[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đợt cao điểm “giải cứu” vừa đi qua, một lượng lớn heo th?t còn ở lại. Như?ng điều trông thấy đặt lại trách nhiệm cho tất cả các bên liên quan.
Khi đã không dự báo được thị trường, không có cả hệ thống dự phòng rủi ro, việc chăn nuôi tự phát chẳng khác nào chơi đánh cược.
Hơn 1 tháng nay, ngày nào bà Phạm Thị Hoa ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cũng xẻ thịt từng con heo nái, đem ra chợ Dốc Mơ bán với giá bình quân rẻ bèo 30.000 đồng/kg.
Trước đó, nhằm mở rộng quy mô lớn hơn 50 con một lứa, một dãy chuồng trại mới từ vốn liếng tích cóp hơn 20 năm của bà cũng vừa hoàn thành chưa lâu. Nhưng cơn bão rớt giá lướt qua, bà không dám mua heo mới về tái đàn. Có người hỏi thuê nuôi, bà cũng nói không nốt vì lo lắng các tàn dư dịch bệnh gây hại cho heo của mình sau này.
Nhìn cảnh bà Hoa ngày ngày ra chợ bán thịt, người quen thấy cám cảnh, mỗi người một ít, mua giúp bà cũng khá nhiều. Bà đang tự cứu lấy mình theo cách riêng: chủ động tiêu thụ con heo tại thị trường địa phương, tự bán hàng, tự ra giá, tự thu tiền. Bà Hoa chính là một điển hình của hàng chục ngàn nông hộ chăn nuôi trên cả nước hiện nay đang gồng mình vượt qua khủng hoảng.
Bà xác định: “Đã nuôi heo kiếm lời, giờ lỗ phải chịu, còn ai vào chịu thay…?”. Điều thấy rõ đầu tiên với những người nuôi heo đang lâm nạn rớt giá như bà là ai chủ động tích cực tự cứu mình người đó sẽ sớm thoát qua giai đoạn khó khăn!
Thứ hai, cơn khủng hoảng lần này chỉ rõ không phải cứ chăn nuôi giỏi là sẽ thắng. Khi không có kế hoạch sản xuất ổn định, không dự báo được thị trường, không có cả hệ thống dự phòng rủi ro, việc chạy đua chăn nuôi theo cái lợi trước mắt chẳng khác nào chơi đánh cược.
Ngành chăn nuôi heo sau nhiều năm tương đối yên ổn giờ hứng trọn cú sốc rớt giá đậm đà, kéo dài, quy mô rộng trên cả nước. Có thể coi đây là bài học khắc nghiệt của kinh tế thị trường dành cho con heo, điều không mới với nông dân trồng trọt.
Từ đây, chính người nuôi heo sẽ phải nhận thức rõ hơn về trách nhiệm và quyết định đầu tư chăn nuôi của mình trong tương lai. Thị trường vốn là nơi “giang hồ hiểm ác”, luôn có những cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, không phải ai cũng thắng.
Nhìn tổng thể, chưa bao giờ người ta chứng kiến bức tranh kinh tế nông nghiệp bộc lộ nhiều mục rách như vậy. Các động thái nhằm “giải cứu” thực chất cũng chỉ là chắp vá “manh áo rách”, chắp vá thêm mấy lần nữa cũng vẫn là “manh áo rách”.
Chuyện con heo rớt giá tạo ra một cơn khủng hoảng không chỉ cho nông dân, doanh nghiệp mà còn tác động dây chuyền tới ngành nông nghiệp ở các địa phương lẫn Trung ương.
“Giải cứu heo” bỗng thành chuyện dài nhiều tập, có tính chất thời sự, có nội dung phong phú, ở mọi địa phương mỗi kiểu khi cấp Bộ ngành phát động phong trào hỗ trợ người chăn nuôi.
Có nơi như Đồng Nai thì cử hẳn cán bộ Sở nọ sở kia đi bán thịt heo, xe chở đi dài dài theo các khu công nghiệp hàng tuần lễ. Chính quy hơn, Hà Tĩnh còn ra hẳn công văn yêu cầu các đoàn thể tham gia ủng hộ bằng cách mua thịt…
Khi cơn sốt giải cứu hạ nhiệt, hiệu quả của các giải pháp cứu heo vẫn tỏ ra hạn chế, thậm chí có giải pháp còn nặng phần trình diễn. Cái nguy hiểm là một bộ phận nông dân bỗng dưng ì ra… mong chờ tới lượt heo mình được giải cứu.
Không cạnh tranh được với các chuỗi khác tốt hơn khi bước vào sân chơi hội nhập, ngành chăn nuôi chắc chắn sẽ thu mình lại và giảm dần quy mô nhỏ lẻ trong nông hộ. Không thể đòi hỏi về trách nhiệm pháp lý, nhưng trách nhiệm xã hội một cách thật lòng, không “té nước theo mưa” vẫn là điều nhiều người trông đợi ở bộ phận trung gian hưởng lợi từ thu mua thịt heo giá rẻ để chế biến thực phẩm.
Với tư cách là tỉnh có tổng đàn heo lớn nhất nước, Đồng Nai đang nắm giữ một lực lượng chăn nuôi đông đảo, có truyền thống, có kinh nghiệm cùng một hệ thống chuồng trại tập trung.
Nhưng việc tỉnh này gặp lúng túng trong khâu tiêu thụ khi ở ngay kế bên th? trường lớn nhất nước là điều không thể chấp nhận trong tương lai… Một kênh tiêu thụ riêng cho đàn heo Đồng Nai là cần thiết để ứng phó cho những bất trắc như cơn biến động giá vừa rồi.
Khánh Chương
- chăn nuôi lợn li>
- giải cứu lợn li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất