[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chiều ngày 13/12/2024, tại trụ sở văn phòng đặt tại tỉnh Bắc Ninh, Ban Chấp hành Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam đã tổ chức thành công “Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025”. Sự kiện không chỉ là dịp để nhìn nhận, đánh giá hoạt động của Hiệp hội trong suốt một năm qua mà còn là cơ hội quan trọng để định hướng chiến lược phát triển, thúc đẩy hợp tác và đổi mới trong giai đoạn tới.
Toàn cảnh hội nghị
Hội nghị đã nhận được sự tham gia và đóng góp tích cực từ các thành viên Ban Chấp hành, là đại diện của những doanh nghiệp hàng đầu, chuyên gia uy tín và các thành viên tâm huyết. Báo cáo tổng kết đã khẳng định năm 2024 là một năm bản lề với nhiều bước tiến quan trọng của Hiệp hội, từ việc hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp thành viên tháo gỡ khó khăn, kiến nghị chính sách, đến kết nối và mở rộng hợp tác trong nước cũng như quốc tế.
Đồng thời, các thành viên Ban chấp hành đặc biệt nhấn mạnh và đánh giá cao vai trò nổi bật của Chủ tịch Hiệp hội trong việc duy trì sự ổn định, định hướng chiến lược và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Hiệp hội theo đúng tôn chỉ, mục đích và tầm nhìn của Hiệp hội. Với tầm nhìn sâu rộng và sự lãnh đạo quyết đoán, Chủ tịch đã giúp Hiệp hội không chỉ giữ vững vị thế là cầu nối quan trọng giữa các doanh nghiệp mà còn trở thành một tổ chức tiên phong trong tham vấn chính sách và định hình tương lai của ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam.
Tại hội nghị, các thành viên đã tích cực đóng góp ý kiến, thảo luận sôi nổi và đề xuất nhiều giải pháp mang tính đột phá cho năm 2025. Ban Chấp hành đồng thuận rằng, để ngành thức ăn chăn nuôi tiếp tục phát triển vững mạnh, Hiệp hội cần tăng cường vai trò trung tâm trong việc kết nối các doanh nghiệp thành viên, thúc đẩy hợp tác nội ngành và nâng cao vị thế của ngành trên cả thị trường trong nước và quốc tế.
Một trong những giải pháp quan trọng mà Ban Chấp hành đề ra cho năm 2025 là chú trọng nâng cao vai trò, nội lực, chất lượng hoạt động thực sự của Hiệp hội; tăng cường tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của các thành viên; tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên ngành, các chuyến tham quan thực tế và chương trình chia sẻ kinh nghiệm với những doanh nghiệp đầu tàu trong Hiệp hội, đặc biệt là các lĩnh vực được quan tâm như chuyển đổi số, quản trị doanh nghiệp hiện đại, phát triển kinh tế xanh, truyền thông doanh nghiệp và sản phẩm… giúp lan tỏa kinh nghiệm quý báu, xây dựng mạng lưới liên kết bền vững, tạo tiếng nói đồng thuận từ thành viên Hiệp hội.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế cũng là một định hướng quan trọng nhằm mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn ngành. Những nỗ lực này không chỉ củng cố vai trò của Hiệp hội trong việc dẫn dắt ngành thức ăn chăn nuôi mà còn góp phần xây dựng một ngành công nghiệp hiện đại, bền vững và hội nhập sâu rộng với thế giới.
Hội nghị cũng thống nhất mục tiêu hoạt động trọng tâm năm 2025 với phương châm “Liên kết – Hợp tác – Phát triển – Chính trực – Hiệu quả”. Đây không chỉ là định hướng chiến lược mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ cho sự quyết tâm đưa Hiệp hội và ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam ngày càng lớn mạnh, vươn xa hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Kết thúc Hội nghị, Chủ tịch Hiệp hội – Ông Nguyễn Như So bày tỏ sự trân trọng những đóng góp của một số thành viên Ban Chấp hành đã luôn tích cực đối với các hoạt động của Hiệp hội trong suốt chặng đường vừa qua. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm đổi mới, Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam tin tưởng rằng thời gian tới sẽ hoạt động ngày càng hiệu quả, khẳng định mạnh mẽ hơn vai trò, tiếng nói của mình, trở thành điểm tựa của các thành viên. Đồng thời, mỗi thành viên trong Hiệp hội sẽ không ngừng phát triển, lớn mạnh và đổi mới, cùng nhau xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp vững vàng, đóng góp vào việc nâng tầm vị thế ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam trên trường quốc tế, đóng góp quan trọng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước.
HHTACN
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất