Thí nghiệm được thực hiện để xác định ảnh hưởng của việc bổ sung dịch ép tỏi và nghệ (DETN) trong nước uống đến khả năng tăng trưởng và thành phần thân thịt của gà Lương Phượng. Tổng số 120 gà Lương Phượng 1 ngày tuổi được bố trí vào 3 nghiệm thức theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên ba nghiệm thức thí nghiệm là 0, 2 và 4 ml DETN trong 1 lít nước. Gà được nuôi trong chuồng lồng với 4 gà/lồng và mỗi nghiệm thức có 10 lồng (10 lần lặp lại), từ ngày 06/03 đến 06/05/2014. Ở mỗi nghiệm thức, chọn ngẫu nhiên 10 con gà khối lượng trung bình của lô để mổ khảo sát. Việc bổ sung DETN vào nước uống với liều 2 ml hay 4 ml/lít nước đã chưa cho thấy rõ ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của gà thí nghiệm (P>0,05). Sự cải thiện tăng trọng (P=0,023) chỉ được nhận thấy ở giai đoạn 6-8 tuần tuổi với liều 4 ml/lít nước (34,55g/con/ngày) khi so với liều 2 ml/lít nước (28,06 g/con/ngày) và lô đối chứng (27,69 g/con/ngày). Việc bổ sung 4 ml DETN/lít nước đã cải thiện một phần tăng trọng hàng ngày và hệ số chuyển biến thức ăn của gà khi so với 2 ml DETN/lít nước (P<0,05). Tuy nhiên, DETN bổ sung ở mức 4 ml/lít nước đã làm giảm (P<0,05) tỷ lệ quày thịt so với mức 2 ml/lít nước, nhưng không khác biệt (P>0,05) so với lô đối chứng.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, chăn nuôi theo hướng sinh học, hướng tới sản phẩm sạch và an toàn, không còn hiện tượng tồn dư kháng sinh hay hóa chất độc hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và vật nuôi là mục tiêu hàng đầu của các nhà khoa học và các nhà chăn nuôi. Việc ứng dụng các chất có nguồn gốc thiên nhiên có trong các loại thảo dược đang được mở rộng nghiên cứu và là một trong những biện pháp phòng bệnh tiềm năng giúp nâng cao năng suất, chất lượng và sức khỏe vật nuôi. Tỏi và nghệ là hai loại thảo dược có một số tác dụng có lợi. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số chất có hoạt tính cao như allicin có trong tỏi, curcumin có trong nghệ. Các hoạt chất này có tác dụng kích thích hoạt động hệ thống miễn dịch, cải thiện tăng trọng, giảm tiêu tốn thức ăn, từ đó giảm được giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, chúng có thể phòng và chữa một số bệnh cho người và động vật (Đỗ Huy Bích & cs, 2004). Chính vì vậy, nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc bổ sung dịch ép tỏi và nghệ (DETN) trong nước uống đến khả năng tăng trưởng của gà Lương Phượng” được thực hiện.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Bố trí thí nghiệm và chuồng nuôi
Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 06/03/2014 đến 01/05/2014 tại trại gà khu thực nghiệm, Khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần
Tổng số 120 gà con 1 ngày tuổi được bố trí ngẫu nhiên vào 3 nghiệm thức thí nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố. Ba nghiệm thức thí nghiệm gồm: (1) 0 ml DETN/lít nước, (2) 2 ml DETN/lít nước và (3) 4 ml DETN/lít nước. Gà được nuôi trong chuồng lồng, mỗi ô lồng có 4 con gà và mỗi nghiệm thức có 10 ô lồng (10 lần lặp lại). DETN được pha vào nước uống liên tục trong suốt quá trình thí nghiệm từ 1 đến 56 ngày tuổi. Gà được cho ăn loại thức ăn thành phẩm cho gà lông màu của công ty Cargill. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần được trình bày ở Bảng 1.
Bảng 2: Thành phần của chế phẩm dịch ép tỏi và nghệ
Thành phần dịch ép tỏi và nghệ
Dịch ép tỏi và nghệ được sử dụng trong thí nghiệm là một sản phẩm hoàn toàn tự nhiên được chuẩn bị từ 2 loại thảo dược là tỏi, nghệ và các tá dược khác (Bảng 2). Dịch ép tỏi và nghệ được pha vào nước và cho gà uống mỗi ngày đến khi kết thúc thí nghiệm.
Thành phần hóa học của tỏi
Trong củ tỏi tươi có chứa 62-68% nước; Carbohydrate (chủ yếu là các fructans) 26-30%; protein 1,5-2,1%; béo 0,1-0,2%; xơ 1,5%; toàn bộ các hợp chất sulfur 1,1-3,5; khoáng 0,7%; vitamins 0,015%; saponins 0,04-1,1% (Lawson,1993; trích dẫn từ Bùi Thị Kim Phụng, 2010).
Thành phần hóa học của nghệ
Theo Đỗ Huy Bích & cs (2004), trong củ nghệ có 13% nước; 6,3% protein; 5,1% chất béo; 2,6% xơ và 69,4% carbohydrate. Nghệ có 3-5% tinh dầu gồm: 25% cacbuatecpenic, zingiberen và 5% xeton sesquitepenic, các chất turmeron, p-tolymetylcarbinol. Các chất màu vàng gọi chung là curcumin chiếm 0,3-1,5%.
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố bằng phần mềm Minitab phiên bản 16.1.0. Ô lồng là đơn vị thí nghiệm. Sự khác biệt giữa các nghiệm thức được so sánh bằng trắc nghiệm F và Tukey. Tỷ lệ nuôi sống được xử lý bằng trắc nghiệm. Ảnh hưởng của các nghiệm thức được xem là khác biệt có ý nghĩa khi P<0,05.
Bảng 3: Khối lượng bình quân của gà thí nghiệm (g/con)
a,b Các giá trị trung bình trong cùng một hàng mang các kí tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (P < 0,05);1DETN: dịch ép tỏi và nghệ; 2SEM: Sai số chuẩn chung của các trung bình.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Khối lượng bình quân
Khối lượng bình quân (KLBQ) của gà Lương Phượng qua các tuần tuổi được trình bày ở Bảng 3. Việc bổ sung DETN vào nước uống đã không ảnh hưởng đến KLBQ của gà ở 2, 4 và 6 tuần tuổi (P> 0,05). Tuy nhiên đến giai đoạn 8 tuần tuổi, bổ sung DETN ở mức 4 ml/lít nước (1420,0 g/con) đã cải thiện KLBQ của gà (P< 0,05) khi so với mức 2 ml/lít nước (1260,0 g/con), nhưng không cải thiện được trọng lượng của gà (P>0,05) khi so với lô đối chứng (1296,7 g/con). Theo Đinh Quang Tuấn (2009), gà Lương Phượng khi cho ăn thức ăn được bổ sung chế phẩm tỏi – nghệ – gừng và rau xanh có thể trọng lúc 10 tuần tuổi dao động từ 1439,2 đến 1503,9 g/con (Nguyễn Thành An, 2013). Kết quả này cao hơn kết quả thí nghiệm.
Tăng trọng hàng ngày
Bảng 4: Tăng trọng hàng ngày của gà qua các giai đoạn (g/con/ngày)
a,bCác giá trị trung bình trong cùng một hàng mang các kí tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (P < 0,05);1DETN: dịch ép tỏi và nghệ; 2SEM: Sai số chuẩn chung của các trung bình.
Tăng trọng hàng ngày (TTHN) của gà Lương Phượng được trình bày ở Bảng 4. Trong giai đoạn 0-2 và 2-4 tuần tuổi, việc bổ sung DETN vào nước uống đã không ảnh hưởng đến TTHN (P>0,05). Ở giai đoạn 4-6 tuần tuổi, gà uống nước có bổ sung DETN có TTHN tương tự như gà ở lô đối chứng (P>0,05). Tuy nhiên, gà uống nước có bổ sung 4 ml DETN/lít nước (29,85g/con/ngày) có TTHN cao hơn gà uống nước có bổ sung 2 ml DETN/lít nước (24,83g/con/ngày).
Đáng chú ý là ở giai đoạn 6-8 tuần tuổi, bổ sung DETN ở mức 4 ml/lít nước (34,55g/con/ngày) đã cải thiện TTHN của gà (P=0,023) khi so với mức 2 ml/lít nước (28,06 g/con/ngày) và lô đối chứng (27,69 g/con/ngày).
Khi xét cho toàn giai đoạn thí nghiệm từ 0-8 tuần tuổi, việc bổ sung DETN ở mức 4 ml/lít nước (23,31 g/con/ngày) đã giúp gà tăng trọng nhanh hơn (P<0,05) so với mức 2 ml/lít nước (20,07g/con/ngày), nhưng không cải thiện được tăng trọng của gà (P=0,113) khi so với lô đối chứng (20,88 g/con/ngày).
Theo kết quả của Nguyễn Á Khuyên (2002), TTHN trong giai đoạn 0-10 tuần tuổi của gà Lương Phượng là 20,4 g/con/ngày (trích dẫn bởi Trần Quang Thành, 2005). Nếu so với kết quả này thì TTHN của gà ở lô bổ sung 4 ml DETN là cao hơn (23,31g/con/ngày).
Bảng 5: Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày (g/con/ngày)
1DETN: dịch ép tỏi và nghệ; 2SEM: Sai số chuẩn chung của các trung bình.
Tiêu thụ thức ăn hàng ngày
Kết quả về tiêu thụ thức ăn hàng ngày (TTTAHN) được trình bày qua Bảng 5. Ở giai đoạn 0-2 tuần tuổi, kết quả thí nghiệm cho thấy có sự khác biệt về TTTAHN giữa các nghiệm thức (P=0,043). Tuy nhiên, khi so sánh từng cặp nghiệm thức thì sự khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05). Trong giai đoạn 2-4, 4-6 và 6-8 tuần tuổi, việc bổ sung DETN vào nước uống đã không ảnh hưởng đến TTTAHN (P>0,05). Xét toàn giai đoạn thí nghiệm từ 0-8 tuần tuổi, mặc dù gà giữa các nghiệm thức có sự khác biệt về TTTAHN, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê với P>0,05. Từ đó cho thấy việc bổ sung DETN ở mức 2 hay 4 ml/lít nước không làm ảnh hưởng đến TTTAHN.
Hệ số chuyển hóa thức ăn
Bảng 6: Hệ số chuyển hóa thức ăn qua các giai đoạn khảo sát (kg thức ăn/kg tăng trọng)
a,bCác giá trị trung bình trong cùng một hàng mang các kí tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (P < 0,05). 1DETN: dịch ép tỏi và nghệ; 2SEM: Sai số chuẩn chung của các trung bình.
Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) của gà thí nghiệm được trình bày qua Bảng 6. Trong giai đoạn 0-2 và 2-4 tuần tuổi, việc bổ sung DETN vào nước uống đã không ảnh hưởng đến HSCHTA (P>0,05). Ở giai đoạn 4-6 tuần tuổi, gà uống nước có bổ sung 4 ml DETN/lít nước có HSCHTA (2,59) tương tự (P>0,05) như gà ở lô đối chứng (3,01), nhưng thấp hơn (P<0,05) gà uống nước có bổ sung 2 ml DETN/lít nước (3,15). Ở giai đoạn 6-8 tuần tuổi, việc bổ sung DETN ở mức 4 ml/lít nước (3,14) đã làm giảm (P<0,05) HSCBTA khi so với mức 2 ml/lít nước (3,99), nhưng chưa cải thiện(P=0,057) HSCHTA khi so với lô đối chứng (3,70).
Bảng 7: Tỉ lệ quày thịt, ức và đùi của gà thí nghiệm lúc 8 tuần tuổi (%)
a,bCác giá trị trung bình trong cùng một hàng mang các kí tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (P < 0,05), 1DETN: dịch ép tỏi và nghệ; 2SEM: Sai số chuẩn chung của các trung bình.
Khi xét cho toàn giai đoạn thí nghiệm từ 0-8 tuần tuổi, việc bổ sung DETN ở mức 4 ml/lít nước (2,47) đã giúp cải thiện HSCHTA của gà (P<0,05) so với mức 2 ml/lít nước (2,95), nhưng không cải thiện được HSCHTA của gà (P>0,05) khi so với lô đối chứng (2,73). Theo Viện Chăn Nuôi (2002), gà Lương Phượng Hoa ở 70 ngày tuổi thì tiêu tốn thức ăn/kg TT là 2,4-2,6. So với kết quả này thì gà thí nghiệm ở 8 tuần tuổi có tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng nằm trong khoảng dao động này khi bổ sung 4 ml DETN vào nước uống.
Các chỉ tiêu về mổ khảo sát
Kết quả khảo sát thành phần thân thịt được trình bày trong Bảng 7. Gà uống nước có bổ sung DETN có tỷ lệ quày thịt tương tự như gà ở lô đối chứng (P>0,05). Tuy nhiên, bổ sung DETN ở mức 4 ml/lít nước (63,92%) làm giảm tỷ lệ quày thịt của gà (P< 0,05) so với mức 2 ml/lít nước (66,75%). Qua xử lý số liệu thống kê cho thấy giữa các lô tuy có sự khác biệt về tỷ lệ ức và tỷ lệ đùi, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê với P>0,05. Từ đó cho thấy việc bổ sung DETN ở mức 2 hay 4 ml/lít nước không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ ức cũng như tỷ lệ đùi. Theo Trần Quang Thành (2005), tỷ lệ quày thịt của gà Lương Phượng lúc 70 ngày tuổi là 66,3% so với kết quả này thì đàn gà ở lô bổ sung 2 ml DETN cho kết quả tương tự, lô đối chứng và lô bổ sung 4 ml DETN cho kết quả thấp hơn.
Tỷ lệ nuôi sống
Kết quả về tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm được thể hiện qua Hình 1. Ở 8 tuần tuổi (56 ngày), tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng là khá cao. Lô bổ sung 2 ml DETN có tỷ lệ nuôi sống cao nhất (97,5%), kế đến là lô bổ sung 4 ml DETN (95%) và thấp nhất là lô đối chứng (92,5%). Mặc dù có sự khác biệt về tỷ lệ nuôi sống giữa các lô, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05).
KẾT LUẬN
Việc bổ sung DETN vào nước uống với hàm lượng 2 ml hay 4 ml/lít nước đã chưa cho thấy rõ ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của gà. Sự cải thiện tăng trọng được nhận thấy ở giai đoạn 6-8 tuần tuổi với liều 4 ml/lít nước khi so với lô đối chứng và lô bổ sung 2 ml/lít nước. Điều này cho thấy lợi ích của DETN, nhưng tác dụng có lợi này chỉ thấy rõ sau một thời gian sử dụng. Dịch ép tỏi và nghệ không ảnh hưởng đến thành phần thân thịt.
Thực tế, việc bổ sung 4 ml/lít nước đã cải thiện được TTHN và HSCBTA của gà khi so với 2 ml/lít nước. Tuy nhiên, DETN được bổ sung ở mức 4 ml/lít nước đã làm giảm tỷ lệ quày thịt khi so với mức 2 ml/lít nước.
Bùi Thị Kim Phụng*1, Phan Thị Hồng Phương2, Chế Minh Tùng1
1Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa, Khoa Chăn nuôi thú y, Trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM
2 Sinh viên Nông Lâm
- gà lương phượng li>
- Giống gà Lương Phượng li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất