Cần bao nhiêu thời gian mới xuất khẩu được thịt heo? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Cần bao nhiêu thời gian mới xuất khẩu được thịt heo?

    Phải mất nhiều năm để mở cửa thị trường mới cho nông sản nhưng việc xúc tiến lại theo cảm tính nên sản phẩm cạnh tranh yếu khi ra nước ngoài.

     

    Tại phiên trả lời chất vấn Quốc hội tuần qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết để mở một mặt hàng của ta xuất sang nước ngoài thông thường mất 3-7 năm vì những hàng rào kỹ thuật cũng như thủ tục hành chính.

     

    Đủ rào cản

     

    Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, mở cửa thị trường gồm 2 phần: thương mại – thuế suất nhập khẩu và rào cản kỹ thuật, thủ tục hành chính. Phần thương mại, Việt Nam đã đàm phán tốt, giảm thiểu thuế nhập khẩu của nhiều thị trường, thậm chí về 0% nhờ 12 hiệp định thương mại tự do (FTA).

     

    Với sản phẩm thịt heo, từ năm 2016 đến nay, Bộ Công Thương cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 4 đoàn qua Trung Quốc đàm phán để xuất khẩu chính ngạch sang đây. Tuy nhiên, để thông qua được hàng rào kỹ thuật của Trung Quốc, việc đầu tiên là phải tuyên bố vùng chăn nuôi của Việt Nam không có dịch bệnh lở mồm long móng.

     

    Đây là yêu cầu tối thiểu và đầu tiên Việt Nam phải thông qua về mặt kỹ thuật. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Tổ chức Thú y thế giới và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thực hiện theo yêu cầu này nhưng cần có thời gian.

    Cần bao nhiêu thời gian mới xuất khẩu được thịt heo?Thịt heo trong nước thừa phải chờ “giải cứu” trong khi tìm thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn

     

    Một cán bộ từng tham gia mở cửa thị trường khó tính cho rằng ở các nước như Mỹ, Nhật Bản, cả thế giới đều muốn bán hàng cho họ nên đăng ký mặt hàng mới xuất sang đây phải xếp hàng chờ. “Có khi số thứ tự lên đến cả ngàn nên việc chờ đợi lâu dài là không tránh khỏi. Đến khi nộp hồ sơ, nếu không đạt, họ trả lại và thường chỉ nêu lý do chung chung – như số liệu không đáng tin cậy, thí nghiệm thực hiện không đúng – khiến mình phải mướt mồ hôi tìm nguyên nhân, khắc phục và tất nhiên là khá tốn kém, mất nhiều thời gian” – vị này nêu thực tế.

     

    Một tín hiệu vui cho ngành chăn nuôi Việt Nam là sắp được xuất khẩu chính ngạch thịt gia cầm sang Nhật. Dự kiến, lô đầu tiên sẽ xuất vào tháng 8 năm nay.

     

    Ông Nguyễn Văn Quyền, Trưởng Ban Đề án xuất khẩu Công ty TNHH Koyu & Unitek, cho biết để xuất khẩu thịt gà sang Nhật, công ty phải mất 2 năm chuẩn bị. So với những doanh nghiệp (DN) khác, công ty này có lợi thế hơn nhờ đã có khách hàng của công ty mẹ tại Nhật nên chỉ lo mở cửa về thủ tục theo những tiêu chí mà 2 nước quy định mà không phải lo vấn đề thương mại.

     

    Theo ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, ngành chăn nuôi Việt Nam không có nhiều lợi thế khi xuất khẩu, chỉ có thể khai thác một số thị trường ngách. Với mặt hàng trứng, Việt Nam lợi thế về sản phẩm muối và bắc thảo nhưng gần đây lại bị vướng hàng rào kỹ thuật nước nhập khẩu về tiêu chuẩn sudan, chì… Do đó, nhiều DN không xuất khẩu được, phải tìm cách khắc phục như nuôi vịt tại trại (không thả chạy đồng) để kiểm soát thức ăn và thay đổi công thức chế biến để không tồn dư các chất cấm theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu.

     

    “Về thương mại và kỹ thuật, DN có thể tự lo nhưng các thủ tục pháp lý thì cần có cơ quan đầu mối hướng dẫn để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu” – ông Thiện đề nghị.

     

    Không thể để nông dân “đấu tay đôi” với đại gia FDI

     

    Chủ một trang trại nuôi gà công nghiệp đẻ trứng quy mô lớn tại Đồng Nai cho rằng đã đến lúc nhà nước nên xem xét việc mở cửa gần như toàn bộ ngành chăn nuôi cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

     

    “Những năm qua, sản phẩm chăn nuôi thường xuyên khủng hoảng thừa là do hàng loạt tập đoàn nước ngoài vào đầu tư, đẩy sản lượng tăng nóng. Họ có vốn lớn và bề dày kinh nghiệm từ những nước có nền chăn nuôi phát triển nhưng sản phẩm lại không xuất khẩu mà chỉ bán nội địa, cạnh tranh trực tiếp với nông dân là không công bằng. Những năm qua, hàng loạt nông dân vốn ít, nuôi gà đẻ trứng đã phá sản. Những người có vốn khá hơn đang cầm cự nhưng cũng không thể trụ được lâu dài trong tình trạng sản phẩm bán quá rẻ. Ở nhiều nước, nông dân luôn được nhà nước bảo hộ. Nhà nước không thể để nông dân đấu tay đôi với đại gia nước ngoài trên sân nhà” – một nông dân có kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm chua chát.

     

    Ngọc Ánh

    Nguồn: Người lao động

    1 Comment

    1. vũ hải nam

      đúng là nông dân việt đang đấu tay đôi theo kiểu châu chấu đá voi mà. từ con gà, heo rồi sẽ đến bò.. yếu vốn và kỹ thuật đang đẩy người nông dân trắng tay ra ngoài cuộc chơi. chính phủ cần có chính sách để người nông dân sống được

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.