Ngày 11/4, theo tờ Politico, chính phủ Anh đã cấm du khách mang thịt và các sản phẩm từ sữa từ Liên minh châu Âu (EU) vào nước này nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch lở mồm long móng đang bùng phát tại một số quốc gia châu Âu.
Thịt bò được bày bán tại khu chợ ở Đông Nam London, Anh. Ảnh: AFP/ TTXVN
Theo quy định mới, du khách từ EU sẽ không được phép mang vào Anh thịt từ các loài gia súc, cừu, dê, lợn và các sản phẩm sữa dùng cho mục đích cá nhân. Những mặt hàng không được khai báo nếu bị phát hiện tại cửa khẩu sẽ bị tịch thu và tiêu hủy.
Trước đó, Anh đã áp dụng lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt và động vật sống từ Đức, Hungary, Slovakia và Áo sau khi các đợt bùng phát dịch lở mồm long móng được xác nhận tại những nước này. Các hạn chế mới lần này không áp dụng đối với hàng hóa đến từ Bắc Ireland, Jersey, Guernsey hay Đảo Man.
Mặc dù dịch này không gây nguy hiểm cho con người và hiện tại chưa ghi nhận ca nhiễm nào ở Anh, nhưng đây là bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao đối với ngành nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi.
Bộ trưởng Nông nghiệp Anh David Zeichner nhấn mạnh rằng chính phủ sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ nông dân trước mối đe dọa từ dịch bệnh. Ông cho biết, việc cấm nhập khẩu thịt và sữa phục vụ mục đích cá nhân là bước đi nhằm tăng cường an ninh sinh học và bảo vệ nguồn cung lương thực quốc gia.
Chủ tịch Liên minh Nông dân Vương quốc Anh Tom Bradshaw cảnh báo rằng trong khi nguồn lây bệnh tại một số khu vực ở châu Âu vẫn chưa được xác định, việc siết chặt kiểm soát biên giới là điều cần thiết. Ông đề xuất một kế hoạch an ninh sinh học mang tính liên chính phủ, được hỗ trợ bằng nguồn lực phù hợp để có thể triển khai lâu dài trên cơ sở lập pháp.
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Silvafeed® Nutri P: Giải pháp phù hợp để ngăn ngừa và điều trị các bệnh tiêu chảy
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
- Giá dê tăng, người dân vẫn e dè tái đàn
- Hiệu quả nuôi vịt xiêm sử dụng thức ăn thảo dược
- Ngành chăn nuôi Việt không quá lo ngại việc Mỹ áp thuế
- Xây dựng quy trình, thủ tục rõ ràng trong tình huống dịch bệnh động vật cấp bách
Tin mới nhất
CN,27/04/2025
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hanvet: Hiệu quả sử dụng SUPER ZYM bổ sung thức ăn cho lợn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm phát thải trong chăn nuôi
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
- Tạo dựng môi trường pháp lý ổn định cho ngành thú cưng
- Giá dê tăng, người dân vẫn e dè tái đàn
- Hiệu quả nuôi vịt xiêm sử dụng thức ăn thảo dược
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất