[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Với mong muốn nâng cao nguồn nhân lực chuyên ngành Chăn nuôi của Việt Nam, Hội thảo “Dinh dưỡng và công nghệ thức ăn chăn nuôi” là cầu nối để chuyên gia hai nước Việt Nam và Hàn Quốc có thể chia sẻ thông tin về kĩ thuật thức ăn chăn nuôi, trong đó có các kết quả về các nghiên cứu đang nhận được sự quan tâm ở cả 2 quốc gia như dinh dưỡng động vật, kỹ thuật thức ăn chăn nuôi sử dụng phụ phẩm nông nghiệp.
Cập nhật công thức thức ăn chăn nuôi: “Chìa khóa” để gia tăng lợi nhuận
Đây là Hội nghị quốc tế được tổ chức trong khuôn khổ Dự án KOICA về “Chương trình giáo dục đại học cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao nguồn nhân lực ngành Chăn nuôi của Việt Nam”, viết tắt là KOICA – VNUA. Dự án do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ bằng vốn ODA không hoàn lại, có tổng kinh phí hơn 13 triệu USD, kéo dài đến năm 2030. Dự án bao gồm nhiều hoạt động tập trung vào việc nâng cao nguồn nhân lực cho ngành chăn nuôi của Việt Nam, bao gồm tổ chức một hội nghị quốc tế hàng năm với chủ đề đa dạng.
Hội thảo do Dự án KOICA-VNUA phối hợp với Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức vào ngày 4/10, với sự tham dự của các giáo sư chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng vật nuôi đến từ Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam, các giảng viên, sinh viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các trường đại học cùng đại diện cán bộ Cục Chăn nuôi, chi cục Chăn nuôi thú y, Viện chăn nuôi, Hội chăn nuôi, các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi thú y trong cả nước.
Các Đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh kỷ niệm
“Chúng tôi tổ chức hội thảo với chủ đề Dinh dưỡng động vật nhằm mục đích góp phần nâng cao hiểu biết về các công nghệ, các tiến bộ mới trong dinh dưỡng động vật Thông qua hội thảo, tôi cũng hi vọng nhận được sự giao lưu chia sẻ kết nối cũng như góp phần tích cực hơn trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cho lĩnh vực chăn nuôi. Từ đó thúc đẩy ngành chăn nuôi ngày càng phát triển”, GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết.
GS.TS. Nguyễn Thị Lan phát biểu khai mạc hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Kim Đăng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi ghi nhận và đề cao những đóng góp tích cực của các Tổ chức Quốc tế trong sự phát triển ngành chăn nuôi, trong đó có Tổ chức Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA). Với mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi nói chung, ngành sản xuất TĂCN nói riêng trở nên hiệu quả, chất lượng và bền vững, chúng ta đang từng bước thay đổi tư duy, cách tiếp cận theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Trong chăn nuôi, TĂCN là vật tư đầu vào quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng và giá thành sản xuất sản phẩm (chi phí TACN chiếm khoảng 60-65% giá thành sản phẩm thịt lợn và 70 – 75% sản phẩm gia cầm). Hiện nay, năng lực sản xuất TACN công nghiệp của Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á và thứ 3 Châu Á (sau Trung Quốc và Ấn Độ). Các doanh nghiệp sản xuất TACN hàng đầu thế giới đang hiện diện sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam.
Bên cạnh những thành công đạt được, ngành sản xuất TACN của Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, năng lực sản xuất các loại thức ăn bổ sung trong nước còn rất hạn chế, nghiên cứu và chuyển giao KHCN còn chưa tương xứng với tiềm năng. Trong bối cảnh đó, việc tổ chức Hội thảo quốc tế: “Dinh dưỡng và công nghệ TACN” là hết sức cần thiết để giúp các nhà khoa học, các doanh nghiệp Việt Nam và Quốc tế cùng chia sẻ và thảo luận các chủ đề liên quan. Qua đó, các nhà khoa học và doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi thêm các kinh nghiệm và công nghệ TACN mới từ các nước trong khu vực và thế giới.
“Tôi hy vọng các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các chuyên gia tham dự hội thảo thật sự cởi mở trong thảo luận và chia sẻ các vấn đề và giải pháp kỹ thuật/công nghệ thiết thực, tối ưu nhằm cải tiến quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm TACN mới… từ đó có thể giúp nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo giá trị gia tăng cho ngành chăn nuôi và cộng đồng xã hội”, ông Phạm Kim Đăng nhấn mạnh.
Ông Phạm Kim Đăng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi
“Hội thảo chuyên đề lần này được lên kết hoạch như một phần hoạt động của dự án KOICA. Thông qua thảo luận chuyên sâu cho từng lĩnh vực, tôi hy vọng đây là cơ hội để thiết lập phương hướng trong lĩnh vực chăn nuôi trong tương lai. Chia sẻ và tiếp nhận những nhận thức mới đồng thời tăng cường mạng lưới giữa hai bên. Thay mặt Văn phòng KOICA Việt Nam, tôi xin hứa sẽ cố gắng hết sức để phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam thông qua dự án, hi vọng cùng mọi người mở ra tương lai đầy hứa hẹn cùng ngành chăn nuôi Việt Nam”, ông Byung Hwa Lee – Giám đốc dự án KOICA Việt Nam chia sẻ.
Ông Byung Hwa Lee – Giám đốc dự án KOICA Việt Nam phát biểu
Tại Hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia tham dự đã chia sẻ các giải pháp công nghệ thiết thực, tối ưu nhằm cải tiến quy trình, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất TACN. Từ đó, có thể giúp nâng cao năng suất, hạ giá thành và đặc biệt tạo giá trị gia tăng để có thể cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác.
GS.Yoo-Yong Kim, Đại học quốc gia Seoul Hàn Quốc đã đưa ra những nghiên cứu về việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi tại các nước Đông Nam Á. Theo đó, phụ phẩm như bã dừa, bã cọ được sử dụng để đưa vào chế độ ăn của động vật. Đây là sản phẩm phụ dồi dào ở một số nước Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Philippines…Sau khi khai thác dầu, có thể sản xuất được Bột hạt cọ (PKM) và Bột cơm dừa (CM).
Thông thường, người chăn nuôi thích thức ăn màu vàng, nhưng PKM và CM lại cho màu tối hơn nên không được ưa chuộng. Tuy nhiên, tiêu chí liên quan đến thị hiếu màu sắc không phải yếu tố quan trọng vì“Năng suất” và “Hiệu quả kinh tế” quan trọng hơn nhiều so với “Hình thức thức ăn” và lợn bị “mù màu” về mặt sinh lý nên cũng không ảnh hưởng nhiều. Mặt khác PKM và CM đem lại rất nhiều ưu điểm như: Giá PKM và CM rẻ hơn so với SBM, tiết kiệm chi phí sản xuất thức ăn; bổ sung lượng enzyme nhiều hơn; nguyên liệu cọ và dừa có thành phần β-mannanase rất tiềm năng, tốt cho miễn dịch, bảo đảm chất lượng thịt tốt hơn. PKM và CM có thể được bổ sung trong chế độ ăn của lợn nái sinh sản, lợn thịt và lợn nái mang thai.
GS.Yoo-Yong Kim chia sẻ tại hội thảo
Ngoài ra, hiện nay, kháng sinh ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong chăn nuôi nói chung và trong chăn nuôi lợn và gia cầm nói riêng. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có thể gây ra vấn đề kháng thuốc của vi sinh vật. Để hạn chế tình trạng này, việc sử dụng thảo dược trong thức ăn chăn nuôi cũng được phát triển hơn nhằm thay thế kháng sinh và nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Tại Hội thảo, GS. Vũ Đình Tôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã chỉ rõ ảnh hưởng của hỗn hợp thảo dược như nguồn thức ăn bổ sung đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt lợn và gà thông qua những thí nghiệm đã tiến hành. Theo đó, với thí nghiệm trên lợ thiết kế thử nghiệm HM: hỗn hợp thảo dược có nguồn gốc từ cây Biden Pilosa L. (62%). Pseuderanthemun latifolitum (16%), Urena Lobata L. (16%). Cinaminum (3%) và Illicium (3%) cho thấy việc sử dụng HM bổ sung vào khẩu phần ăn của lợn đã cải thiện hiệu suất tăng trưởng so với lợn không bổ sung HMS. Bổ sung 4% HM vào khẩu phần ăn tốt hơn so với bổ sung 2% và 6%. Sử dụng HM bổ sung vào khẩu phần ăn của lợn sẽ cải thiện chất lượng cảm quan của thịt lợn và làm giảm hàm lượng cholesterol.
Với thí nghiệm trên gà, thiết kế thử nghiệm HM: hỗn hợp thảo dược mạnh; HM bao gồm Biden Pilosa L. (58%). Pseuderanthemun latifolitum (30%). Cinaminum (7%). Illicium (5%) cho thấy việc sử dụng HM bổ sung vào khẩu phần ăn của gà đã cải thiện hiệu suất tăng trưởng so với gà không có HMS trong khẩu phần ăn. ADG của gà được cho ăn khẩu phần có HMS thấp hơn so với gà không có HMS. Gà được cho ăn khẩu phần có HMS có số lượng nang cầu trùng và NH3, H2S trong phân thấp hơn so với gà không có HMS. Sử dụng HM bổ sung vào khẩu phần ăn của gà đã có tác động tích cực đến các đặc điểm của thân thịt (tỷ lệ thịt đùi cao hơn, tỷ lệ mỡ bụng thấp hơn). Chất lượng cảm quan của thịt gà được cải thiện và hàm lượng cholesterol giảm.
GS. Vũ Đình Tôn chia sẻ tại hội thảo
Một việc quan trọng cũng cần phải lưu ý là vấn đề phát thải trong chăn nuôi, chúng ta không chỉ chỉ quan tâm đến phúc lợi mà còn phải chú ý đến phát thải khí methan. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, GS. Metha Wanapat – Đại học Konkaen, Thái Lan mang tới hội thảo những đổi mới về thức ăn chăn nuôi hướng tới chăn nuôi bền vững, đồng thời giảm thiểu phát thải khí methane. Đó chính là việc ngừng đốt rơm rạ, thay vào đó dùng rơm làm thức ăn cho động vật nhai lại. Ông cũng nhấn mạnh, thức ăn thô đặc biệt là phụ phẩm nông nghiệp (ACR)/Sinh khối có sẵn rất nhiều tại các trang trại nên được tái chế như nguồn thức ăn quan trọng cho động vật nhai lại trong mùa khan hiếm. Sản xuất động vật nhai lại trong tương lai nên dựa trên việc cho ăn sáng tạo các ACR như rơm rạ, để đạt được mục tiêu sản xuất chăn nuôi bền vững. Nền tảng mạng lưới các nhà khoa học, các bên liên quan đặc biệt là nông dân nên được thúc đẩy, khuyến khích và trao quyền về việc cho ăn sáng tạo các ACR đặc biệt thông qua việc triển khai tại trang trại..
Trong khuôn khổ hội thảo, còn rất nhiều bài trình bày, các nghiên cứu khoa học cùng những phương thức phát triển TACN được đưa ra bởi các nhà khoa học hai nước Việt Nam và Hàn Quốc như: Ảnh hưởng của các chế độ ăn khác nhau đến hàm lượng khí methane trong chăn nuôi bò thịt nuôi bằng hệ thống giám sát GreenFeed; Chiến lược dinh dưỡng để giảm căng thẳng nhiệt ở bò thịt địa Hàn Quốc: Tổng quan về thức ăn bổ sung; Làm giàu protein bã sắn bằng Saccharomyces cerevisiae và Saccharomycopsis buligera để sử dụng làm thức ăn cho gia súc; Cải thiện giá trị dinh dưỡng của củ sắn và khoai lang bằng phương pháp lên men nấm men… Đây là cơ hội cũng như tiền góp phần thúc đẩy sự thành công cho những chuỗi hoạt động tiếp theo của dự án KOICA.
Phương Nhung
- tacn li>
- dinh dưỡng động vật li>
- Dự án KOICA-VNUA li>
- Công nghệ thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Tổng hợp giá heo tại một số quốc gia trên thế giới ngày tính đến ngày 25/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Tổng hợp giá heo tại một số quốc gia trên thế giới ngày tính đến ngày 25/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất