Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu xuất khẩu khoảng 15.000 tấn trứng sang Mỹ trong bối cảnh dịch cúm gia cầm bùng phát nghiêm trọng, làm giảm sản lượng trứng tại Mỹ và đẩy giá tăng cao, theo một quan chức trong ngành cho biết hôm 20/2.
Trứng gà được bày bán trong siêu thị tại Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Việc hàng triệu con gà mái đẻ chết vì dịch bệnh đã đe dọa cam kết của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc giảm chi phí sinh hoạt hàng ngày, khi các siêu thị hạn chế nguồn cung và các nhà hàng tăng giá các món ăn từ trứng.
Các lô hàng từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Mỹ đã bắt đầu được vận chuyển trong tháng này và sẽ kéo dài đến tháng 7, theo ông Ibrahim Afyon, Chủ tịch hiệp hội Trung ương các nhà sản xuất trứng Thổ Nhĩ Kỳ.
“Việc xuất khẩu sẽ được thực hiện thông qua các công ty thành viên của chúng tôi, những đơn vị đã được cấp phép cần thiết, trong khi hai công ty sẽ điều phối toàn bộ quá trình”, ông Afyon cho biết.
Tổng cộng 15.000 tấn trứng, tương đương 700 container, sẽ được xuất khẩu sang Washington.
Mỹ đang nỗ lực kiểm soát dịch cúm gia cầm, được phát hiện lần đầu tiên ở gia súc tại Texas vào tháng 3 năm ngoái và đã lan ra hơn 970 đàn gia súc tại 17 bang. Virus này đã lây nhiễm sang gần 70 người kể từ tháng 4/2024, chủ yếu là những công nhân nông trại tiếp xúc với gia cầm hoặc gia súc bị nhiễm bệnh. Một trường hợp đã tử vong.
Dịch cúm gia cầm bùng phát trong các đàn gia cầm từ năm 2022 đã khiến khoảng 162 triệu con gà, gà tây và các loài chim khác bị tiêu hủy, theo dữ liệu của Mỹ. Sự gia tăng ca nhiễm gần đây đang làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt trứng.
“Chúng tôi ủng hộ việc nhập khẩu tạm thời các sản phẩm trứng để giúp giảm áp lực đối với nguồn cung trứng tại Mỹ”, ông Chad Gregory, Giám đốc điều hành của United Egg Producers, một cơ sở đại diện cho các nông dân sản xuất trứng tại Mỹ, cho biết.
Trước tình trạng khan hiếm nguồn cung, các công ty Mỹ đã tìm kiếm thị trường nhập khẩu thay thế, dẫn đến các cuộc đàm phán với các nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ, ông Afyon nói. Thỏa thuận này dự kiến mang lại khoảng 26 triệu USD doanh thu xuất khẩu, ông bổ sung.
Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong top 10 nước xuất khẩu trứng lớn nhất thế giới, theo ông Afyon. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ chưa đưa ra bình luận về việc nhập khẩu trứng.
Cơ quan này đang xây dựng lại kho dự trữ vắcxin phòng cúm gia cầm cho gia cầm và đã cấp giấy phép có điều kiện cho công ty dược phẩm thú y Zoetis để phát triển một loại vắcxin dành cho gà. Tuy nhiên, Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) vẫn chưa phê duyệt việc sử dụng vắcxin này.
Hiện nay, một tá trứng cao cấp hiện có giá lên tới 10 USD (hơn 250.000 đồng) tại một số siêu thị ở Mỹ. Thậm chí những quả trứng kém chất lượng hơn cũng có giá gấp đôi giá thông thường là từ 2 – 3 USD.
Chuỗi siêu thị nổi tiếng Trader Joe’s đang giới hạn số lượng mua tối đa trứng/ngày đối với khách hàng và Costco cũng có động thái tương tự. Các nhà hàng của Waffle House đã áp dụng phụ phí 50 xu cho mỗi quả trứng khách hàng gọi, để bù đắp cho chi phí.
Vào đầu tháng 2, tại Seattle, một nhà hàng đã bị trộm 500 quả trứng từ kho vào giữa đêm. Trong bối cảnh trứng vừa hiếm vừa đắt, nhiều người dân Mỹ chuyển sang tự nuôi gà trong sân nhà.
Ông John Berry, quản lý một công ty gia cầm tại Houston, chia sẻ rằng nhu cầu mua gà đang gia tăng đột biến trong bối cảnh trứng khan hiếm. Đó là trường hợp của ông Arturo Becerra, người gần đây đã mua 10 con gà mái với giá 400 USD cộng thêm 20 USD tiền thức ăn chăn nuôi đủ dùng cho một tháng.
Một số thành phố và thị trấn ở Mỹ cho phép người dân nuôi gà tại nhà nếu họ tuân thủ tiêu chuẩn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết nguy cơ đối với công chúng nói chung do cúm gia cầm vẫn thấp. Tuy nhiên, CDC cũng ban hành hướng dẫn an toàn cho những người nuôi gia cầm trong sân nhà.
Việt Dũng/Báo Tin tức (Theo Reuters/businesstimes)
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
- Giá dê tăng, người dân vẫn e dè tái đàn
- Hiệu quả nuôi vịt xiêm sử dụng thức ăn thảo dược
- Ngành chăn nuôi Việt không quá lo ngại việc Mỹ áp thuế
- Xây dựng quy trình, thủ tục rõ ràng trong tình huống dịch bệnh động vật cấp bách
- De Heus và hơn 100 nhà cung cấp chung tay “Nuôi dưỡng thế hệ tương lai”
- Trang trại bò mẫu của nông dân trẻ
- Cần truy xuất nguồn gốc trong chăn nuôi đối với các loài ngoại lai, quý hiếm
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 22/04/2025
- Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục
Tin mới nhất
T7,26/04/2025
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stres nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
- Tạo dựng môi trường pháp lý ổn định cho ngành thú cưng
- Giá dê tăng, người dân vẫn e dè tái đàn
- Hiệu quả nuôi vịt xiêm sử dụng thức ăn thảo dược
- Ngành chăn nuôi Việt không quá lo ngại việc Mỹ áp thuế
- Xây dựng quy trình, thủ tục rõ ràng trong tình huống dịch bệnh động vật cấp bách
- De Heus và hơn 100 nhà cung cấp chung tay “Nuôi dưỡng thế hệ tương lai”
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất