Trong dịp tết sắp tới, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn là rất lớn. Trong khi đó, chăn nuôi lợn ở nước ta lại đang phải đối mặt với nhiều dịch bệnh nguy hiểm, nhất là nguy cơ xâm nhiễm dịch tả lợn Châu Phi.
Một trại lợn giống đảm bảo an toàn sinh học của C.P. Việt Nam
Làm sao để đảm bảo an toàn dịch bệnh, qua đó đảm bảo nguồn cung thịt lợn đạt các tiêu chuẩn ATTP trong những tháng cuối năm đang là bài toán được đặt ra.
Theo Cục Thú y, từ năm 2017 đến nay, đã có 19 quốc gia trên thế giới có dịch tả lợn Châu Phi (ASF). Ở nước láng giềng của Việt Nam là Trung Quốc, đã xuất hiện 81 ổ dịch ASF tại 20 tỉnh, TP trực thuộc TƯ. Có trên 570.000 con lợn đã bị tiêu hủy ở Trung Quốc. Điều đáng lo ngại là đã xuất hiện 1 ổ dịch tại Simao thuộc TP Phổ Nhĩ (Vân Nam), chỉ cách các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam khoảng 150 km. Do đó, nguy cơ ASF xâm nhiễm vào Việt Nam là rất cao.
Ngoài ra, việc xâm nhiễm virus ASF vào Việt Nam còn có thể thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc; các hoạt động thương mại, du lịch của nhân dân các nước đã và đang có dịch bệnh, nhất là cư dân biên giới vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín.
Bên cạnh đó, việc 5 ổ dịch LMLM xuất hiện trong thời gian gần đây ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), cũng làm gia tăng thêm mối lo về nguy cơ dịch bệnh cho đàn heo cả nước nói riêng, đàn gia súc nói chung. Ngoài ra, cúm gia cầm cũng đang có nguy cơ phát sinh, lây lan trên đàn gia cầm.
Trước tình hình đó, theo ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, trong thời gian qua, Chính phủ và Bộ NN-PTNT đã có những công điện khẩn chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tổ chức công tác phòng chống ASF, đồng thời triển khai các biện pháp như diễn tập ứng phó khẩn cấp ASF nếu có nguy cơ xảy ra ở Việt Nam. Ngành thú y cũng đã triển khai các biện pháp phòng, chống và xử lý ổ dịch cúm gia cầm tại Phú Yên, Nghệ An và ổ dịch LMLM tại Quảng Trị.
Theo TS Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú y), riêng về bệnh ASF, hiện chưa xuất hiện ở Việt Nam, nên chúng ta phải tổ chức ngăn chặn bằng mọi cách. Trước tiên là ngăn chặn tình trạng vận chuyển lợn trái phép vào Việt Nam. Thứ hai là hướng dẫn cho người chăn nuôi tăng cường giám sát đàn lợn xem có dấu hiệu gì không, nếu có các biểu hiện bất thường thì phải có giải pháp xử lý ngay khi mới phát hiện. Thứ ba, quản lý chặt việc vận chuyển thịt lợn, các sản phẩm từ thịt lợn vào Việt Nam, kể cả nhập khẩu chính ngạch.
TS Nguyễn Văn Long cho biết, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất. Theo đó, phải thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi; thực hành chăn nuôi tốt và an toàn dịch bệnh. Tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh. Tuân thủ các quy định về quản lý vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn. Tăng cường năng lực chẩn đoán xét nghiệm, điều tra và ứng phó dịch bệnh của cơ quan thú y các cấp.
NGUYỄN THỦY – SƠN TRANG
Nguồn: nongnghiep
Theo bác sỹ thú y Đoàn Văn Lang (Cty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam), để ngăn chặn virus ASF xâm nhập vào các trang trại thuộc của C.P Việt Nam, Cty đã thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học trên toàn hệ thống. Bên cạnh đó, là các biện pháp nghiêm ngặt như không mang thịt lợn, thực phẩm có thịt lợn chưa được nấu chín vào trại; không nuôi động vật khác trong trại; tiêu diệt, kiểm soát các vật chủ mang trùng; rửa và sát trùng tất cả các phương tiện ra vào trại; sát trùng các cá nhân trước khi vào và ra khỏi trại…
- an toàn dịch bệnh li>
- nguồn cung thịt lợn li> ul>
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất