Cập nhật công thức thức ăn chăn nuôi: “Chìa khóa” để gia tăng lợi nhuận - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Cập nhật công thức thức ăn chăn nuôi: “Chìa khóa” để gia tăng lợi nhuận

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thường xuyên cập nhật công thức sẽ giúp thức ăn chăn nuôi tối ưu hóa được giá thành, giữ được chất lượng ổn định, đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Đối với thị trường, giúp cho khách hàng hài lòng, phát triển thị phần. Đối với nhà máy, có thể gây ấn tượng tốt và tăng lợi nhuận.

    Khởi động dự án hơn 13 triệu USD nâng cao nguồn nhân lực ngành chăn nuôi Việt Nam

    Bài học từ ngành công nghiệp chăn nuôi bò thịt Hawnoo của Hàn Quốc

     

    Đó là thông điệp được chia sẻ tại lớp tập huấn xây dựng công thức thức ăn chăn nuôi được tổ chức trong hai ngày 24 và 25/4/2024, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

     

    Lớp tập huấn nằm trong khuôn khổ dự án “Chương trình nâng cao năng lực đào tạo cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao nguồn nhân lực ngành chăn nuôi Việt Nam”, viết tắt là KOICA – VNUA. Dự án do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ bằng vốn ODA không hoàn lại, có tổng kinh phí hơn 13 triệu USD, kéo dài đến năm 2030. Mục tiêu tổng thể của dự án nhằm nâng cao năng lực giáo dục đại học và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực chăn nuôi tại Việt Nam.

     

    Lớp tập huấn được trình bày các chuyên gia dinh dưỡng nhiều kinh nghiệm với 2 chuyên đề chính là “Thiết lập công thức cho bò” do TS Kwak Byung-O và TS Kwak – nguyên là giáo sư trường Đại học Kangwon và “Thiết lập công thức cho lợn và” do PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Giảng viên cao cấp, Chuyên gia dinh dưỡng của Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

    Các đại biểu tham dự tập huấn

     

    Tham dự lớp tập huấn có: GS Kim So Ki, Trưởng Ban Quản lý dự án KOICA – VNUA, TS Bùi Huy Doanh – Phó trưởng khoa phụ trách Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA), PGS.TS Trần Hiệp – Trưởng ban Khoa học Công nghệ VNUA; cùng nhiều thầy cô đến từ Đại học Cần Thơ, Đại học An Giang, Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Hùng Vương, Đại học Nông Lâm Bắc Giang, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; nhiều cán bộ đến từ các chi cục Chăn nuôi – Thú y các tỉnh và doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, phụ gia thức ăn chăn nuôi.

     

    Lớp tập huấn được Công ty TNHH Provimi tài trợ một phần kinh phí.

    TS Bùi Huy Doanh, Phó trưởng Khoa Phụ trách Khoa Chăn nuôi phát biểu tại hôi thảo

     

    Phát biểu tại hội thảo, TS Bùi Huy Doanh, Phó trưởng Khoa Phụ trách Khoa Chăn nuôi cho biết, thực hiện kế hoạch hoạt động của dự án, khoa chăn nuôi phối hợp với dự án KOICA-VNUA tổ chức lớp lập công thức thức ăn cho nhiều đối tượng. Cụ thể, là các đối tượng là sinh viên, giảng viên, cán bộ đến từ các Chi cục Chăn nuôi Thú y và các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi.

     

    Mặc dù thời gian gửi thông tin không dài, nhưng ban tổ chức đã nhận được hơn 300 đăng ký đến từ các đơn vị khác nhau, trong đó có nhiều đơn đăng ký đến từ các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi.  Nhưng để để hỗ trợ cho các học viên được tốt nhất, ban quản lý chỉ tiếp nhận được  100 học viên. Thời gian tới, dưới sự hỗ trợ của dự án, hi vọng có thể mở thêm khóa II và III để đáp ứng tối đa nhu cầu của học viên.

     

    “Đây là cơ hội để các học viên tiếp cận các nội dung từ cơ bản, đến chuyên sâu trong việc xây dựng công thức thức ăn chăn nuôi đến từ các chuyên gia trong nước và Hàn Quốc. Hy vọng các học viên trao đổi, thảo luận, sau đó có thể áp dụng vào thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả công việc hoặc sản xuất ở đơn vị của mình”.

    GS Soo Ki Kim – Giám đốc dự án KOICA-VNUA

     

    Về phía nhà tài trợ, GS Soo Ki Kim – Giám đốc dự án KOICA-VNUA gửi lời cảm ơn đến TS Bùi Huy Doanh và TS Nguyễn Thị Vinh đã hỗ trợ cho lớp tập huấn; cảm ơn PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn đã trực tiếp giảng dạy xây dựng công thức thức ăn cho lợn và gà.

     

    GS Soo Ki Kim cho biết, dự án KOICA-VNUA đã mở văn phòng tại khoa Chăn nuôi từ năm năm 2022. Dự án có nhiều hoạt động như tổ chức các lớp tập huấn, cử cán bộ khoa chăn nuôi đào tạo ngắn hạn và dài hạn tại Đại học Konkuk, mời các chuyên gia chăn nuôi từ Hàn Quốc sang Việt Nam đóng góp ý kiến nhằm cải thiện hoạt động đào tạo và mô hình chăn nuôi.

     

    “Tôi hi vọng, lớp tập huấn với những thông tin chuyên sâu do các chuyên gia dinh dưỡng trình bày, sẽ đóng góp ý nghĩa thiết thực vào việc nâng cao năng lực của nhân lực ngành chăn nuôi Việt Nam, góp phần vào sự phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam”, GS Soo Ki Kim  nhấn mạnh.

    GS.TS Bùi Quang Tuấn, Giảng viên cao cấp, chuyên gia dinh dưỡng Khoa Chăn nuôi Học viện Nông nghiệp Việt Nam

     

    Tại hội thảo, PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Giảng viên cao cấp, chuyên gia dinh dưỡng Khoa Chăn nuôi Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích đến các học viên qua 2 bài trình bày: “Kiến thức cơ bản về tiêu chuẩn; đánh giá giá trị dinh dưỡng” và “Các bước xây dựng khẩu phần ăn; các hoạt động chính của phần mềm xây dựng khẩu phần ăn”.

     

    PGS. TS Bùi Quang Tuấn cho biết, thành phần của thức ăn chăn nuôi bao gồm nguyên liệu thô (năng lượng, protein – axit amin); nguyên liệu vi lượng – premix khoáng – vitamin (0,2-0,3%).

     

    Chất phụ gia trong công thức như sau: Premix 0,2-0,3%; NaCl: 0,5% (lợn), 0,2% cho gia cầm; chất chống mốc 0,05%; chất chống ô xy hóa 0,02%; chất điện giải 0,2-0,5%; enzyme: 0,05%; các chất tạo màu, mùi, vị… theo hướng dẫn của hãng.

     

    Nguyên tắc khi xây dựng công thức thức ăn/hay khẩu phần ăn cần đảm bảo về khoa học, kinh tế. Cụ thể, công thức thức ăn cần phù hợp với hệ tiêu hóa của vật nuôi theo giai đoạn (khả năng tiêu hóa, sức chứa…); đáp ứng đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng của vật nuôi nhưng cũng cần tối ưu về giá thành.

     

    Vì vậy, nó đòi hỏi người làm công thức thức ăn chăn nuôi cần có kiến thức về sâu về dinh dưỡng – thức ăn; tin học; tiến bộ kỹ thuật mới trong lĩnh vực liên quan. Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp thương mại, giá thức ăn và chất lượng thức ăn luôn là hai yếu tố có tính đối kháng mà người xây dựng công thức thức ăn cần phải dung hòa.

     

    PGS.TS Bùi Quang Tuấn cũng cho rằng, người là công thức thức ăn chăn nuôi cần phải phải thường xuyên cập nhật công thức. Bởi lẽ, nguyên liệu luôn thay đổi do nhiều nguyên nhân. Có thể do giá nguyên liệu thay đổi, thay đổi nguyên liệu (thiếu hụt nguyên liệu, thêm nguyên liệu mới thay thế); thay đổi chất lượng nguyên liệu (thiếu protein, nấm mốc, ô xi hóa); thay đổi nguồn gốc nguyên liệu (nội địa, nhập khẩu).

     

    Về thị trường với các yêu cầu mới  đó là cạnh tranh giá với các đối thủ; màu; mùi; chất lượng. Hay nhà máy với những mục tiêu mới về yêu cầu giá thành mới; cải thiện tăng hoặc giảm thành tích phân khúc phù hợp đối thủ cạnh tranh.

    PGS.TS Hà Xuân Bộ hướng dẫn cài đặt phần mềm lập công thức thức ăn chăn nuôi

     

    PGS. TS Bùi Quang Tuấn cũng chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa việc có và không câp nhật công thức thức ăn chăn nuôi.

     

    Cụ thể, nếu không cập nhật sẽ khiến công thức ăn tăng giá thành, chất lượng biến động, giá trị dinh dưỡng thấp hơn khi có nguyên liệu mới có chất lượng thấp hơn; làm công thức quá khác biệt so với công thức cũ (gốc). Đối với thị trường, khách hàng không hài lòng, giảm thị phần, để lại ấn tượng xấu. Hay đối với nhà máy sẽ giảm lợi nhuận.

     

    Ngược lại, nếu người làm dinh dưỡng thường xuyên cập nhật công thức sẽ giúp cho công thức thức ăn chăn nuôi được tối ưu hóa giá thành, giữ được chất lượng ổn định; đảm bảo giá trị dinh dưỡng thông qua cập nhật lại công thức. Đối với thị trường, giúp cho khách hàng hài lòng, phát triển thị phần. Đối với nhà máy, có thể gây ấn tượng tốt và tăng lợi nhuận.

    Các học viên tích cực, nghiêm túc thực hành lập công thức thức ăn chăn nuôi bằng phần mềm

    Học viên tại lớp tập huấn chụp ảnh lưu niệm

     

    PHƯƠNG NHUNG  – HÀ NGÂN

    Quý độc giả có nhu cầu tìm hiểu thêm về các bài trình bày tại lớp tập huấn, vui lòng liên hệ với Ban tổ chức theo liên hệ sau: TS Nguyễn Thị Vinh, số điện thoại +84 966 799 296 hoặc [email protected].

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Minh Nguyễn
  • Bài viết rất hay. Tham khảo thêm Bột đá Amico là nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm khoáng sản như: Bột đá CaCO3 bột đá thô Bột đá mịn Bột đá siêu mịn . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.