[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nắm bắt được nhu cầu cũng như mong muốn của ngành Thủy sản Việt Nam, nối tiếp công của sự kiện năm 2017, Tập đoàn UBM Asia cùng Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng & Khai thác Thủy sản Bền Vững (ICAFIS) tiếp tục phối hợp tổ chức Triển lãm & Hội thảo Quốc tế chuyên ngành Thủy sản Việt Nam – VIETNAM AQUACULTURE 2019. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 16 – 18 /10/ 2019 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Quốc tế Cần Thơ (108 A Lê Lợi, P Cái Khế, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ).
Ngày 15/8/2019, tại Cần Thơ, Ban tổ chức triển lãm AQUACULTURE VIET NAM 2019 tổ chức họp báo.
Bên cạnh đó, trong 3 ngày triển lãm (từ 16 – 18/10/ 2019) sẽ diễn ra các cuộc Hội nghị Quốc tế Chuyên ngành Thủy sản Việt Nam 2019 với các diễn giả là chuyên gia trong nước và quốc tế để trao đổi, thảo luận về những chủ đề được ngành thủy sản Thủy sản Việt Nam cũng như thế giới quan tâm: chất lượng con giống, dịch bệnh, áp dụng KHKT trong nuôi trồng thủy sản, chế biến xuất khẩu, thị trường, dịch vụ và phát triển bền vững. Hội nghị năm nay với chủ đề chính “Tiềm năng của ngành nuôi trồng Thủy sản Việt Nam – Cơ hội cho các nhà đầu tư” được phối hợp bởi các đơn vị trong nước (VINAFIS, ICAFIS).
Đối với doanh nghiệp, đây là cơ hội quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm dịch vụ đến với ngành thủy sản của cả nước, đặc biệt là 13 tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Đối với người nông dân, người nuôi trồng thủy sản thì đây là cơ hội tốt để cập nhật kiến thức kỹ thuật, thông tin thị trường, tìm kiếm những sản phẩm dịch vụ, công nghệ tốt nhất để phục vụ sản xuất. UBM ước tính có khoảng hơn 6.000 khách tham dự tại triển lãm năm nay từ các trang trại nuôi trồng thủy sản đến những công ty, đại lý trong ngành. Ngoài ra, UBM đã có quá trình làm việc chặt chẽ cùng Sở Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông từ 13 tỉnh thành tại khu vực sông Mekong cho chương trình mời khách tham theo đoàn từ các trang trại cùng sự hỗ trợ phương tiện đi lại, chúng tôi tự tin sẽ mang lại khách tham dự chất lượng cho triển lãm lần này.
Theo bà Rose Chitanuwat – Giám đốc Chuỗi dự án Tập đoàn UBM Asia: Aquaculture Vietnam 2019 sẽ mang đến một chuỗi giá trị thủy sản toàn diện từ thức ăn, dinh dưỡng, dịch bệnh, con giống chế biến, thị trường dịch vụ, an toàn thực phẩm và nuôi trồng thủy sản bền vững.
“Triển lãm Aquaculture Vietnam 2019 mong muốn góp phần giúp ngành Thủy sản Việt Nam đạt được, thậm chí vượt qua những mục tiêu trên thông qua việc hợp tác với các cơ quan chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, các doanh nghiệp và học viện để quảng bá các kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến, thân thiện với môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng vẫn có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng. Chúng tôi nhận thấy Cần Thơ là một trong những khu vực trọng điểm về nuôi trồng và chế biến thủy sản tại Việt Nam vì vậy thành phố này rất phù hợp để tổ chức sự kiện Aquaculture Vietnam. Thay vì các đơn vị, doanh nghiệp, người nuôi trồng thủy sản phải mất công đi xa để tìm hiểu, học hỏi thì chúng tôi mang đến đây những công nghệ, dịch vụ tốt nhất cho ngành thủy sản”, bà Rose Chitanuwat nhấn mạnh.
Ban tổ chức và đại biểu tham gia chụp ảnh lưu niệm tại họp báo
Triển lãm Aquaculture Vietnam được tổ chức bởi tập đoàn UBM. Vào tháng 6/2018 Tập đoàn UBM và Informa PLC đã kết hợp và trở thành đơn vị tổ chức triển lãm và các sự kiện B2B lớn nhất thế giới .Informa Markets tạo ra diễn đàn cho tất cả các chuyên gia từ tất cả các ngành công nghiệp ở các thị trường khác nhau có thể gặp gỡ, giao dịch, cập nhật thông tin, tìm kiếm ý tưởng và phát triển. Thông qua hơn 550 các thương hiệu B2B quốc tế khác nhau, chúng tôi mang đến cơ hội để tham gia, trải nghiệm và kinh doanh thông qua việc gặp gỡ trực tiếp tại các triển lãm, nội dung kỹ thuật số chuyên nghiệp hoặc các giải pháp dữ liệu.
PV
Triển lãm và Hội nghị quốc tế chuyên ngành Thủy sản – AQUACULTURE VIETNAM 2019 – sẽ mở cửa miễn phí cho tất cả các cá nhân, đơn vị trong ngành thủy sản.
Mọi chi tiết về chương trình, vui lòng liên hệ: Ms Nguyễn Phương Thảo (Sophie)
Điện thoại: 028.3622 2588
Di động: 098 810 7703
Email: [email protected]
Hoặc truy cập website: www.aquaculturevn.com
- triển lãm thủy sản li>
- Aquaculture Việt Nam li> ul>
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- An Giang: Nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn, lợi nhuận tăng 29%
- Vietstock sẽ trở lại vào tháng 10 năm 2025
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
Tin mới nhất
T2,18/11/2024
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- An Giang: Nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn, lợi nhuận tăng 29%
- Vietstock sẽ trở lại vào tháng 10 năm 2025
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất