Nhằm vực dậy nghề trồng dâu nuôi tằm, từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất và các nguồn vốn lồng ghép khác, từ năm 2017, xã Ân Hảo Ðông (Hoài Ân, tỉnh Bình Định) đã hỗ trợ vốn, tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi tằm 2 giai đoạn cho nông dân.
Xã Ân Hảo Đông hiện có khoảng 90ha dâu và gần 200 hộ nuôi tằm. Trước đây, người nuôi tằm phải thực hiện hết các công đoạn từ tuổi 1 đến tuổi 5, tức là tự mua tằm từ khi mới nở về nuôi đến lúc làm kén cho thu hoạch. Đặc điểm của tằm là hết sức mẫn cảm với thời tiết, nhất là tằm mới nở từ tuổi 1, tuổi 2, nên nhiều hộ thua lỗ do tằm nuôi bị dịch bệnh.
Thu hoạch kén. Ảnh: V.HÙNG
Hơn 1 năm qua, các hộ nuôi tằm ở Hoài Ân nói chung và Ân Hảo Đông nói riêng không còn cảnh tằm chết hàng loạt do dịch bệnh. Để cung ứng tằm tuổi 1, tuổi 2 cho nông dân, xã Ân Hảo Đông đã chọn một số hộ có kỹ thuật nuôi tằm tốt cho đi tham quan, học tập công nghệ nuôi tằm mới ở Lâm Đồng, về thực hiện nuôi, cung cấp giống cho người nuôi tằm địa phương.
Ông Mạc Lê Khanh, ở thôn Hội Long, xã Ân Hảo Đông là một trong những hộ nuôi tằm giai đoạn 1, cho biết: “Nhờ được tập huấn kỹ thuật tiên tiến nên chúng tôi nuôi kinh doanh cung ứng giống tằm giai đoạn 1 rất hiệu quả. Hiện mỗi lứa tằm gia đình tui nuôi khoảng 50 hộp trứng. Mặc dù thời gian từ tằm nở tuổi 1 đến tuổi 2 xuất bán chỉ khoảng 7 – 8 ngày, nhưng quyết định chất lượng kén cho các hộ nuôi”.
Theo kiểu cũ, tằm giai đoạn 1 nuôi trực tiếp trên nong, từ 1 đến 2 giờ phải dọn vệ sinh, chuyển tằm sang nong khác, nhưng hiện nay nuôi tằm trên khay lưới, khi vệ sinh chỉ cần lấy khay lên là tằm ở trên lưới, chất thải của tằm đều lọt xuống dưới nên rất sạch sẽ, nhanh chóng.
Kỹ thuật nuôi tằm giai đoạn 2 (tuổi 3 đến tuổi 5) cũng đơn giản rất nhiều. Trước đây tất cả đều nuôi trên nong, nhưng giờ nhờ nuôi bằng lưới nên từ tuổi 3 đến tuổi 4 có thể nuôi trên nền xi măng nhưng tằm vẫn phát triển tốt, không bệnh tật. Nhờ cách nuôi này mà các hộ đã tận dụng tối đa các khoảng không gian để nuôi được nhiều tằm hơn.
Anh Thạch Tấn Tài, ở thôn Hội Long, từng áp dụng nhiều tiến bộ KHKT vào nuôi tằm, cũng nhìn nhận phương pháp nuôi tằm mới rất hiệu quả. Trước đây, với 1,2ha dâu, diện tích mặt bằng nuôi và công lao động như nhau, nhưng mỗi lứa anh chỉ nuôi từ 1 – 1,5 hộp trứng, nay thì nuôi được lượng tằm gần gấp đôi. Mặt khác, trước đây tằm chín thì bủa lên né (phênh) tre để tằm làm kén, các mối tơ thường chồng chéo nên khó thu hoạch, kén không đẹp. Nay né được đóng thành khung với nhiều ô, mỗi con tằm ở trong ô riêng, chất thải của tằm đều được thải khỏi né, nên chất lượng kén tằm cao hơn hẳn. Đồng thời, khi thu hoạch kén, người nuôi tằm chỉ việc bỏ né vào máy dập kén được đóng bằng gỗ. Máy có một mặt phẳng gồm nhiều ô gỗ lên tương ứng và vừa khít với các ô trên né. Mỗi lần dập, kén trên né được gỡ ra, giảm được công lao động, năng suất cao hơn, chất lượng kén lại cao, nên bán được giá hơn so với trước.
Theo ông Nguyễn Đình Hưng, Chủ tịch UBND xã Ân Hảo Đông: Xã đã liên kết với Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương xây dựng dự án đầu tư cải tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả cây dâu tằm; xây dựng mô hình trồng dâu nuôi tằm theo hướng tập trung, từng bước xóa bỏ cây dâu cũ kém hiệu quả, đưa giống dâu F1 của Trung tâm về trồng để tăng sản lượng lá; đổi mới bằng phương pháp nuôi tằm 2 giai đoạn. Đồng thời, xã tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người nuôi tằm; vận động nông dân chuyển những diện tích trồng các loại cây trồng khác, nhất là cây keo ở đất soi nà, bãi bồi ven sông, sang trồng dâu nuôi tằm.
VĂN HÙNG
Nguồn: Báo Bình Định
- kỹ thuật nuôi tằm 2 giai đoạn li>
- nuôi tằm li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Mình muốn nui tầm từ tuổi 3 trở đi; muố tham khảo để nui