Từ ngày 1/7, TP.HCM triển khai thực hiện Đề án Quản lý và Truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm, trứng gia cầm qua ứng dụng công nghệ thông tin…
Để mở rộng việc kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc thực phẩm với quy trình quản lý chặt chẽ, minh bạch hóa thông tin từ lúc vật nuôi được sinh ra, chăn nuôi, giết mổ, đóng gói, vận chuyển kinh doanh đến khi tới tay người tiêu dùng, sau thịt heo, TP.HCM tiếp tục thực hiện đề án quản lý và truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm, trứng gia cầm.
Sau 2 tháng triển khai, tức là từ ngày 1/9, thành phố chính thức kiểm soát nguồn thịt gia cầm, trứng gia cầm cung ứng cho thị trường thành phố theo quy định của đề án.
TP.HCM đã triển khai kế hoạch truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm và trứng gia cầm từ đầu tháng 7 này.
Theo đó, quy trình đề án quản lý và truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm, trứng gia cầm ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng công nghệ mã QR code, vòng niêm phong, điện toán đám mây, tem truy xuất và hệ thống phần mềm quản lý… để nhận diện, truy xuất nguồn gốc, quản lý tất cả thông tin, dữ liệu liên quan đến sản phẩm thịt gia cầm, trứng gia cầm.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, với giải pháp này, người tiêu dùng trực tiếp kiểm tra, thu thập đầy đủ thông tin về loại thịt gia cầm, trứng gia cầm đã mua, truy ngược dòng từ thành phẩm cuối cùng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn, đường đi của gia cầm, của quả trứng
Hiện, đã có hơn 1.749 điểm bán thịt gia cầm, trứng gia cầm đăng ký tham gia truy xuất nguồn gốc với Sở Công thương TP.HCM. TP sẽ kiểm soát nguồn gốc thịt gia cầm, trứng gia cầm cung ứng cho thị trường TP, sản phẩm này phải được truy xuất được nguồn gốc bắt đầu từ ngày 1/9.
Theo Sở Công Thương TP.HCM, thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM, thời gian tới các sở, ban, ngành sẽ mở rộng triển khai Đề án với các mặt hàng thực phẩm khác như thịt bò, rau củ, quả… để khuyến khích sản xuất sản phẩm sạch, đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP và truy xuất nguồn gốc.
Huy Hoàng
Nguồn: Công lý
- Mavin được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
- Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với 9 Hội/Hiệp hội về hợp quy sản phẩm hàng hóa
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- ‘Ông trùm’ chồn hương khởi nghiệp từ 80 con giống
- Tiêu thụ thịt của Đức năm 2024 tăng nhẹ
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tổ chức họp Ban Thường vụ, đánh giá kết quả quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2025
- Ngành chăn nuôi ứng biến kịp thời trước những thay đổi của thị trường
- Xuất khẩu thịt bò của New Zealand tháng 2/2025 tăng 18,2%
- Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh
- Năm 2025 gạo, thịt gia cầm, trứng gia cầm bình ổn thị trường giảm 1.000-2.000 đồng
Tin mới nhất
CN,06/04/2025
- Mavin được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
- Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với 9 Hội/Hiệp hội về hợp quy sản phẩm hàng hóa
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- ‘Ông trùm’ chồn hương khởi nghiệp từ 80 con giống
- Tiêu thụ thịt của Đức năm 2024 tăng nhẹ
- Ngành chăn nuôi ứng biến kịp thời trước những thay đổi của thị trường
- Xuất khẩu thịt bò của New Zealand tháng 2/2025 tăng 18,2%
- Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh
- Năm 2025 gạo, thịt gia cầm, trứng gia cầm bình ổn thị trường giảm 1.000-2.000 đồng
- Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của Đồng Nai
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất