[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhằm nỗ lực đẩy mạnh thực hiện mục tiêu Net Zero, đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, Hội Chăn nuôi Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Kiểm soát khí nhà kính trong chăn nuôi” để khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp ngành chăn nuôi trong việc giảm phát thải thông qua nhiều giải pháp khác nhau.
Hiệu ứng nhà kính trong chăn nuôi: Những tác động đến môi trường và giải pháp khắc phục
Giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
Toàn cảnh hội thảo
Hội thảo diễn ra vào ngày 9/10/2024 với sự tham dự của Lãnh đạo Hội Chăn nuôi Việt Nam; đại diện các Hội, Hiệp hội; các cơ quan quản lý nhà nước cùng các thầy cô, sinh viên Đại học Cần Thơ và một số doanh nghiệp.
Từ lâu, chăn nuôi được xác định là một ngành chủ lực, cần phải chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi tập trung, hàng hóa, quy mô lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, ngành chăn nuôi cũng đặt ra nhiều thách thức cho vấn đề bảo vệ môi trường và phát thải khí nhà kính(KNK) (ngành chăn nuôi chiếm khoảng 18% tổng lượng phát thải KNK). Vì vậy, việc giảm phát thải trong chăn nuôi là điều vô cùng quan trọng và cấp thiết. Kiểm soát phát thải KNK trong chăn nuôi đã được các nhà khoa học chỉ ra từ lâu, được nhiều nước khuyến khích và từng bước sẽ bắt buộc người chăn nuôi đưa vào nội dung kiểm soát. Với Việt Nam nói riêng, kiểm soát môi trường và khí phát thải trong chăn nuôi cũng là những vấn đề lớn và còn nhiều bất cập.
TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam
Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, “Đối với Việt Nam chăn nuôi là lĩnh vực tương đối lớn, nên rõ ràng hiệu ứng nó gây ra cũng tương đối nhiều. Do đó, vấn đề kiểm soát là cần thiết nhưng không phải một sớm một chiều làm ngay được vì chúng ta vẫn phải tiếp tục nghiên cứu và kiểm chứng thì mới chuyển giao được. Chưa nghiên cứu hoàn thiện, chưa kiểm chứng chưa chuyển giao đã yêu cầu phải làm ngay thì việc kiểm kê là khó. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học thì cần phải làm ngay và làm thật nhanh, nếu không người chăn nuôi sẽ chịu hết. Bởi vậy, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, đặc biệt là nhà quản lý cần phải đưa ra các hành vi để chúng ta ứng xử thế nào với người chăn nuôi trong lúc này”.
Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các trường Đại học và các nhà khoa học đã tập trung nêu ra thực trạng, khó khăn, vướng mắc của ngành chăn nuôi về thiết bị, cơ sở hạ tầng, cũng như nguồn kinh phí, nguồn nhân lực, công nghệ cho việc thực hiện giảm phát thải KNK. Trên cơ sở đó, đề xuất, kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách và các giải pháp giúp các doanh nghiệp, cơ sở thực hiện giảm phát thải hiệu quả.
GS.TS Nguyễn Trọng Ngữ, Trường Đại học Cần Thơ đã chỉ ra một số chiến lược giảm thiểu phát thải khí metan ở gia súc nhai lại như: điều chỉnh khẩu phần ăn bằng việc cân đối lượng thức ăn hỗn hợp, sử dụng ngũ cốc lên men, bổ sung dầu vào khẩu phần, phụ gia thức ăn, lựa chọn thức ăn thô, điều chỉnh chiến lược cho ăn. Về giải pháp công nghệ có hệ thống phân hủy khí metan (hệ thống biogas), hệ thống thu giữ khí metan, công nghệ tái tạo; Cải tiến quản lý sản xuất vật nuôi theo cơ chế giảm phát thải gồm phân hủy kỵ khí giảm sinh metan, giảm phát thải N2O từ kho lưu trữ phân, giảm tiếp xúc giữa chất thải lỏng và đất.
GS.TS Nguyễn Trọng Ngữ, Trường Đại học Cần Thơ
Tại Việt Nam, hiện nay biện pháp giảm KNK đang được quan tâm chủ yếu trong khâu chăn nuôi, quản lý xử lý chất thải (phân) từ chăn nuôi, chế biến thực phẩm (quản lý chất thải từ lò mổ) mà chưa quan tâm nhiều đến giải pháp dinh dưỡng từ thức ăn – Yếu tố đầu vào của quá trình chăn nuôi. Chia sẻ tại hội thảo, TS. Ninh Thị Len, Phó Chủ tịch Hiệp hội TĂCN cho biết, giải pháp giảm KNK thông qua dinh dưỡng từ thức ăn là giảm CH4 phát thải từ dạ cỏ, giảm lượng Nitơ (N) thải ra trong phân, từ đó gián tiếp giảm khí N2O (vì N2O được chuyển hóa từ các nguồn N trong phân và nước tiểu động vật).
TS. Ninh Thị Len, Phó Chủ tịch Hiệp hội TĂCN
Theo đó, để giảm bài tiết N cần chế biến làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn nói chung và N nói riêng; Thiết lập khẩu phần cân đối để cung cấp protein, axit amin càng gần với nhu cầu của vật nuôi càng tốt; Bổ sung các chất phụ gia thức ăn vào khẩu phần ăn để cải thiện việc sử dụng N. Để giảm bài tiết khí metan thì cần bổ sung Saponin, Tannin, nhóm Flavonoid, Lipit; sử dụng loại nguyên liệu thức ăn phù hợp cho gia súc nhai lại.
Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành chăn nuôi Việt Nam còn nhiều đư địa để đẩy mạnh các biện pháp giảm phát thải, ví dụ như tham gia vào thị trường tín chỉ carbon để mang lại thêm nguồn thu cho quốc gia. Tín chỉ carbon là loại chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải 1 tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc một tấn khí CO2 tương đương, nó mang lại rất nhiều tiềm năng như tạo thêm nguồn thu nhập cho các doanh nghiệp từ việc bán hạn ngạch phát thải/tín chỉ carbon; các doanh nghiệp có thể giảm phát thải và đăng kí lượng KNK giảm được để trao đổi hạn ngạch trong nước hoặc bán tín chỉ trên thị trường quốc tế; nguồn thu từ việc bán tín chỉ cũng có thể tái đầu tư vào các biện pháp giảm phát thải.
Hội Chăn nuôi Việt Nam với tư cách là người bảo trợ, đại diện cho tiếng nói, bảo vệ quyền lợi của người chăn nuôi và doanh nghiệp. Vì vậy, trách nhiệm của Hội là cùng người chăn nuôi đồng hành, chia sẻ những khó khăn, khắc phục những tồn tại. “Chúng ta cần thống nhất chung với nhau, kiểm soát khí phát thải trong chăn nuôi là lĩnh vực mới, là vấn đề quan trọng. Có rất nhiều giải pháp để kiểm soát mà Việt Nam có thể làm được nhưng đương nhiên phải có quá trình hoàn thiện và phải có thời gian. Việt Nam không thuộc nhóm nước gây ra hiệu ứng nhà kính trên thế giới, nhưng với cam kết tại COP26 cho thấy quyết tâm và sự tự nguyện rất tích cực của Chính phủ Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng ta phải bảo vệ cho chính mình, để có quyền được gia hạn nghạch tốt nhất cho đất nước, mang lại lợi ích cho người chăn nuôi và người làm nông nghiệp”, TS. Nguyễn Xuân Dương chia sẻ.
Các diễn giả và đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm
Phương Nhung
- Tín chỉ carbon li>
- Giảm phát thải KNK qua dinh dưỡng li>
- kiểm soát KNK trong chăn nuôi li>
- KNK li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất