tích đất vườn đồi quanh nhà đầu tư chăn thả gần 50 con gà đen giống bản địa để bán cho khách có nhu cầu. Với giá bán dao động từ 250 – 300 nghìn đồng/kg, bình quân mỗi năm đàn gà mang về cho gia đình Phàng A Thắng hàng chục triệu đồng, cao hơn nhiều lần so với trồng ngô và các loại rau màu.

     

    Chị Sùng Y Nông ở xóm Pà Cò 1 là 1 trong 30 hộ của xã đủ điều kiện được trao chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu “Gà đen Pà Cò, Hang Kia – Mai Châu” phấn khởi: Giống gà đen được người dân chăn nuôi từ lâu đời, được coi là sản phẩm đặc sản của đồng bào dân tộc Mông ở Pà Cò, Hang Kia. Thịt gà đen có vị thơm, ngọt, ngậy… ngon hơn hẳn các loại thịt gà bán trên thị trường. Gà đen có giá trị kinh tế cao hơn so với các giống gà khác. Trước đây, do chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, chưa có thương hiệu nhận biết trên thị trường nên việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Việc xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận là bước đi mới, quan trọng để sản phẩm chăn nuôi của người dân được nhiều người biết đến.

     

    Nhãn hiệu chứng nhận “Gà đen Pà Cò, Hang Kia – Mai Châu” là nhãn hiệu tập thể được Cục Sở hữu trí tuệ cấp, UBND huyện Mai Châu là cơ quan chủ quản và chủ sở hữu. Vừa qua, UBND huyện Mai Châu đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu cho Hợp tác xã A Hiệp ở xóm Pà Cò Lớn, xã Pà Cò và 30 hộ ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò có đủ điều kiện. Đây là cơ sở để sản phẩm gà đen bản địa được nâng tầm, trở thành sản phẩm hàng hóa, đem lại thu nhập cao cho người dân.

     

    Góp phần nâng cao đời sống người dân

     

    Theo đồng chí Hà Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu, việc xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận “Gà đen Pà Cò, Hang Kia – Mai Châu” không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi ở 2 xã, mà còn giúp cho sản phẩm gà đen được nhận biết trên thị trường thông qua những dấu hiệu đặc trưng hay qua mã định danh sản phẩm (QR code). Từ đó vừa để khẳng định nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, vừa khẳng định chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống người dân.

     

    Hang Kia, Pà Cò là 2 xã đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện khoảng 35km. Địa hình 2 xã phức tạp, chủ yếu là núi đá hiểm trở, độ dốc lớn. Do vậy, quỹ đất nông nghiệp ít, phân tán, rất khó khăn trong phát triển sản xuất. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Pà Cò Phàng A Chà, mặc dù điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhưng địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng ở Hang Kia, Pà Cò phù hợp chăn nuôi giống gà đen, thường được người dân nuôi bán chăn thả. Đây là giống gà dễ nuôi, có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh. Về giá trị kinh tế, gà đen bản địa con trưởng thành có cân nặng trung bình từ 2 – 3kg/con, cá biệt có con nặng 3,5kg; hàm lượng mỡ ít, thịt săn chắc, giá bán từ 250 – 300 nghìn đồng/kg, thời gian nuôi không dài…

     

    Việc chăn nuôi gà đen tại Hang Kia, Pà Cò tập trung chủ yếu tại các hộ gia đình, mục đích dùng làm thực phẩm trong sinh hoạt hoặc làm thuốc chữa bệnh, một phần ít để bán. Với việc xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận “Gà đen Pà Cò, Hang Kia – Mai Châu” đã thúc đẩy các hộ dân mở rộng quy mô chăn nuôi. Bởi thời gian qua, nguồn thu từ gà đã trở thành nguồn thu chính của nhiều gia đình. Nhờ đó, từ chỗ hoàn cảnh khó khăn nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, cuộc sống ổn định, thậm chí vươn lên làm giàu, như ở xã Pà Cò có các gia đình: Sùng A Hiệp, Sùng A Chua, Sùng A Danh, Sùng A Của – xóm Pà Cò Lớn; Phàng A Gàng, Phàng A Chà, Phàng A Chia – xóm Chà Đáy; Mùa A Phong, Sùng A Pha, Phàng Y Sơ, Mùa A Già – xóm Pà Háng Lớn…

     

    Mạnh Hùng

    Nguồn: báo Hòa Bình

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.