[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Để giải quyết nguồn cung thực phẩm từ nay đến cuối năm, Bộ NN&PTNT chỉ đạo các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng vào cuộc, hỗ trợ người chăn nuôi con giống, thức ăn, vật tư… sớm phục hồi sản xuất.
Cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi bị thiệt hại nặng nề
Thiệt hại nặng nề sau bão lũ
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), bão số 3 và mưa lũ đã làm hơn 3 triệu con gia súc, gia cầm (GSGC) bị chết (chủ yếu là gia cầm), tập trung ở một số địa phương: Hải Phòng, Quảng Ninh, Yên Bái, Hà Nội, Thái Nguyên… Hạ tầng sản xuất phục vụ ngành chăn nuôi bao gồm chuồng trại, máy móc, nhà xưởng, công cụ sản xuất cũng bị thiệt hại nặng.
Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, tính đến ngày 18/9/2024, Hải Phòng là một trong 5 địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất do bão số 3 với 53.350 con gia súc và 1.036.238 con gia cầm bị chết. Nhiều cơ sở chăn nuôi bị tốc mái, hỏng hệ thống thông gió, ngập, lụt.
Tại tỉnh Thái Nguyên, theo thống kê chưa đầy đủ, số lợn, gia cầm, thủy cầm bị cuốn trôi khoảng 302.000 con; vật tư chăn nuôi, chuồng trại hư hỏng, thiệt hại ước tính gần 35 tỷ đồng. Nhiều HTX, hộ chăn nuôi trang trại ở những vùng trũng thấp, số lượng gia cầm, thủy cầm bị lũ cuốn trôi khá lớn, cho nên chưa thể khôi phục, tái đàn trong trước mắt.
Tại Hà Nội, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội Trần Sỹ Tiến cho biết, bão, mưa lũ đã làm thiệt hại hơn 6.000 con gia súc, gần 269.000 con gia cầm. Nhiều chuồng nuôi bị tốc mái, sập chuồng, nhiều khu vực bị mất điện cục bộ, bị ngập úng do nước lũ dâng cao.
Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Yên Bái thống kê, bão số 3 đã làm ngành chăn nuôi của tỉnh thiệt hại hơn 7.000 con gia súc và gần 350.000 con gia cầm các loại.
Tại Hà Nam có 62.103 con gia súc, gia cầm của huyện Lý Nhân và thị xã Duy Tiên bị chết. Ngoài ra, việc di chuyển đàn vật nuôi đã gây ảnh hưởng về năng suất trứng, sữa. Do không có địa điểm để chuyển vật nuôi đến nơi an toàn, một số cơ sở đã bán chạy GSGC…
Chủ động phòng chống dịch bệnh
Để kịp thời khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, đảm bảo hoạt động chăn nuôi diễn ra bình thường, thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Bộ NN&PTNT về việc chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ; tăng cường công tác chủ động khắc phục, khôi phục đàn vật nuôi sau cơn bão số 3; Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng tập trung hướng dẫn các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục, khôi phục đàn vật nuôi, phòng chống dịch bệnh sau bão.
Song song với việc đảm bảo an toàn cho vật nuôi trong mùa mưa lũ, các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, thu gom xác GSGC chết và tiêu hủy theo quy định; thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng để tiêu diệt các loại mầm bệnh trong môi trường. Hướng dẫn người dân chôn lấp, tiêu hủy GSGC bị chết do mưa lũ, đồng thời tiếp tục triển khai tiêm phòng định kỳ đến tận các thôn, xóm, hộ chăn nuôi.
Công tác giám sát nhằm phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp GSGC mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, lở mồm long móng, viêm da nổi cục ở trâu, bò… được các địa phương chú trọng tăng cường. Lực lượng chức năng đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn chủ vật nuôi báo ngay cho chính quyền địa phương, Trạm Chăn nuôi và Thú y để tiến hành điều tra, xử lý ổ dịch theo đúng quy định.
Không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết; không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường. Tổ chức rà soát, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn GSGC theo đúng quy định, nhất là đối với đàn GSGC tại nơi đã từng xảy ra dịch bệnh, nơi có nguy cơ cao, nơi bị lũ lụt.
Tổng hợp, thống kê đầy đủ số lượng loại vật nuôi bị thiệt hại, kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong công tác khắc phục hậu quả mưa lũ và trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn; đề xuất xem xét, hỗ trợ khắc phục hậu quả theo quy định.
Thực hiện hướng dẫn của chính quyền địa phương, các hộ chăn nuôi đã, đang tiếp tục chủ động thực hiện các biện pháp khẩn trương khắc phục phần chuồng trại bị tốc mái, hệ thống thiết bị chăn nuôi trong trại…. Tổ chức vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng ở những vùng trũng, ngập lụt kéo dài sau khi nước rút, vùng có nguy cơ cao.
Thường xuyên thực hiện vệ sinh khu vực chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi; thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi không để gây ô nhiễm môi trường. Đối với những hộ xảy ra úng ngập, người dân tiến hành di dời đàn vật nuôi lên vị trí cao hơn; khi nước rút thực hiện ngay vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật nuôi trở lại chuồng nuôi; thực hiện tổng vệ sinh, thu gom xác động vật chết để xử lý, sát trùng, tiêu độc vùng chăn nuôi bị lũ, ngập để tổng tẩy uế môi trường, tiêu diệt các loại mầm bệnh.
Nhanh chóng khôi phục sản xuất chăn nuôi
Theo ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Kỹ thuật của BaF Việt Nam, hiện tại có rất nhiều số liệu chưa thể thống kê chính xác, cùng với những tác động và hệ lụy từ bão Yagi và lũ lụt vẫn chưa thể hiện rõ. Ông cho rằng việc tái đàn ngay lập tức gặp rất nhiều khó khăn vì các trang trại đã bị phá hủy và cần được tái xây dựng từ đầu. Cùng với đó là vấn đề mua sắm trang thiết bị mới để thay thế hệ thống chuồng trại, điện và công nghệ bị hư hỏng hoàn toàn, dẫn đến chi phí đầu tư tăng cao và thời gian phục hồi kéo dài. Sau lũ, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cũng rất lớn, trong đó Dịch tả lợn châu Phi là một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất có thể lây lan mạnh qua nguồn nước ô nhiễm. Ông Minh nhận định, trong thời gian ngắn giá lợn chưa có khả năng tăng mạnh vì các trang trại vẫn phải bán chạy để hạn chế thiệt hại từ dịch bệnh, nhưng từ đầu tháng 12 trở đi, giá lợn sẽ có xu hướng tăng cao do sự thiếu hụt nguồn cung.
Qua khảo sát, chỉ đạo công tác khôi phục sản xuất, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Phạm Kim Đăng nhận định: “Thiệt hại ngành chăn nuôi chủ yếu là khu vực chủ trang trại, gia trại tự đầu tư; các nông hộ nhỏ lẻ, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, chăn nuôi vẫn là chính. Cục đã chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương có kế hoạch phòng chống bão, triển khai các biện pháp chăm sóc, bảo vệ GSGC sau bão, mưa lũ. Hiện tại, người chăn nuôi bị thiệt hại mong muốn khắc phục cơ sở hạ tầng chăn nuôi, xử lý môi trường, được hỗ trợ con giống, thức ăn chăn nuôi, nhất là được thụ hưởng chính sách về tín dụng, hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định của Nhà nước để sớm sản xuất trở lại”.
Để hỗ trợ kinh phí cho người chăn nuôi, trên cơ sở đề nghị của các địa phương, Bộ NN&PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024 theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP, ngày 9/01/2017 của Chính phủ.
Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long cho biết, sau bão lũ là nguy cơ dịch bệnh vì các loại mầm bệnh tồn tại trong môi trường và đàn vật nuôi rất nhiều, có khả năng sẽ phát tán và lây lan. Cục đã đề xuất Bộ NN&PTNT ban hành văn bản chỉ đạo và yêu cầu tất cả lực lượng, các cấp hỗ trợ người dân các biện pháp tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng. Đồng thời, tiến hành rà soát tiêm phòng ngay cho đàn vật nuôi. Ngoài ra, yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất vắc xin, thuốc thú y không được phép tăng giá, thậm chí cần có cơ chế giảm giá để đồng hành cùng người dân.
Hiện nay, các ngành chức năng đang tập trung xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường tại các nông hộ, trang trại, HTX bị ảnh hưởng bởi thiên tai, hỗ trợ người chăn nuôi có GSGC bị chết, tạo điều kiện giúp họ tái sản xuất, bù đắp số lượng vật nuôi bị thiệt hại nhằm bảo đảm nguồn cung thực phẩm trong thời gian tới.
Đảm bảo nguồn cung thực phẩm
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam cho rằng, lũ lụt xảy ra vừa qua cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến nguồn cung thực phẩm của thị trường trong nước. “Bão lụt có ảnh hưởng nhất định đến thị trường, nhưng không đáng kể, bởi tỷ lệ giữa tổng đàn với thiệt hại vừa xảy ra chỉ chiếm vài %. Do đó, nếu chúng ta tổ chức sản xuất khéo thì vẫn bù đắp đủ nhu cầu trong nước. Bên cạnh đó, từ nay đến cuối năm người chăn nuôi còn thời gian từ 4-5 tháng, đảm bảo đủ 1 chu kỳ trong chăn nuôi để tái đàn, đủ thời gian để cấp bù phần thiếu hụt do số lượng chết vì lũ lụt”.
Cũng theo ông Dương, lợn hơi tại các trang trại của người dân không đáng kể, chỉ chiếm khoảng từ 30-35% nguồn cung ra thị trường, trong khi đó sản lượng lợn hơi của các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi với quy mô lớn chiếm từ hơn 70% nguồn cung ra thị trường. “Vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp cung cấp ra thị trường sản lượng lớn. Cùng với đó, các doanh nghiệp đã hết sức chủ động trong tái đàn, phòng trừ dịch bệnh nên chắc chắn không thiếu thịt lợn giai đoạn cuối năm”.
Thu Hằng
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến: Cần chính sách hỗ trợ đặc thù để người chăn nuôi gượng dậy
Chính phủ đã giao Bộ NN&PTNT chuẩn bị ban hành Nghị định mới về các chính sách hỗ trợ. Bộ NN&PTNT đang xây dựng và đề xuất các giải pháp như hoãn, giãn nợ và có những hỗ trợ nhất định đối với doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình; tiếp tục giải quyết vấn đề về bảo hiểm, tái bảo hiểm để phát triển thủy sản, chăn nuôi cũng như các lĩnh vực khác một cách bền vững hơn. Khi các chính sách của Nhà nước được triển khai cùng với sự hỗ trợ của doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng về con giống, thức ăn, vật tư… thì chăn nuôi, thủy sản sẽ sớm phục hồi để đảm bảo nguồn cung cho trong nước và xuất khẩu trong thời gian tới.
Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ khách hàng.
Nhiều khách hàng, doanh nghiệp thiệt hại mà không có khả năng trả nợ và gần như mất trắng tài sản, không có nguồn nào bù đắp. Đây là vấn đề lớn đặt ra với các cấp, các ngành, đặc biệt với ngành ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước đã có công văn yêu cầu triển khai các giải pháp để hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định hiện hành; thực hiện xử lý nợ đối với khách hàng bị thiệt hại về vốn vay.
P.V (ghi)
- ngành chăn nuôi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất