Với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, có đồng cỏ tự nhiên rộng lớn, phụ phẩm trồng trọt dồi dào, từ lâu chăn nuôi bò đã là thế mạnh của huyện Ba Vì (Hà Nội).
Để đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, bò lai là vật nuôi được Ba Vì lựa chọn cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện.
Chất lượng đàn bò được nâng cao
Để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò thịt và thịt bò chất lượng tốt thì vấn đề giống có vai trò quyết định thông qua giải pháp nâng cao tỷ lệ bò lai. Kết quả lai tạo sẽ giúp nâng cao thể trạng và chất lượng đàn bò hiện có, nhất là với các giống bò lai theo hướng chuyên thịt. Tại huyện Ba Vì đã có nhiều dự án phát triển đàn bò thịt với các giống bò lai tạo được đưa vào cải tạo đàn bò thịt như Sind, Rahman, Angus, Droughmaster.
Một trang trại nuôi bò 3B ở Ba Vì. Ảnh: Minh Văn
Xã Tòng Bạt là một trong những địa phương đầu tiên của huyện Ba Vì thực hiện Dự án “Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò 3B trên nền bò cái lai Sind của địa phương thành đàn bò lai F1 hướng thịt” (Dự án). Theo đó, từ năm 2012 Tòng Bạt đã lai tạo thành công hơn 250 con bê lai giống 3B/608 con bò cái nền có chửa. Bê con sinh ra đạt trọng lượng bình quân 30kg/con. Bà Phan Thị Sự, thôn Thái Bạt 2 cho biết, gia đình bà tham gia ngay từ khi có dự án chăn nuôi bò 3B. Đến nay, 2 con bò cái nền của gia đình bà đã sinh sản đến lứa thứ 5. Quá trình chăn nuôi, chăm sóc bà thấy bò 3B phát triển tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn với con bò vàng trước đây. Bê con lai sinh ra háu đói nên rất phàm ăn, bởi vậy tăng trọng rất nhanh. Bình quân mỗi ngày đạt từ 0,9 – 1,2kg. Chi phí thức ăn để sản xuất 1kg thịt bò lai F1 giống 3B chỉ bằng xấp xỉ 60% so với bò lai Sind. Do vậy, giá thành sản xuất của bò 3B thấp hơn 28 – 30% so với bò lai Sind. Thông thường nuôi một năm các giống bò khác có trọng lượng 3 tạ, nhưng bò 3B đạt từ 4 – 5 tạ.
Thấy được hiệu quả kinh tế của giống bò 3B mang lại, nhiều hộ chăn nuôi đã chuyển sang chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt. Tòng Bạt có khoảng 2.000 hộ thì hiện có gần 1.000 hộ chăn nuôi bò với quy mô từ 2 – 6 con. Chủ tịch Hội nông dân xã Tòng Bạt Nguyễn Hải Đăng cho biết, từ năm 2012, sau khi thực hiện dự án chăn nuôi bò 3B đến nay, việc chăn nuôi bò trên địa bàn xã ngày càng phát triển. Sau khi xã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, một số diện tích vùng đất cao đã được các hộ chuyển sang trồng cỏ làm thức ăn cho bò thì việc chăn nuôi càng thuận tiện, phát triển hơn. Hội nông dân xã còn duy trì nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân là 800 triệu đồng, giúp các hộ có thêm vốn để mở rộng chăn nuôi.
Nhân rộng mô hình thế mạnh của huyện
Sau 5 năm triển khai thực hiện Dự án, Ba Vì đã có 15/31 xã chăn nuôi bò thịt với tổng đàn trên 20.000 con. Các xã có tổng đàn bò thịt trên 1.000 con như Minh Châu, Thụy An, Vật Lại, Đồng Thái, Sơn Đà, Tòng Bạt, Minh Quang, Khánh Thượng… Tại các địa phương đã có trên 35 mô hình trang trại với quy mô từ 20 con trở lên. Điểm nổi bật trong phong trào phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện chính là công tác cải tạo, nâng cao chất lượng giống bò cái sinh sản và bê lai. Trong giai đoạn 2012 – 2015, toàn huyện Ba Vì đã phối giống được hơn 5.000 bò cái nền và kết quả đã sinh ra hơn 4.000 bê con. Riêng năm 2016, số bê được sinh ra là 4.900 con.
Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Nguyễn Đình Dần cho biết, huyện đã chỉ đạo trong năm 2017 và những năm tiếp theo tiếp tục phát triển bò cái sinh sản, bò thịt 3B đẩy mạnh chăn nuôi đàn gia súc nói chung, đàn bò thịt nói riêng. Đồng thời, chú trọng cải tạo chất lượng đàn bò thịt thông qua chương trình thụ tinh nhân tạo bằng các loại tinh bò đực giống có chất lượng cao. Mặt khác, đẩy mạnh tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh cho đàn bò, khuyến khích phát triển chăn nuôi bò xa khu dân cư và chú trọng công tác quản lý thuốc thú y trên địa bàn.
Tính đến nay, tổng đàn bò 3B toàn huyện Ba Vì đã đạt 10.500 con, tăng 3.200 con so với năm 2015. Những năm tiếp theo tiếp tục phát triển bò cái sinh sản, bò thịt 3B đẩy mạnh chăn nuôi đàn gia súc nói chung, đàn bò thịt nói riêng
Văn Minh
Nguồn: Kinh tế Đô thị
- chăn nuôi bò sữa li>
- bò sữa ba vì li> ul>
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất