Các hãng gà công nghiệp hàng đầu nước Mỹ chuyển sang duy trì sức khỏe cho gà bằng khăn ướt tiệt trùng, phun sương giảm vi khuẩn và thảo dược.
Một số hãng đã dành nhiều năm qua để thử nghiệm các kĩ thuật mới thay thế kháng sinh trong chăn nuôi, nhất là khi vi khuẩn kháng kháng sinh ở người bắt đầu nổi lên.
Nhu cầu thị trường dành cho thịt “sạch”, không còn dư lượng kháng sinh ngày càng tăng. KFC đã trở thành thương hiệu “gà ăn nhanh” lớn cuối cùng tại Mỹ tuyên bố chấm dứt sử dụng gà dư lượng kháng sinh trong các nhà hàng của mình. Trước KFC, hai đại gia McDonald và Chick-fil-A đều đã có cam kết tương tự với người dùng Mỹ.
Trên phạm vi toàn nước Mỹ, hơn 42% các hãng chăn nuôi gà công nghiệp đã cam kết giảm tỉ lệ kháng sinh sử dụng trong quá trình chăn nuôi, Hội đồng Bảo vệ Nguồn lực Tự nhiên cho biết. Với động thái của KFC, tỷ lệ này chắc chắn sẽ còn tăng nữa trong thời gian tới.
KFC hiện bán hơn 65 triệu combo gà rán mỗi năm. Hãng này ước tính khoảng 1/3 số nhà cung cấp của mình đã chuyển sang việc chăn nuôi gà “ít sử dụng kháng sinh”.
Để đảm bảo “sức khỏe” cho gà khi lượng kháng sinh được đưa vào cơ thể gà ít đi, các nhà cung cấp sẽ phải cải thiện sự thông khí và môi trường vệ sinh trong các trang trại, đảm bảo cho chúng có nhiều không gian di chuyển hơn trước đây. Tất nhiên, những biện pháp này sẽ khiến chi phí tăng lên, nhưng bù lại nhu cầu dùng thuốc cũng thấp đi.
Thảo dược và vệ sinh
Năm 2015, Tyson, một trong những nhà cung cấp chính của KFC đã đặt mục tiêu xóa bỏ kháng sinh ra khỏi toàn bộ đàn gà nuôi lấy thịt của mình kể từ tháng 9.2017.
Tính đến cuối năm tài khóa 2016, hơn 90% đàn gà thịt trong chuỗi cung ứng của Tyson đã được nuôi mà không hề dùng đến kháng sinh.
Hãng này cũng dự định mở rộng các sản phẩm gà Tyson sang “chim sạch”, tức là chim được nuôi mà không dùng kháng sinh.
Perdue Farms, một đối thủ của Tyson, cũng tuyên bố đã loại bỏ việc tiêm kháng sinh định kì cho đàn gà của mình kể từ năm ngoái. Để thay thế kháng sinh, Perdue rắc lá hương thảo vào nước uống của gà, hi vọng chất kháng sinh tự nhiên bên trong loại thảo dược này sẽ giúp gà phòng bệnh.
Cùng lúc, Tyson cũng tăng cường các biện pháp vệ sinh chuồng trại. Trứng ấp nở thành gà con, đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất, cũng được gia tăng vệ sinh, tiệt trùng kĩ lưỡng. Tyson muốn rằng toàn bộ trứng phải được làm sạch trước khi ấp nở. Do đó, hãng đã yêu cầu các trang trại dùng giấy ướt tiệt trùng lau sạch từng quả trứng trước khi vận chuyển đến cơ sở của Tyson.
Một khi trứng được chuyển đến, Tyson sẽ trữ chúng bên trong một căn phòng được phun sương axit peracetic mỗi đêm. Mục đích của công đoạn này là tiệt trùng tối đa trước khi trứng được đưa vào lò ấp. “Lò ấp không chỉ ấp trứng mà thật không may, chúng còn ấp cả vi khuẩn nữa”, đại diện Tyson giải thích.
Đó là lí do vì sao trứng càng được tiệt trùng sạch bao nhiêu trước khi vào lò ấp thì lượng vi khuẩn sinh sôi ngoài ý muốn từ công đoạn này càng ít.
Trên thực tế, tỉ lệ sống sót của đàn gà trong tuần đầu tiên đã tăng lên sau khi Tyson từ bỏ kháng sinh. Đến tháng 9/2016, hãng này đã quay trở về “quân số gà” tương đương với trước khi quyết định ngừng dùng kháng sinh, nhờ những nỗ lực vệ sinh và tiệt trùng tăng cường.
Mới đây nhất, chuỗi cung ứng gà công nghiệp này đã bắt đầu phun nước nóng bên trong các xưởng ấp trứng. “Chúng tôi muốn mọi thứ phải sạch y như trong bệnh viện vậy”, Kevin Gibbs, một giám đốc sản phẩm nhấn mạnh.
Dù vậy, việc giải thích và thuyết phục các chủ trang trại gà, trứng nhỏ lẻ về xu hướng nói không với kháng sinh là điều không dễ, Tyson thừa nhận. “Họ nghe bạn giải thích về mặt khoa học cứ như vịt nghe sấm vậy”.
Yên Nhiên
(theo Tri Thức Trẻ/ CNN)
Nguồn: Diễn Đàn Đầu Tư
- Lào Cai: Tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng bệnh dại trên đàn chó, mèo tăng 99% so với cùng kỳ
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Cần sớm ban hành tiêu chuẩn quốc gia cho ngành yến sào
- Yên Bái: Sản lượng thịt hơi bứt tốc đầu năm, vượt xa cùng kỳ 2024
- Anh cấm mang thịt và sữa từ EU do lo ngại dịch lở mồm long móng
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD nhập khẩu thịt, sữa ngoại trong 3 tháng
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Bảo đảm chăn nuôi ổn định sản xuất, bình ổn giá thịt lợn
- Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’
Tin mới nhất
T2,14/04/2025
- Lào Cai: Tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng bệnh dại trên đàn chó, mèo tăng 99% so với cùng kỳ
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Cần sớm ban hành tiêu chuẩn quốc gia cho ngành yến sào
- Yên Bái: Sản lượng thịt hơi bứt tốc đầu năm, vượt xa cùng kỳ 2024
- Anh cấm mang thịt và sữa từ EU do lo ngại dịch lở mồm long móng
- Hệ thống công ty Avet – Apharma – Abio: Ghi dấu chặng đường đồng hành và hợp tác
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD nhập khẩu thịt, sữa ngoại trong 3 tháng
- Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án chăn nuôi quy mô lớn
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
Bình luận mới nhất