[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chăn nuôi lợn rơi vào khủng hoảng, các ban ngành, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng đã chung tay “giải cứu” giúp hạ nhiệt cho ngành. Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp tình thế, về lâu dài cần có giải pháp căn cơ – thay đổi cách thức sản xuất của người nông dân.
Người chăn nuôi cần rút ra bài học sau cuộc khủng hoảng
Nhìn lại cuộc khủng hoảng
Nhìn lại chuỗi hành trình của chăn nuôi lợn trong những năm gần đây, có thể thấy, thời điểm trước 12/2015, khi mà thương lái Trung Quốc tích cực thu mua lợn, giá tăng hơn 60.000 đồng/kg thịt lợn hơi, khiến “người người”, “nhà nhà” đổ xô đi chăn nuôi lợn.
Đến giữa tháng 5/2016, sự kiện thương lái Trung Quốc ngừng mua lợn mỡ siêu trọng (loại trên 120 kg/con) đã khiến lợn bắt đầu ùn ứ tại cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái. Đến tháng 12/2016, thương lái bắt đầu ép giá do nhiều nguyên nhân, số lợn xuất sang Trung Quốc giảm mạnh. Đặc biệt sau thời điểm Tết Nguyên Đán (tháng 1/2017), thống kê tại Phú Thọ, Hưng Yên, giá lợn chỉ còn 23.000 – 25.000 đồng/kg, giá một cân hơi chưa bằng bát phở.
Ngày 11/1/2017, Bộ NN&PTNT đã ra chỉ thị cảnh báo về tình hình phát triển đầu lợn cả nước quá nóng. Bộ cảnh báo, mất cung cầu. Giá lợn vẫn tiếp tục tạo biên độ nhưng theo chiều hướng đi xuống. Lao dốc đến tháng 4/2017, giá lợn chính thức giảm kỷ lục trong vòng 30 năm, chỉ còn dưới 26.000 đồng/kg. Thậm chí, tại Đồng Nai, lợn trắng (không phải lợn siêu) chỉ còn 16.000 đồng/kg lợn hơi, thậm chí giá lợn nái chỉ 12.000 đồng/kg. Quả là con số buồn đến không thể tin được của người dân ở “thủ phủ” chăn nuôi heo lớn nhất cả nước.
Theo Báo cáo của Vụ Thị trường trong nước cho thấy tổng đàn lợn và sản lượng thịt lợn luôn tăng đều qua các năm. Đến năm 2016, số đầu lợn đã vọt lên gần 30 triệu, đặc biệt đàn nái lên tới 4,2 triệu con (đứng thứ tư thế giới). Thịt lợn chiếm 72,3% trong tổng sản lượng thịt tiêu thụ các loại, tương đương 39.6kg/người/năm (2017). Như vậy, ước tính nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa khoảng 3.550.000 tấn thịt hơi/năm. So với nguồn cung dự kiến là 3.755.000 tấn thì dư hơn 200.000 tấn (chưa tính lượng nhập khẩu). Thịt lợn rơi vào “khủng hoảng thừa” nghiêm trọng.
Tại buổi Họp báo Chính phủ ngày 4/5/2017, ông Mai Tiến Dũng Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chỉ ra, cả nước đang còn khoảng 3.000 – 400.000 tấn lợn đã đủ tiêu chuẩn xuất chuồng. Trong khi nguồn cung trong nước vượt cầu thì phía Trung Quốc lại ngưng nhập khẩu (tiểu ngạch) – tính đến thời điểm này đã được tròn 1 năm, dẫn đến lợn bế tắc đầu ra, rớt giá thảm hại, người nuôi thua lỗ.
Theo Ông Phan Văn Dân, người phát ngôn Sở Công thương tỉnh Đồng Nai cho biết: Đây là một cú sốc, cú sốc cho ngành chăn nuôi, dẫn đến thiệt hại chính cho người nông dân. Đây cũng là bài học đắt giá trong điều tiết vĩ mô, trong công tác quy hoạch, định hướng thị trường. Những nhà quản lý vĩ mô phải suy nghĩ, tổ chức lại sản xuất để đảm bảo cho quy mô chăn nuôi lợn đi vào ổn định.
Thật vậy, sự thảm hại của thị trường thịt lợn thời gian qua là một cú ngã đau đớn, một đòn khốc liệt để ngành chăn nuôi nhìn lại và người chăn nuôi rút ra bài học xương máu…
Thay đổi để… cứu mình
Trước thực trạng cuộc khủng hoảng giá lợn, hàng loạt biện pháp hỗ trợ, giải cứu người chăn nuôi đã được đưa ra, như: giảm đàn, kêu gọi doanh nghiệp giảm giá TĂCN, tăng thu mua giết mổ cấp đông, đàm phán với đối tác nước ngoài mở thị trường xuất khẩu. Đây cũng là cuộc giải cứu thứ 5 đối với sản xuất nông nghiệp trong khoảng thời gian chưa đầy 4 tháng. Song, các biện pháp trên chỉ được coi là những giải pháp tình thế, giải pháp căn cơ chính là thay đổi cách thức sản xuất của người nông dân thì hiện vẫn còn rất lúng túng.
Bên cạnh đó, khủng hoảng giá lợn cũng kéo theo nhiều gánh nặng, sức ép đè lên vai người nông dân. Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết: Dư nợ hiện tại cho toàn ngành chăn nuôi là gần 30.000 tỷ đồng, trong đó 57% là dài hạn. Số lượng nông dân và doanh nghiệp là hơn 506.000 khách hàng. Chủ yếu là cá nhân, gia đình chiếm 90% dư nợ, chỉ có 10% còn lại là doanh nghiệp, hợp tác xã, mô hình liên kết. Đại diện NHNN nhận định dư nợ như vậy là rất lớn trong tỷ trọng các ngành. Giá bán giảm thấp, nhiều người nuôi lợn không tiêu thụ được, chậm trả nợ, nợ xấu xuất hiện, chiếm 1,12% với 311 tỷ đồng (chủ yếu là hộ cá nhân). Đã đến lúc, người chăn nuôi phải tính chuyện thay đổi trong cung cách làm ăn, biết liên kết để giải cứu cho mình.
Đối với nhiều trang trại chăn nuôi vẫn đang tích cực tìm nhiều giải pháp để giữ đàn. Chia sẻ với Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam, Ông Võ Ngọc Hải, Chủ Trại heo giống Minh Tuyết, xã Bình Hàng Tây, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) cho biết: Tình hình khó khăn chung của cả ngành chăn nuôi rồi nên chúng tôi phải tính phương án giảm chi phí giá thành để cầm cự. Gia đình tận dụng các nguồn thức ăn sẵn có ở ngay tại địa phương, dùng các phụ phẩm tiết kiệm kinh tế như bã rượu làm thức ăn cho lợn và nghiên cứu cách pha trộn, bào chế để bảo đảm nguồn thức ăn đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh cho đàn mà không phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp như trước đây. Bên cạnh đó, tăng cường sàng lọc, loại thải nái già, trung bình lợn cứ đẻ xong 6 lứa là tôi loại thải.
Trong giai đoạn hiện nay, người nông dân tìm mọi cách cầm cự đợi lợn lên giá bán cho bớt lỗ là điều dễ hiểu, dù gặp phải muôn vàn khó khăn. Song, có một thực tế, trong thời gian diễn ra khủng hoảng thịt lợn, vẫn có những doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi sống được. Đó là những trang trại, những doanh nghiệp đi vào phân khúc riêng theo quy trình khép kín, từ thức ăn đến con giống. Khi đó, dù giá thịt lợn trong dân rớt thê thảm, nhưng giá thịt ở siêu thị vẫn tương đối ổn định, bởi những doanh nghiệp này đã ký hợp đồng dài hạn với giá cao. Đây là điều mà người chăn nuôi nhỏ lẻ không thể làm được.
Việc tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết chuỗi sẽ không chỉ tạo niềm tin với thị trường trong nước, mà còn hướng tới xuất khẩu, giúp người nông dân có vị thế mặc cả tốt hơn. Bởi khi đó, dựa trên dự báo thị trường của cơ quan chức năng, người dân sẽ tự quyết sản xuất bao nhiêu và tự giám sát sản xuất. Liên kết hình thành những tổ chức sản xuất trong chăn nuôi từ đó giảm thiểu tình trạng “mệnh ai nấy làm”, giảm bớt nỗi lo về đầu ra, hạn chế tình trạng thương lái ép giá.
Cũng theo ông Phan Văn Dân, nếu xây dựng được chuỗi giá trị khép kín, thì những chênh lệch vô lý sẽ bị triệt tiêu. Đồng thời, cơ quan quản lý Nhà nước cũng thuận lợi trong việc kiểm soát, điều tiết giá theo các quy luật thị trường chứ không thả nổi như hiện nay.
Bên cạnh đó, thói quen tiêu dùng cũng cần phải thay đổi mà điển hình là thói quen dùng thịt nóng của người Việt Nam, nếu như chúng ta chấp nhận các sản phẩm từ thịt chế biến sâu, có hạn sử dụng dài như xúc xích, thịt xông khói, thịt muối…; kết hợp với phát triển công nghiệp chế biến, xây dựng các hệ thống dự trữ thì có lẽ khủng hoảng thừa, khủng hoảng giá cũng sẽ không đến mức trầm trọng như hiện nay.
Tuyết Phan
Chăn nuôi có điều kiện là vấn đề tới đây sẽ phải tính tới. Nhiều nước chăn nuôi phát triển như Úc, Tây Ban Nha…, quy mô 500 nái trở lên là phải có điều kiện, gần như cấp hạn ngạch vậy, chứ không phải cứ có vốn, có đất là mở ra nuôi. Việc các DN đổ vào chăn nuôi quy mô quá khổng lồ khiến thị trường dư thừa, giá hạ, rồi đẩy khó khăn cho Chính phủ cũng là điều không ổn, sẽ phải xem xét. Tuy nhiên, trong điều kiện chúng ta còn tới 3 triệu hộ chăn nuôi, đây còn là vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân, vì vậy vấn đề này sẽ phải có lộ trình hài hòa, làm sao vừa kiểm soát được môi trường, vệ sinh ATTP cũng như không làm mất cân đối cung cầu”. – Ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi.
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi lợn li>
- giải cứu lợn li>
- giải cứu heo li>
- chung tay giải cứu lợn li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất