[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhận thấy nuôi hươu là nghề truyền thống từ lâu đời của người dân miền núi Hương Sơn, anh Nguyễn Khắc Huân (sinh năm 1990), quê ở thôn Đông, xã Sơn Châu (Hương Sơn, Hà Tĩnh) không chỉ mạnh dạn rời bỏ thành phố trở về quê hương mở trang trại chăn nuôi với quy mô lớn mà còn đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm từ hươu, xây dựng thương hiệu Nhung hươu Việt với mong muốn nâng tầm sản phẩm nhung hươu và lan tỏa đến mọi miền tổ quốc nhằm góp phần vào sự phát triển ngày càng bền vững nghề nuôi hươu.
- Hợp tác xã nuôi hươu đầu tiên được thành lập ở vùng ĐBSCL
- ‘Thủ phủ’ nhung hươu ở Hà Tĩnh vào vụ thu hoạch chính
- Kỹ thuật lấy nhung của tỷ phú nuôi hươu
Anh Huân bên đàn hươu của gia đình
Sau khi tốt nghiệp đại học (2015) anh Nguyễn Khắc Huân đến với nghề kinh doanh “dropshipping” (gửi hàng theo đơn đặt hàng) tại Hà Nội, công việc này cho anh thu nhập khá. Anh lập gia đình và vợ anh cũng làm công việc văn phòng tại Hà Nội. Tưởng chừng hai vợ chồng sẽ gắn bó suốt đời tại Thủ đô, nhưng vào cuối tháng 4/2021, anh Huân bàn với vợ rồi quyết định từ bỏ tất cả đề về quê.
anh Huân tâm sự: “Nhà tôi vốn có truyền thống nuôi hươu trên 30 năm, chủ yếu là nuôi hươu để lấy nhung. Khi bố tôi mất, chỉ còn mẹ già ở quê, vì thế tôi muốn được ở gần chăm sóc mẹ và tiếp nối nghề nuôi hươu của cha. Vì thế, tôi đã quyết tâm rời Hà Nội đề về quê thử sức mình trên con đường mới”.
“Khó khăn là sợ vợ con không đồng ý theo mình về quê. Nhưng khi bàn bạc với vợ, tôi đã phân tích về những kế hoạch cũng như những tiềm năng của sản phẩm nhung hươu, rất may mắn là vợ tôi đã đồng tình ủng hộ”, anh Huân vui vẻ nhớ lại.
Là một người trẻ, năng động, sáng tạo và đầy ý chí quyết tâm, anh Nguyễn Khắc Huân nhận thấy việc chăn nuôi hươu truyền thống và bán nhung dưới dạng thô, việc bảo quản, chế biến không được đảm bảo nên đã khiến anh suy nghĩ về hướng đi mới hơn cho sản phẩm đặc sản này.
Anh Huân đã chia sẽ ý nghĩ của mình: Sức khỏe là tài sản vô giá của con người, khi con người ngày càng quan tâm đến sức khỏe thì nhung hươu sẽ là một trong những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đó. Vì vậy, anh quyết định vừa nuôi vừa chế biến sâu và đa dạng các sản phẩm để thuận tiện hơn trong việc sử dụng cũng như phù hợp với túi tiền của khách hàng so với việc mua cả cặp nhung về chế biến.
Mọi quy trình sản xuất các sản phẩm từ nhung hươu đều được giám sát và kiểm tra chặt chẽ
Để làm được điều này, anh đã dồn hết vốn liếng khi bán toàn bộ cơ ngơi ở thủ đô để đầu tư xây dựng nhà máy, mua sắm máy móc, ứng dụng công nghệ vào sản xuất các sản phẩm từ hươu với 2 sản phẩm chính: Cao xương hươu Việt Gold và Bột nhung hươu Việt Gold. Từ đó Công ty Cổ phần Sản xuất & Thương mại Nhung Hươu Việt ra đời.
Anh Huân cho biết: “Lần đầu khởi nghiệp, mọi thứ còn mới mẻ, từ việc vận hành máy, thiết kế bao bì, quy trình sản xuất…Vợ chồng tôi đã thức trắng không biết bao nhiêu đêm để tìm ra phương án tốt nhất cho việc sản xuất. Thêm vào đó, khởi nghiệp vào thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã khiến cho việc vận chuyển sản phẩm của chúng tôi gặp đôi chút trở ngại”.
Nhưng với bản tính cần cù, không ngại học hỏi và quan trọng là bằng sự lao động nghiêm túc, đầu tư bài bản, kỳ công, tỷ mẩn trong từng công đoạn chế biến các sản phẩm từ nhung hươu. Tháng 2/2022, sản phẩm Nhung Hươu Việt gồm bột nhung hươu Việt Gold và cao xương hươu Việt Gold đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh, mở ra những cơ hội mới để giới thiệu sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng. Đến nay, sản phẩm đã có chỗ đứng và có được lượng khách hàng đáng kể.
Công ty hiện đang sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế HACCP (những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm), ISO 22000. Nhà máy ước đạt công suất hơn 100 nghìn sản phẩm/năm, mỗi tháng công ty đạt doanh thu hơn 1 tỷ đồng, bước đầu cho lãi từ 15-20%, tạo công ăn việc làm cho 10 nhân viên với mức lương bình quân từ 6-8 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, với việc phát triển kênh bán hàng online đã mang đến thu nhập từ 3-10 triệu đồng/tháng cho nhiều cộng tác viên bán các sản phẩm của công ty.
Toàn bộ sản phẩm đều sử dụng 100% nguyên liệu của quê hương, nên ngoài việc mở rộng quy mô nuôi hươu tại gia đình, anh Huân còn ký các hợp đồng thu mua sản phẩm nhung hươu cho bà con, cùng với đó, anh còn cung cấp con giống chất lượng, tư vẫn kỹ thuật cho bà con có nhu cầu nuôi hươu trong và ngoài tỉnh giúp người chăn nuôi tăng đàn, đảm bảo chất lượng. Mới đây anh Nguyễn Khắc Huân đã mở một showroom Nhung Hươu Việt chuyên các sản phẩm về hươu lớn nhất tại TP. Hà Tĩnh với khát vọng làm điểm giới thiệu các sản phẩm đến khách hàng. Theo anh Huân chia sẻ, hiện đã có hơn 50 đại lý bán lẻ toàn quốc của công ty đang hoạt động rất tốt và hy vọng, trong tương lai sẽ lan tỏa nhiều showroom ở các tỉnh, thành.
Ông Hồ Phạm Tuân – Chủ tịch UBND xã Sơn Châu nhận xét: “Câu chuyện khởi nghiệp của thanh niên Nguyễn Khắc Huân thể hiện ý chí phi thường, có quyết tâm, dám nghĩ, dám làm đã truyền cảm hứng khởi nghiệp cho nhiều người trẻ thật sự rất đáng khâm phục. Công ty Cổ phần Sản xuất & Thương mại Nhung hươu Việt được anh Huân gây dựng đã đi theo hướng phát triển sản phẩm của quê hương, mong muốn nâng cao giá trị sản phẩm từ hươu, phù hợp với quan điểm cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh nhà và là một trong những mô hình điển hình về chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu, qua đó kích thích sản xuất và làm gia tăng giá trị cho sản phẩm truyền thống của địa phương. Từ cách đầu tư và quảng bá sản phẩm có lộ trình và cách làm bài bản, triển khai hợp lí, các mặt hàng của công ty cũng là những sản phẩm đầu tiên của xã Sơn Châu tham gia chương trình OCOP. Chúng tôi rất mong chờ vào sự phát triển của thương hiệu Nhung hươu Việt, cũng như hy vọng sẽ sớm đón nhận thêm nhiều thành quả từ người thanh niên trẻ này”.
Nguyễn Hoàn
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
- chăn nuôi hươu li>
- nhung hươu xuất khẩu li>
- nhung hươu li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Hà Nội có đại lý không bạn ơi?