[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Với sự chăm chỉ, kèm theo tư duy khác biệt, anh thanh niên Hồ Hữu Nghị (Bình Thuận) đã thử sức và thành công với mô hình nuôi thỏ, đi kèm với quy trình chế biến độc đáo, cho ra mắt sản phẩm Thỏ sấy gác bếp mang lại thu nhập ổn định cho gia đình và địa phương.
Mô hình nuôi thỏ của anh Hồ Hữu Nghị, xã Huy Khiêm, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận
Cũng như bao thanh niên thế hệ 8X chàng thanh niên Hồ Hữu Nghị (Xã Huy Khiêm – Tánh Linh – Bình Thuận) hăm hở bước vào đời với hành trang là tấm bằng Cử nhân Công nghệ thông tin, sự lạc quan và bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ. Miền đất hứa mà chàng thanh niên này lựa chọn là TP.HCM. Thế nhưng sau khi trải qua nhiều lĩnh vực, vị trí việc làm không phù hợp, năm 2014 anh Nghị quyết định về quê lập nghiệp.
Sau nhiều ngày cùng người vợ mới cưới rong ruổi bằng xe máy đi khắp Đồng Nai, Lâm Đồng, Phan Thiết… để tìm hiểu và học hỏi, cuối cùng Nghị đã quyết định chọn con thỏ làm đối tượng để nuôi bởi những đặc tính tốt của nó: Mau lớn, dễ nuôi, đầu tư vốn ít, nhân đàn nhanh, chất lượng thịt tốt… Thuận vợ, thuận chồng nên bao tiền vàng sau đám cưới được huy động hết để làm hơn 100m2 chuồng trại nuôi thỏ.
Thời gian đầu Nghị vừa nuôi, vừa hướng dẫn thanh niên trong Chi đoàn nuôi (Nghị là Bí thư Chi đoàn Thôn 6), đồng thời gom thêm nguồn thỏ của bà con để cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn tại Phan Thiết. Lợi nhuận và khả năng phát triển thấy rõ, thế nhưng cũng chỉ được hơn 1 năm, đến cuối năm 2018 thị trường thỏ bị ứ đọng nên giá thành giảm, các quán ăn đều không mua. Cái vòng được mùa mất giá đã chụp xuống trại thỏ của Nghị và bà con chăn nuôi. Cái khó ló cái khôn, lúc này Nghị nghĩ là tại sao mình không làm khô thỏ, thịt thỏ khô vừa có thể bảo quản lâu lại vừa có một cái chất riêng mà chưa từng có ai làm. Nghĩ là làm, thế nhưng khi bắt tay vào làm lại cả một rừng khó khăn: Nào là thỏ không đúng tuổi nào là thỏ không đúng trọng lượng, làm ít con thì được, làm nhiều con một lúc thì hỏng hết. Khó khăn lớn nhất là trên thị trường chưa có ai làm dòng sản phẩm này để học hỏi nên vừa phải làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện sản phẩm.
Bình thường các sản phẩm gác bếp sẽ không có da và xương. Nhưng với con thỏ, nếu bỏ da và xương ra thì hao hụt quá lớn vì thịt thỏ chứa nhiều nước, bỏ da và xương cũng khiến cho chi phí sản xuất quá cao. Quá trình thí điểm gần 1 năm, với rất nhiều lô hàng phải bỏ đi và thu hồi. Chủ yếu trong giai đoạn này sản phẩm thường chỉ đem biếu, tặng, cho và tới các điểm du lịch chế biến cho khách dùng thử, vừa vất vả, vừa tốn kém. Đã có những lúc, ngay cả những người thân trong gia đình cũng phản đối ý tưởng có phần mạo hiểm này, không ai ủng hộ. Nhưng Nghị vẫn quyết tâm làm. Đến tận cuối năm 2019, sau khi đã phải đập đi xây lại đến 3 cái lò sấy thì mới thành công được lô sản phẩm đầu tiên, sản phẩm làm ra mới có thể bảo quản được lâu.
Thành công rồi nhưng lại thiếu vốn, thế nên Nghị đã mạnh dạn đăng ký tham dự các cuộc thi khởi nghiệp mong tìm được nhà đầu tư. Dù đã giành được 2 giải: giải nhất cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh đoàn Bình Thuận và giải khuyến khích cuộc thi đổi mới sáng tạo của sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Thuận nhưng Nghị vẫn chưa tìm được nhà đầu tư. Tuy vậy, anh lại được các đồng chí cán bộ Tỉnh đoàn hướng dẫn thêm làm các quy trình cũng như làm hồ sơ thiết lập các loại giấy tờ pháp lý liên quan cho sản phẩm. Nhờ đó sản phẩm cũng bán chạy hơn, từng bước tiếp cận được thị trường.
Niềm vui nhân đôi khi cuối năm 2020 Nghị đã được Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng Bằng khen giải thưởng Lương Định Của dành cho nhà nông trẻ tiêu biểu, xuất sắc. Nhờ những động viên đó, anh đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nghị cho biết: “Hiện nay cơ sở sản xuất của mình đã có lò sấy mới với công suất lên đến 100 sản phẩm trên một mẻ sấy; Có chỗ giết mổ, sơ chế, chế biến đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm, kho lạnh”. Sản phẩm Thỏ sấy gác bếp của Nghị hiện nằm trong top 6 sản phẩm OCOP dự kiến của tỉnh Bình Thuận. Tính đến cuối năm 2021 sản phẩm Thỏ sấy gác bếp của Nghị đã được nhiều nhà bán lẻ và nhà phân phối trên toàn quốc biết đến, Nghị cũng đã và đang đàm phán để ký kết hợp đồng với các nhà phân phối để xây dựng hệ thống phân phối cho sản phẩm của mình.
Với những nền tảng đã có, bằng sự nỗ lực không ngừng của bản thân Hồ Hữu Nghị luôn tin rằng sản phẩm Thỏ sấy gác bếp của mình sẽ tiếp tục chinh phục được các khách hàng trên mọi miền tổ quốc và tấm gương khởi nghiệp của mình sẽ là động lực cho nhiều thanh niên trẻ học tập, làm theo.
Đỗ Lãnh
- mô hình nuôi thỏ li>
- nâng cao giá trị thương mại cho thỏ li> ul>
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
Tin mới nhất
T6,15/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất