Achaupharm: Đồng hành cùng bà con chăn nuôi bền vững theo hướng tuần hoàn, hữu cơ - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Achaupharm: Đồng hành cùng bà con chăn nuôi bền vững theo hướng tuần hoàn, hữu cơ

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chăn nuôi theo mô hình tuần hoàn không những nâng cao về hiệu quả, tận dụng triệt để nguồn phế thải mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Bởi thế, mô hình này đang được các địa phương, doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi triển khai, nhân rộng.

     

    Ứng dụng chăn nuôi tuần hoàn không khói

     

    Chúng tôi đến thăm trang trại của gia đình anh Nguyễn Văn Hưởng tại huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ, một huyện điển hình về việc thực hiện kinh tế tuần hoàn không chất thải trong chăn nuôi ở Cần Thơ. Dẫn chúng tôi tham quan trang trại rộng gần 2ha, được bài trí hết sức khoa học, anh Hưởng nhiệt tình giới thiệu, gia đình anh phân chia trang trại thành 04 khu vực: Khu vực chế biến thức ăn chăn nuôi; khu vực chuồng bò; khu vực thả giun trùn quế và khu vực chuồng trại chăn nuôi gia cầm riêng rẽ.

    Nuôi trùn quế không chỉ giải quyết vấn đề phân bò thải ra môi trường mà còn tạo thức ăn sạch cho gà và lượng phân bón sinh học lớn cho nhiều cây trồng khác

     

    Anh Hưởng cho biết “Sau quá trình nghiên cứu và học tập kinh nghiệm chăn nuôi bò, gà thả vườn, giun quế tại Cờ Đỏ, năm 2018, tôi đã quyết định mua 50 con bò để chăn nuôi vỗ béo. Để đàn bò khỏe mạnh và đem lại giá trị kinh tế cao, tôi thiết kế hệ thống chuồng với diện tích 800m2, thoáng mát, đảm bảo sạch sẽ, đáp ứng đủ cho nhu cầu nuôi nhốt và vỗ béo của đàn bò”.

     

    Trước khi đưa bò vào chăn nuôi vỗ béo, phải tiến hành tẩy giun sán và tiêm phòng đủ các loại vắc xin phòng dịch theo khuyến cáo của cơ quan chức năng. Thức ăn cho bò ngoài rơm khô dự trữ, gia đình đã chủ động gieo trồng hơn 1ha cỏ voi, VA06… nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu cỏ tươi quanh năm cho đàn bò. Đến nay, gia đình anh đang nuôi 60 con bò thịt vỗ béo/lứa (giống bò lai Sind và bò 3 B), trung bình mỗi năm vỗ béo 2 lứa, qua 5 tháng vỗ béo, trung bình đạt 150 kg/con, giá bán bò thịt là 85.000 đồng/kg.

     

    Để tận dụng nguồn phân bò sẵn có, anh Thành đầu tư nuôi trùn quế trên diện tích 1.000 m2; tận dụng phân trùn quế làm phân bón cho 1ha cỏ của trang trại và bán ra thị trường với giá 1.700 đồng/kg. Trung bình anh bán 8 tấn phân/đợt và 4 đợt/năm. Lượng giun trùn quế được anh dùng làm thức ăn cho 200 con gà thịt. Do chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, con giống chất lượng và tiêm ngừa đủ nên đàn gia cầm lớn khỏe mạnh, không mắc bệnh dịch, thịt dai, thơm ngon, được người tiêu dùng tin dùng.

     

    Qua 4 năm triển khai sản xuất theo hướng tuần hoàn, đàn gia súc, gia cầm của gia đình anh Hưởng phát triển tốt, đất đai màu mỡ, môi trường sản xuất được bảo vệ nghiêm ngặt, sản phẩm chăn nuôi an toàn sinh học, hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, doanh thu đạt hơn 1 tỷ đồng/năm.

     

    Thay đổi tư duy sản xuất

     

    Ông Nguyễn Trung Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, toàn huyện hiện có trên 1.000 con trâu, bò, gần 3.000 con lợn và khoảng 300 nghìn con gia cầm. Với mục đích khắc phục khó khăn kinh tế và hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, thời gian vừa qua, xã đã phối hợp với các ngành chức năng của huyện hướng dẫn nhân dân, các chủ trang trại ứng dụng khoa học, kỹ thuật, triển khai nhiều mô hình, áp dụng các biện pháp phát triển chăn nuôi theo hướng tuần hoàn, bền vững.

    Achaupharm thực nghiệm đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo 

     

    Các biện pháp chăn nuôi điển hình như: Thực hiện biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, quản lý chất thải chăn nuôi; Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như: trấu, mùn cưa, rơm, rạ, vỏ lạc….. làm đệm lót sinh học; Chất thải của quá trình chăn nuôi được dùng làm phân bón vi sinh cho cây ăn quả, chăn nuôi thuỷ sản…. “Nhờ thế, ý thức và tư duy chăn nuôi của nhân dân chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang phát triển chăn nuôi quy mô lớn khép kín, đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý nước, chất thải, áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học góp phần cải thiện môi trường, bảo vệ an toàn dịch bệnh”, ông Tuyên cho biết thêm.

     

    Tại Hội thảo “Kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôi “Triển vọng và thách thức” diễn ra mới đây, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cho biết, với tổng đàn gia cầm đạt xấp xỉ 30 triệu con, gia cầm đạt trên 500 triệu con và gia súc đạt trên 12 triệu con, chúng ta có hệ sinh thái chăn nuôi phong phú, phục vụ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho hơn 100 triệu dân, xóa đói giảm nghèo, tạo sinh kế cho hơn chục triệu hộ nông dân.

     

    Ông Thắng nhấn mạnh, “Đối với kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôi, việc tôn trọng, gìn giữ môi trường là rất cấp thiết. Kinh tế tuần hoàn cũng được xem là nền tảng của chuyển đổi xanh và phát triển bền vững”. Nguyên tắc cốt lõi của kinh tế tuần hoàn đối với chăn nuôi là tiết giảm năng lượng, sử dụng nhiên liệu đầu vào, giảm phát thải đầu ra, thu gom và tái sử dụng chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp, tạo ra bộ chu trình khép kín của những ngành khác nhau từ chăn nuôi, trồng trọt, thuỷ sản, công nghệ chế biến.

     

    Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, ngành chăn nuôi có khối lượng chất thải mấy trăm triệu tấn/năm (gồm chất thải rắn, chất thải sinh hoạt, chất thải hữu cơ), vì vậy, mục tiêu của chúng ta là làm thế nào để tái sử dụng chất thải hợp lý nhằm đảm bảo 3 yếu tố: Không để ô nhiễm môi trường; Không tạo hiệu ứng khí nhà kính; Đồng thời đóng góp vào chuỗi tuần hoàn thúc đẩy nền nông nghiệp sạch, mang lại giá trị kinh tế.

     

    Ông Nguyễn Lê Bá Duy, người có nhiều sáng kiến về xử lý chất thải, phụ phẩm nông nghiệp chia sẻ kinh nghiệm về xử lý khí thải: Điều cần thiết đối với người nông dân, đó là tuần hoàn. Những yêu cầu đề ra xuyên suốt chương trình đó là giải pháp về xử lý chất thải của sinh học tuần hoàn. Nước ta là nước nông nghiệp, vì vậy chủ trương trên là hoàn toàn đúng đắn và có tính tất yếu.

     

    Chất thải chăn nuôi gây ra khí CO2, gây ô nhiễm không khí và làm suy giảm giá trị sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam nếu so sánh với những tiêu chuẩn quốc tế. Về công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi, ông Hoài cho biết, đã sáng tạo quy trình sản xuất phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi; quy trình sản xuất đệm lót sinh học chuyên dùng cho chăn nuôi và quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh.

     

    Nhằm đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế tuần hoàn ngành chăn nuôi, TS. Nguyễn Văn Bắc, đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thường trực tại Nam Bộ đề xuất đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu và tiến bộ khoa học kỹ thuật qua hai công nghệ cốt lõi. Thứ nhất, công nghệ vi sinh đóng vai trò rất lớn đối với chăn nuôi theo hướng kinh tế tuần hoàn. Ngành chăn nuôi cần đẩy mạnh việc nghiên cứu xử lý phân thẳng, xử lý chất thải không trực tiếp, vi sinh trong thức ăn chăn nuôi, hướng tới mục tiêu giảm thiểu chất thải và gia tăng giá trị kinh tế.

     

    Thứ hai, công nghệ sử dụng côn trùng đang phát triển nhanh, kể cả đối với lĩnh vực chăn nuôi tuần hoàn. TS. Nguyễn Văn Bắc dẫn ví dụ với trùn quế, “1 tấn trùn quế có thể sản xuất ra 30 tấn phân trong vòng một tháng. Chất thải từ loại trùn quế đặc biệt thích hợp để sử dụng trong nông nghiệp, đem lại lợi ích kinh tế cao”.

     

    Cục Chăn nuôi mới công bố loài ruồi lính đen – một loài vật nuôi khác được phép sử dụng trong chăn nuôi. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho kết quả 1kg ấu trùng ruồi lính đen có khả năng xử lí 10kg chất thải hữu cơ trong vòng 15 ngày. Phân và ấu trùng ruồi lính đen được coi là nguồn nguyên liệu đầu vào hữu ích. Đã có nhiều công trình của những chuyên gia ngành yến sử dụng ấu trùng ruồi lính đen trong quy trình nuôi yến, là nền tảng để phát triển ruồi lính đen trong chăn nuôi theo hướng kinh tế tuần hoàn.

     

    Về mặt khoa học, TS. Nguyễn Văn Bắc đưa ra một số đề nghị: Cần có quy chuẩn để đánh giá hoạt động chăn nuôi tuần hoàn; Công bố kịp thời, chính xác về tiến bộ kĩ thuật trong chăn nuôi tuần hoàn; Xây dựng nền chăn nuôi tuần hoàn thành mô hình bền vững với nòng cốt là doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần có những buổi đối thoại doanh nghiệp phát triển chăn nuôi tuần hoàn để có thể nắm bắt tình hình nhằm xây dựng chính sách phù hợp thực tế; Các cơ quan, doanh nghiệp đồng hành cùng với hệ thống khuyến nông nhằm phát triển, nhân rộng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.

     

    Achaupharm luôn đồng hành cùng bà con chăn nuôi trong việc xây dựng mô hình Chăn nuôi tuần hoàn

    Achaupharm tổ chức hội thảo chuyên đề tại huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ

     

    Diễn đàn “Kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôi: Cơ hội và thách thức”, do Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cùng Tổ điều hành Diễn đàn kết nối 970 và Nhóm tham vấn kinh doanh nông nghiệp (ARG) của Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australia tại Việt Nam (ACIAR) tổ chức ngày 21/3, tại Hà Nội là cơ hội để các đơn vị, tổ chức trao đổi, nhận diện thách thức và tìm các giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.

     

     Ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển, kéo theo đó là những hệ lụy về việc xử lý chất thải chăn nuôi, khí độc, phụ phẩm chăn nuôi vẫn chưa được tận dụng cho các ngành khác. Trong bối cảnh đó, việc sản xuất và chăn nuôi nông nghiệp theo mô hình tuần hoàn góp phần gia tăng kinh tế và giảm bớt một phần gánh nặng về việc phát thải chất thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường. Tầm nhìn từ nay đến năm 2050 sẽ giảm được hoàn toàn việc xả thải chất thải nông nghiệp ra môi trường. Tạo nên nền nông nghiệp sinh thái, giảm phát thải và chăn nuôi bền vững.

     

    Để giải quyết được những bất cập trên, TS. Võ Trọng Thành – Cục Chăn nuôi (Bộ NN& PTNT) cho rằng, việc cần làm trước tiên vẫn là hoàn thiện về cơ chế, chính sách; hoàn thiện hệ thống pháp luật về tái chế, tái sử dụng chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn.

     

    Bên cạnh đó, nghiên cứu khoa học công nghệ, khuyến nông chăn nuôi cần được đẩy mạnh; gắn với triển khai các dự án ưu tiên như sản xuất phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi, nuôi côn trùng xử lý chất thải chăn nuôi, sản xuất khí sinh học từ chất thải chăn nuôi lợn… 

     

    Theo đó, một số yêu cầu đối với ngành chăn nuôi theo hướng kinh tế tuần hoàn bao gồm: Hoạt động chăn nuôi cần tạo ra hiệu quả kinh tế, giảm phát thải; Phải có chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp đầu tư; Kết nối được các mô hình kinh tế tuần hoàn trong chuỗi giá trị nông sản; Phải có công cụ đánh giá việc sử dụng, xử lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp…

     

    Achaupharm

    1 Comment

    1. […] nuôi phải có kiến thức để giảm thiểu thiệt hại căn bệnh này gây ra. Cùng Achaupharm tìm hiểu về cách phòng và trị bệnh qua bài […]

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.